Làm căn cước công dân ở đâu? Thủ tục như thế nào

Published:

Hiện nay, thẻ căn cước công dân đã được cấp tại 16 tỉnh/ thành phố và đến năm 2020 sẽ triển khai làm thẻ căn cước trên toàn quốc. Trình tự, hồ sơ cần chuẩn bị, làm căn cước công dân ở đâu theo quy định mới nhất năm 2019 sẽ được cập nhật trong bài viết sau đây.

Thẻ căn cước công dân là loại thẻ thể hiện các thông tin cơ bản của một người về lai lịch, đặc điểm nhận dạng. Đây là loại thẻ rất quan trọng của một công dân Việt Nam có giá trị như một loại giấy tờ tùy thân. Hiện nay, việc làm thẻ căn cước công dân ở Việt Nam chưa bắt buộc nhưng sử dụng thẻ căn cước công dân sẽ có nhiều tiện lợi hơn so với chứng minh thư nhân dân.

Điều kiện làm căn cước công dân

  • Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên (khoản 1 điều 19 Luật Căn cước công dân 2014).
  • Có đăng ký hộ khẩu thường trú tại những tình thành được triển khai sử dụng Căn cước công dân.

Ngoài ra, những công dân có Chứng minh thư nhân dân (9 số và 12 số) vẫn còn giá trị sử dụng cũng sẽ được đổi sang Căn cước công dân nếu có nhu cầu hoặc thuộc diện Chứng minh thư nhân dân hết hạn sử dụng.

Thời hạn thẻ căn cước công dân là bao lâu?

Theo quy định, căn cước công dân phải được đổi mới khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Nhưng theo tình hình thực tế thì thời hạn của thẻ căn cước công dân sẽ được thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào từng đối tượng.

Xem thêm:  Ký Quỹ Forex Là Gì? Những Khái Niệm Liên Quan Bạn Nên Biết

Hồ sơ làm căn cước công dân cần những gì?

Cấp chuyển từ chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân

  • Sổ hộ khẩu (bản gốc)
  • Tờ khai làm thẻ căn cước công dân (có thể điền thông tin tại nhà theo mẫu CC01 hoặc đến cơ quan công an để nhận tờ khai thông tin)
  • Chứng minh thư cũ. Nếu bạn bị mất chứng minh thư nhân dân thì cần xin xác nhận của công an phường cư trú.

Hồ sơ làm căn cước công dân cần những gì?

Cấp mới lần đầu cho đối tượng trên 14 tuổi

  • Sổ hộ khẩu (bản gốc)
  • Tờ khai thông tin làm thẻ căn cước công dân (có thể điền thông tin tại nhà theo mẫu CC01 hoặc đến cơ quan công an để nhận tờ khai thông tin)

Cấp đổi dành cho các trường hợp:

Những công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi thuộc đối tượng bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân.

  • Thẻ cũ bị hư hỏng không còn sử dụng được nữa
  • Đối tượng cần thay đổi thông tin như họ, chữ đệm, tên, giới tính, quê quán, đặc điểm nhận dạng,…
  • Thông tin trên thẻ căn cước công dân có sai sót về thông tin
  • Khi công dân có nhu cầu muốn được cấp đổi

Với trường hợp này, công dân cần chuẩn bị hồ sơ:

  • Sổ hộ khẩu (bản gốc)
  • Tờ khai thông tin làm thẻ căn cước công dân (có thể điền thông tin tại nhà theo mẫu CC01 hoặc đến cơ quan công an để nhận tờ khai thông tin)
  • Thẻ căn cước công dân cũ

Cấp lại căn cước công dân

Những trường hợp được cấp lại căn cước công dân là:

  • Bị mất căn cước công dân
  • Đối tượng được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định
Xem thêm:  Đổi 1000 euro to VND chính xác nhất với tỷ giá hiện nay

trường hợp Cấp lại căn cước công dân

Vậy, họ cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • Hộ khẩu (bản gốc)
  • Tờ khai thông tin làm thẻ căn cước công dân (có thể điền thông tin tại nhà theo mẫu CC01 hoặc đến cơ quan công an để nhận tờ khai thông tin)

Làm căn cước công dân ở đâu?

Theo quy định của Điều 26 Luật Căn cước công dân thì bạn có thể lựa chọn một trong các địa điểm sau để làm Căn cước công dân cho mình:

  • Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ công an
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Công an huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính trung ương
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền làm thủ tục cấp căn cước công dân tại xã/ phường/ thị trấn, cơ quan/ đơn vị/ nhà ở của công dân trong trường hợp cần thiết

Quy trình làm thẻ căn cước công dân

Theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định một số điều về Luật căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân tại Khoản 1 Điều 12 thì trình tự và thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

Bước 1: Mang theo Sổ hộ khẩu đến địa điểm đăng ký thẻ Căn cước công dân. Điền thông tin vào tờ khai căn cước công dân. Bạn cần lưu ý điền thông tin vào từng mục một cách chính xác, rõ ràng và kiểm tra thông tin kỹ để tránh sai sót.

Xem thêm:  Cách Kiểm Tra Tiền Trong Tài Khoản (Số Dư Thẻ ATM) Nhanh Nhất!

Quy trình làm thẻ căn cước công dân

Bước 2: Sau khi đã điền thông tin, bạn nộp lại tờ khai cho công an để họ kiểm tra, đối chiếu thông tin với sổ hộ khẩu và phần mềm quản lý công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên máy tính.

Bước 3: Cán bộ công an sẽ tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, ghi lại các đặc điểm nhận dạng (ví dụ: sẹo, nốt ruồi,…), kiểm tra phiếu thu nhận thông tin rồi ký tên xác nhận.

Bước 4: Bạn sẽ được nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân và làm thủ tục lưu hồ sơ theo quy định. Thời gian trả thẻ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trù các ngày lễ, tết) tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Hoặc bạn có thể đăng ký dịch vụ chuyển phát qua bưu điện để tránh mất thời gian đi lấy thẻ tại cơ quan công an.

Như vậy qua chia sẻ của VNCB, để có được thẻ căn cước công dân không hề khó và tốn nhiều thời gian của bạn đúng không nào. Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng và tiện lợi cho công dân hơn là sử dụng chứng minh thư. Nếu bạn vẫn đang sử dụng chứng minh thư thì còn chờ gì nữa mà không đến cơ quan có thẩm quyền để đổi thẻ căn cước công dân cho mình.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT