Vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh là hình thức hỗ trợ vay vốn không cần thế chấp tài sản dành cho các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tư nhân có giấy phép đăng ký kinh doanh đã được hợp thức hóa.
Nhiều doanh nghiệp sau khi cấp phép kinh doanh nhưng chưa có đủ tiền để mở công ty, cửa hàng…Chính vì vậy, người chủ sẽ chủ động tìm đến các đơn vị cho vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh để giải quyết nhu cầu vốn của công ty cũng như thực hiện những dự định bản thân…
Những ưu điểm nổi bật của hình thức vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh
Vay tín chấp bằng giấy phép đăng ký kinh doanh hay còn gọi là vay tín chấp doanh nghiệp hiện đang rất thu hút khách hàng vì đây là hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo, lãi suất đa dạng, thủ tục đơn giản, có hỗ trợ vay vốn cho các hộ kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp nhỏ….Tuy nhiên, bất kỳ hình thức cho vay nào luôn có những ưu và nhược điểm nhất định, cụ thể:
Ưu điểm:
- Không cần tài sản đảm bảo
- Điều kiện vay ưu đãi, thủ tục đơn giản.
- Hạn mức vay không tài sản lên đến 200 triệu
- Hình thức thanh toán linh hoạt, hỗ trợ trả góp từ 6-36 tháng (theo yêu cầu khách hàng)
- Giải ngân nhanh chóng (thường 1-2 ngày làm việc)
- Hỗ trợ kể cả những tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ khi có nhu cầu cần vay vốn.
- Khách hàng được bảo mật thông tin và được giải quyết khi muốn thanh toán hồ sơ sớm hơn hợp đồng cho vay.
- Lãi suất tương đối thấp với nhiều hình thức cho vay khác trên thị trường.
Nhược điểm:
- So với hình thức vay có tài sản đảm bảo thì lãi suất của vay tín chấp thường cao hơn.
- Với những nhu cầu vốn quá lớn thì hình thức cho vay này chưa hợp lý.
Với những ưu điểm nổi bật so với nhiều hình thức vay khác, đây thật sự là một phương án giải quyết nguồn vốn được nhiều cá nhân tin tưởng nhằm mở rộng hoặc duy trì hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp nào có thể vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh
Khách hàng khi muốn vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh, cần đảm bảo các thông tin cần thiết sau:
- Khách hàng ở trong độ tuổi lao động và có khả năng tạo ra tài sản (từ 21-55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam)
- Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh còn hiệu lực và chủ doanh nghiệp là công dân Việt Nam.
- Cá nhân và tổ chức vay vốn là chủ doanh nghiệp, hộ gia đình tự kinh doanh, cá nhân có sở hữu giấy phép kinh doanh…không phân biệt ngành nghề miễn là hợp pháp
- Doanh nghiệp không có nợ xấu, vay quá 2 tổ chức tín dụng trở lên và dư nợ quá cao trong các ngân hàng đã vay.
- Hạn mức cho vay sẽ dao động tùy thuộc vào thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Lãi suất vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh như thế nào?
Mỗi ngân hàng sẽ có lãi suất cho vay tín chấp khác nhau. Vì vậy, để biết chính xác lãi suất cho vay, khách hàng nên tìm đến các ngân hàng để được hỗ trợ tư vấn theo nhu cầu và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đây là hình thức không có tài sản để đảm bảo khoản vay nên lãi suất thường cao hơn so với vay thế chấp.
Thủ tục và hồ sơ vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh gồm những gì?
Để vay được tín chấp bằng giấy phép kinh doanh, khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau để quá trình xét duyệt được diễn ra nhanh chóng và thu ngắn thời gian giải ngân nhất có thể:
- Bản sao CMND, căn cước công dân
- Bản sao hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi ở như sổ tạm trú hay xác nhận tạm trú của công an phường.
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
- Ảnh thẻ cỡ 3*4
Đây là hình thức vay vốn không có quá nhiều thủ tục nên cơ hội hồ sơ hợp lệ và nhận được số tiền như mong muốn cũng vì thế mà đơn giản hơn rất nhiều. Hãy tìm đến các thông tin hỗ trợ từ phía ngân hàng để tiến hành nhanh nhất có thể.
Quy trình vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh như thế nào?
Mỗi ngân hàng đều có mức lãi suất và yêu cầu về thủ tục cho vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh khác nhau, tuy nhiên, quy trình cho vay thì luôn cố định và áp dụng cho mọi ngân hàng, cụ thể:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp
Sau khi làm rõ mục đích vay tín chấp và hình thức vay bằng giấy phép kinh doanh, nhân viên tín dụng sẽ giúp khách hàng làm hồ sơ sao cho phù hợp nhất.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dựa trên một số khía cạnh như sau:
- Khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận thu vào trong những tháng gần nhất
- Nơi cư trú: Thông thường, những hồ sơ ở tại nhà cùng bố mẹ hay thường trú cố định sẽ được ưu tiên hơn so với những hồ sơ thường xuyên di chuyển địa điểm cư trú.
- Lịch sử tín dụng: Ngân hàng sẽ kiểm tra về các khoản vay tại các ngân hàng và các tổ chức khác, có lịch sử nợ xấu hay nợ quá hơn hay không…
Bước 3: Phân tích tín dụng.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ các thông tin và hồ sơ đúng quy định, ngân hàng sẽ tiến hành giao cho bộ phận thẩm định tín dụng để phân tích, thu thập thông tin của khách hàng.
Bước 4: Xét duyệt và cho vay
Bộ phận thẩm định sẽ xét duyệt để kiểm tra, xem xét và tái thẩm định khi cần thiết và trình lên các cấp cao có thẩm quyền phê duyệt. Đây là bước quan trọng vì cấp trên sẽ dựa vào hồ sơ và báo cáo thẩm định từ chuyên gia ngân hàng để xem xét việc có cho vay hay không.
Trường hợp khoản vay được phê duyệt, nhân viên tín dụng sẽ thông báo và tiến hành trao đổi với bạn để ký hợp đồng vay tín chấp.
Trường hợp khoản vay không được phê duyệt, nhân viên tín dụng cũng sẽ thông báo và trình bày với bạn về nguyên nhân hồ sơ không được cấp vay vốn.
Bước 5: Ký hợp đồng và giải ngân
Sau khi được phê duyệt khoản cho vay, hợp đồng tín dụng chính là văn bản ký kết những thỏa thuận 2 bên khách hàng và ngân hàng. Phòng kế toán sau đó sẽ có nhiệm vụ giải ngân khoản vay tín chấp tới khách hàng
Sau khi hợp đồng được ký kết, hồ sơ sẽ được mở một tài khoản ngân hàng để nhận tiền khi ngân hàng giải ngân. Sau khi giải ngân xong, nhân viên tín dụng sẽ vẫn kiểm soát bạn đã sử dụng khoản vay có đúng mục đích đăng ký, có dấu hiệu lừa đảo hay chiếm đoạt hay không, nếu có, khoản vay sẽ bị thu hồi bất cứ lúc nào.
Bước 6: Thu hồi nợ và đưa ra phán quyết nợ mới.
Hàng tháng, ngân hàng sẽ thu nợ khi tới kỳ hạn bao gồm một phần khoản vay gốc và số tiền lãi như đã ký trong hợp đồng. Mọi trở ngại trong quá trình thu hồi nợ sẽ được giải quyết theo hợp đồng và theo tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất.
Xem thêm thủ tục và điều kiện vay tín chấp tại ngân hàng khác:
- Vay tín chấp HSBC: điều kiện vay và thủ tục
- Vay tín chấp ngân hàng Đông Á: điều kiện và thủ tục
- Vay tín chấp Standard Chartered: điều kiện và thủ tục
- Vay tín chấp ngân hàng MB: thủ tục và điều kiện vay
- Vay tín chấp ngân hàng FE Credit – giải mã những thông tin
- Vay tín chấp ngân hàng Sacombank và thủ tục cần biết
- Vay tín chấp ngân hàng Home Credit và những thông tin cần biết
- Vay tín chấp ngân hàng Maritime Bank và những điều bạn phải biết
- Vay tín chấp ngân hàng Agribank: thủ tục và điều kiện vay
- Vay tín chấp ngân hàng ACB và những điều cần biết
Vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh là hình thức vay vốn được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng vì thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh và đặc biệt là không cần tài sản thế chấp. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu về một khoản tiền vừa phải trong thời gian gấp rút thì có thể tham khảo cách thức vay vốn rất hợp lý này do VNCB nhé.