Đầu Tư Công Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò Và Phân Loại Đầu Tư Công

Published:

Bạn có biết rằng, bên cạnh các hoạt động đầu tư tư nhân thì đầu tư công cũng thuộc vào một trong những hoạt động quan trọng của nền kinh tế hay không. Nó góp phần hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế cũng như định hướng, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Ngoài ra đầu tư công còn mang đến nhiều vai trò khác nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ đầu tư công là gì? Thắc mắc này sẽ được VNCB giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Đầu tư công là gì?

Khái niệm đầu tư công là gì đã được quy định chính xác trong khoản 15, Điều 4 của Luật Đầu tư công năm 2019 như sau: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này”.

Như vậy có thể khẳng định được rằng đầu tư công chính là hoạt động đầu tư thuộc quyền của Nhà nước, dùng ngân sách Nhà nước để tiến hành thiết kế và xây dựng các dự án kết cấu cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, các chương trình và dự án phục vụ sự phát triển của toàn xã hội.

Đầu tư công là gì?

Phân loại dự án đầu tư công

Căn cứ theo điều 6 của Luật Đầu tư công 2019 cũng đã quy định cũng như phân loại chi tiết dự án đầu tư công cụ thể như sau:

  1. Căn cứ theo tính chất, dự án đầu tư công
  2. a) Dự án có cấu phần xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả việc mua tài sản và mua trang thiết bị của dự án
  3. b) Dự án không có cấu phần xây dựng: Dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị máy móc khác không quy định tại điểm a của khoản này
  4. Căn cứ theo quy mô và mức độ quan trọng

Dự án đầu tư công được phân chia thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo tiêu chí quy định ở điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này.

Bên cạnh những cách phân loại kể trên thì dự án đầu tư công cũng còn được phân loại theo nguồn vốn, mục tiêu hay phạm vi đầu tư,… tùy vào mục đích của chủ thể thực hiện quá trình đầu tư công.

Xem thêm:  Số điện thoại ngân hàng ACB hỗ trợ khách hàng 24/24

Đặc điểm của đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Đầu tư công thực chất là khâu mở của mọi quá trình sản xuất, tái sản xuất nhằm mục đích tạo ra năng lượng sản xuất cho nền kinh tế. Quá trình đầu tư này phải trải qua thời gian lao động dài mới có thể đưa vào để sử dụng. Mặc dù chúng có thời gian hoàn vốn lâu nhưng mục đích chủ yếu là để đáp ứng mục tiêu xã hội. Nguồn vốn đầu tư công lấy từ ngân sách nhà nước để thực hiện nên có tính thống nhất cao.

Toàn bộ quá trình thực hiện các dự án đầu tư công lấy ngân sách nhà nước mà kéo dài thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế, chính trị và gây tổn thất không định lượng được hết. Vì thế nó có thể phát sinh nhiều hơn so với dự toán ban đầu.

Đặc điểm của đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Sản phẩm của đầu tư công là cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi,… Nên trước khi có ý định đầu tư sẽ cần quy hoạch cụ thể. Đặc biệt lúc triển khai hay gặp khó khăn trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng.

Quyền sở hữu đầu tư cộng bị tách rời với quyền sử dụng. Mặc dù nguồn vốn thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng khi sử dụng lại giao cho một tổ chức khác thông qua thành lập chủ đầu từ hay ban quản lý. Qua đó nguồn vốn này hay bị thất thoát nếu như chủ đầu tư, ban quản lý không nâng cao trách nhiệm, trình độ quản lý và Nhà nước không thanh tra, kiểm tra và kiểm soát liên tục.

Vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế – xã hội

Nền kinh tế của nước Việt Nam hiện đang trong định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế quá trình đầu tư công nắm giữ một vai trò cực kỳ to lớn với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Bao gồm:

  • Đầu tư vào cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật chung để tăng trưởng kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi để cho các chủ thể của nền kinh tế đầu tư phát triển
  • Góp phần giảm nhanh khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội thông qua những chương trình hay dự án kinh tế ở vùng sâu vùng xa. Qua đó hỗ trợ cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
  • Đảm bảo ổn định và tăng cường cho quốc phòng an ninh của quốc gia. Đây chính là cơ sở quan trọng để góp phần bảo vệ tổ quốc và giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc
Vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế – xã hội

Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư công

Cũng căn cứ theo Luật Đầu tư công 2019 thì nguyên tắc quản lý dự án đầu tư công sẽ được quy định cụ thể như sau:

  • Tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công
  • Phù hợp với chiến lược phát triển của nền kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của quốc gia cũng như quy hoạch liên quan theo quy định của Pháp luật
  • Với cơ quan quản lý thì phải thực hiện đúng và đủ trách nhiệm, quyền hạn của mình liên quan đến việc quản lý cũng như sử dụng vốn đầu tư công
  • Luôn đảm bảo được tính công khai và minh bạch trong mọi khâu hoạt động
  • Việc quản lý vốn đầu tư công cần dựa theo đúng quy định của từng nguồn vốn. Đồng thời đảm bảo đầu tư tập trung, chất lượng, đồng bộ, hiệu quả và tiết kiệm
Xem thêm:  MoneyCat - app vay tiền online nhanh chóng

Xem thêm: quyết toán thuế là gì

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư công

Hoạt động đầu tư công thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau. Cụ thể:

  • Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nước: Muốn thực hiện đầu tư công có hiệu quả nhất thì năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước là yếu tố then chốt mang tính quyết định rất cao. Theo đó cơ quan này phải biết phối hợp chặt chẽ cũng như đảm bảo nguồn nhân lực đầy đủ cả về số lượng và chất lượng
  • Nguồn kinh phí: Trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động đầu tư công nào thì các bên liên quan cũng cần đảm bảo đáp ứng đủ kinh phí rõ ràng, chặt chẽ nhằm mục đích cân bằng ngân sách cho Nhà nước
  • Pháp lý: Hệ thống pháp lý phải được hoàn thiện chặt chẽ để tạo ra được sự rõ ràng, đầy đủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình đầu tư công diễn ra thuận lợi
  • Bối cảnh từ thực tế: Bên cạnh một số yếu tố như lịch sử, chính trị, công nghệ, trình độ dân trí,… thì hoạt động đầu tư công còn bị ảnh hưởng bởi những rủi ro từ thiên tai và kinh tế thế giới. Do đó cần phải tính toán, lường trước rủi ro để giảm thiệt hại tối đa có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư công

Các hành vi bị cấm ở trong đầu tư công

Các hành vị bị cấm ở trong đầu tư công cũng được quy định rõ ràng ở trong điều 16 của Luật Đầu tư công năm 2019. Cụ thể bao gồm:

  • Chủ trương, quyết định đầu tư không phù hợp với chiến lược, kế hoạch, quy hoạch; không xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục theo quy định pháp luật
  • Quyết định đầu tư dự án khi chưa được cấp thẩm quyền quyết định, không đúng với nội dung về mục tiêu, quy mô, phạm vi và vượt quá tổng số vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp thẩm quyền trước đó
  • Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt, vụ lợi và tham nhũng trong quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
  • Chủ đầu tư, chủ chương trình thông đồng với tổ chức tư vấn khiến cho dự án bị thất thoát gây lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước và tài nguyên quốc gia; làm tổn hại và xâm phạm lợi ích công dân và cộng đồng
  • Đưa, nhận hoặc môi giới hối lộ
  • Yêu cầu các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi mà dự án hay chương trình chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt dự án hay gây nợ đọng xây dựng cơ bản
  • Dùng vốn đầu tư công sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, không đúng đối tượng và định mức theo quy định của Pháp luật
  • Làm sai lệch, làm giả hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư hay triển khai thực hiện dự án
  • Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin sai, không khách quan, không trung thực gây ảnh hưởng đến quá trình thẩm định, triển khai, theo dõi, đánh giá dự án
  • Cố ý lừa dối, che giấu hay lưu giữ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến dự án công không đầy đủ
  • Cản trở phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quá trình đầu tư công
Xem thêm:  Cách Tra Cứu Mã Giao Dịch Vietcombank Nhanh Nhất 2023
Các hành vi bị cấm ở trong đầu tư công

Cập nhật các mã cổ phiếu đầu tư công tại Việt Nam hiện nay

Cổ phiếu đầu tư công sẽ hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư của Nhà nước vào những công trình hay dự án khác nhau. Hiện nay nhóm cổ phiếu đầu tư công tương đối rộng lớn nhưng mà chủ yếu vẫn thuộc cổ phiếu bất động sản, vật liệu xây dựng, thi công công trình,…

STT Doanh nghiệp Sàn
1 C47 CTCP Xây dựng 47 HSX
2 C4G CTCP Tập đoàn CIENCO4 UPCOM
3 CII CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh HSX
4 CTD CTCP Xây dựng COTECCONS HSX
5 CTI CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO HSX
6 CTR Tổng CTCP Công trình Viettel HSX
7 DPG CTCP Tập đoàn Đạt Phương HSX
8 FCN CTCP FECON HSX
9 HBC CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình HSX
10 HHV CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả HSX
11 HUB CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế HSX
12 HUT CTCP Tasco HNX
13 HTN CTCP Hưng Thịnh Incons HSX
14 LCG CTCP Licogi 16 HSX
15 VCG Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam HSX

Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan đến hoạt động đầu tư công mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn đọc tham khảo. Bên cạnh việc hiểu được đầu tư công là gì thì mọi người cũng có cái nhìn đúng đắn nhất và nhận thức rõ vai trò to lớn của Nhà nước trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư công. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Mọi thắc mắc cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với VNCB nhé!

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT