DTI là một chỉ số thường xuyên được nhắc tới khi bạn muốn đi vay tiền mặt tại ngân hàng. Nhưng DTI cụ thể mang ý nghĩa gì? Bạn hãy điểm qua nội dung từ bài viết dưới đây của VNCB nhé!
Trong cuộc sống thường ngày, không tránh khỏi có những lúc bạn cần vay vốn từ ngân hàng. Không chỉ dừng lại ở việc quan tâm tới số tiền cần để vay, mặt khác bạn cũng cần chú trọng đến các chỉ số “lạ mắt lạ tai” nếu như bạn không phải là người am hiểu về tài chính, ngân hàng, mà bạn sẽ phải đối mặt khi được tư vấn tại ngân hàng.
Vậy thì, vấn đề đầu tiên và cơ bản bạn cần phải biết, DTI là gì, cách tính ra sao và DTI tại sao được sử dụng đến khi bạn có nhu cầu vay vốn?
DTI – Chỉ số biểu thị khả năng vay vốn
Khi có nhu cầu vay tiền mặt, các nhân viên tư vấn sẽ nhắc đến cụm từ DTI với khách hàng của mình. Một cách dễ hiểu, DTI có thể biểu thị về khả năng được vay vốn dành cho từng đối tượng khách hàng.
Được viết tắt từ cụm tiếng Anh Debt To Income Ratio, DTI thể hiện rõ sự liên hệ giữa tổng thu nhập của khách hàng và tổng số tiền trả nợ khi cần vay. Để tính toán chính xác chỉ số DTI của từng khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện phép tính như sau:
DTI = Tổng số tiền nợ hàng tháng / Tổng thu nhập hành tháng trước thuế
Bạn có thể hiểu cụ thể, qua hai lưu ý dưới đây:
- Tổng số tiền nợ hàng tháng là bao gồm chi phí các khoản vay tiêu dùng, mua ô tô, mua nhà…
- Chỉ số này không thống kê những chi phí cá nhân của khách hàng đi vay như đi lại, ăn ở…
Ví dụ như vợ chồng bạn có thu nhập hàng tháng trước thuế tổng được 60.000.000đ. Và bạn cần chi trả các loại hóa đơn: thẻ tín dụng 3.000.000đ, tiền vay mua xe hơi 6.000.000đ, bây giờ hai vợ chồng cần vay vốn thêm tiền mua nhà với khoản nợ trả hàng tháng là 14.000.000đ đã bao gồm tiền gốc, bảo hiểm, thuế và lãi.
Như vậy, chỉ số DTI của vợ chồng bạn = (3.000.000 + 6.000.000 + 14.000.000)/ 60.000.000đ = 0,383 tương đương khoảng 38%
Thông thường, nếu tỉ lệ DTI dưới 38% thì hầu như các tổ chức tài chính, ngân hàng đều sẽ đồng ý khoản vay mà bạn yêu cầu. Trong một vài trường hợp khác, các tổ chức này vẫn chập nhận DTI ở mức cao hơn miễn sao khách hàng có lịch sử tín dụng tốt hay có nguồn vốn đối ứng cao nhưng DTI không vượt quá 43%.
Ý nghĩa quan trọng từ chỉ số DTI
Nếu bạn sở hữu tỉ lệ DTI càng thấp, thì điều này chứng tỏ bạn có khả năng tài chính cao và giảm mức độ rủi ro khi vay vốn. Từ mức DTI, ngân hàng sẽ dựa vào đó cân nhắc xem có nên cho bạn vay tiền hay không.
Chỉ số DTI nằm trong vùng an toàn thì khả năng cao bạn sẽ được ngân hàng cho vay vốn, ngược lại khi tỉ lệ này quá cao đồng nghĩa với việc rủi ro vay vốn của bạn cũng cao, ngân hàng sẽ cân nhắc và từ chối hồ sơ vay vốn của bạn.
Chính từ ý nghĩa trên, có thể thấy được rằng DTI là một chỉ số cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ngân hàng nào cũng lưu ý hàng đầu có nên hay không nên cho khách hàng vay vốn, từ đó giảm theo các rủi ro, nợ xấu cho phía ngân hàng hay các tổ chức tài chính.
Bên cạnh đó, với sự hiểu biết về chỉ số DTI, chính bản thân bạn sẽ có sự cân nhắc hợp lý rằng với tổng thu nhập hiện tại, bên cạnh các khoản vay nợ hiện có rằng bạn có thể tiếp tục vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính khách hay không. Trong trường hợp chưa đáp ứng, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh việc làm liều vay từ các quỹ đen không rõ nguồn gốc mang lại các tiềm ẩn rủi ro cao.
Từ những thông tin trên, VNCB hy vọng đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về chỉ số DTI, giúp bạn hiểu rõ và vay vốn hiệu quả, an toàn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, cải thiện cuộc sống cá nhân mà bạn đang hướng tới.
Xem thêm các bài viết: