Quyết Toán Thuế Là Gì? Một Số Lưu Ý Khi Quyết Toán Thuế

Published:

Quyết toán thuế thuộc một trong những giai đoạn cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Với những kế toán chuyên nghiệp thì việc hiểu rõ khái niệm cùng đặc điểm và cách thức thực hiện quyết toán thuế là điều cần thiết nên làm. Vậy bạn đã biết quyết toán thuế là gì hay chưa? Nếu chưa thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng với VNCB đi tìm hiểu chi tiết nhé!

Quyết toán thuế là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm quyết toán thuế thì ta cần hiểu rõ quyết toán là gì? Cụ thể với các doanh nghiệp thì quyết toán là quá trình tập hợp, thống kê, kiểm tra tất cả các số liệu liên quan đến giá trị, khối lượng một cách hợp lệ về công việc tại doanh nghiệp. Do đó, quyết toán chính là xác định lại số liệu kế toán trong suốt kỳ kinh doanh hay trong giai đoạn nhất định nào có của một đơn vị.

Còn quyết toán thuế vào quá trình xác định con số cụ thể và chính xác liên quan đến khoản thuế doanh nghiệp cần phải đóng. Đây là công việc mà mọi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh doanh đều phải thực hiện. Hơn nữa quyết toán thuế còn là hoạt động xác minh lại số thuế phải nộp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân.

Quyết toán thuế là gì?

Đối tượng cần quyết toán thuế

Căn cứ theo quy định của Pháp luật thì những đối tượng sau đây sẽ cần phải thực hiện quyết toán thuế:

  • Cá nhân: Thực hiện quyết toán thuế từ khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính theo tiền công, tiền lương. Các cá nhân này sẽ bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
  • Các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập là tiền công, tiền lương của người lao động đã được chi trả và quyết toán cả phần thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

Căn cứ theo điểm d của khoản 6, điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng đã quy định rõ ràng một số điều của luật quản lý thuế nếu như tổ chức chi trả thu nhập bị hợp nhất, chia tách, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu hay giải thể, phá sản thì cũng phải quyết toán thuế cho cơ quan thuế đi kèm các chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động trong 45 ngày kể từ thời điểm bị hợp nhất, chia tách, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu hay giải thể, phá sản.

Xem thêm:  Mobile Banking là gì? Lưu ý quan trọng khi sử dụng dịch vụ này

Thêm nữa, các cá nhân hoàn toàn có thể ủy quyền cho doanh nghiệp, tổ chức chi trả tiền thực hiện quyết toán thay cho mình nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Ở thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà cá nhân đó đang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức chỉ có đúng 1 nguồn thu nhập chính là tiền lương và có hợp đồng từ 3 tháng trở lên
  • Cá nhân điều chuyển công tác từ tổ chức cũ sang mới của doanh nghiệp, hoàn toàn không phát sinh thu nhập từ nơi khác thì sẽ được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân ở tổ chức mới

Phân loại quyết toán thuế

Dựa theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động quyết toán thuế sẽ gồm có quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế giá trị gia tăng. Cụ thể:

Phân loại quyết toán thuế

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là quá trình kê khai tổng số thuê phải nộp cho cơ quan thuế. Gồm có khai quyết toán thuế năm, khai trong khi doanh nghiệp hợp nhất, giải thể, chuyển đổi sở hữu để cơ quan thuế có đủ dữ liệu đưa ra quyết định quyết toán cho doanh nghiệp với mục đích truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thời hạn để nộp hồ sơ quyết toán thuế mỗi năm chậm nhất là 90 ngày tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính. Bên cạnh đó, với doanh nghiệp thuộc trường hợp hợp nhất, giải thể, chuyển đổi sở hữu thì thời hạn chậm nhất là 45 ngày tính từ khi thay đổi.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Đối với các cá nhân mà có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau thuộc thu nhập phải chịu thuế sẽ cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Hoạt động này có thể được làm bởi cá nhân hay tổ chức ở nơi cá nhân đó đang làm việc trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chậm nhất là 30/03 dương lịch.

Quyết toán thuế giá trị gia tăng

Những doanh nghiệp kinh doanh trừ các hộ gia đình vừa và nhỏ đều cần thực hiện quyết toán thuế giá trị gia tăng định kỳ cho cơ quan thuế. Thuế này được quyết toán theo năm dương lịch và nộp chậm nhất là không quá 60 ngày kể từ 31/12 của năm quyết toán.

Nguyên tắc trong hoạt động quyết toán thuế của doanh nghiệp

Quá trình quyết toán thuế cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể gồm:

  • Đầu tiên, việc kê khai quyết toán thuế của doanh nghiệp sẽ cần căn cứ theo số liệu báo cáo tài chính mà kế toán thống kê. Nếu gặp bất kỳ sai sót nào cũng gây bất lợi ít nhiều cho doanh nghiệp
  • Thứ hai, người nộp thuế cần thực hiện kê khai quyết toán thuế đầy đủ theo mẫu quy định và đồng thời tự chịu toàn bộ mọi trách nhiệm liên quan đến tính trung thực và chính xác của số liệu. Hơn nữa việc kê khai này cần đảm bảo phản ánh đúng nghĩa vụ thuế dựa trên cơ sở là sổ sách kế toán của người nộp thuế
  • Thứ ba, quá trình quyết toán thuế của doanh nghiệp phải liên quan chặt chẽ đến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hay các quy định về kê khai, nộp thuế và quyết toán dựa theo Luật Quản lý thuế cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
Xem thêm:  Bảo Hiểm PTI Là Gì? Những Sản Phẩm Mà Bảo Hiểm PTI Cung Cấp
Nguyên tắc trong hoạt động quyết toán thuế của doanh nghiệp

Những giấy tờ cần có khi quyết toán thuế

Khi bước vào mỗi một kỳ quyết toán thuế thì doanh nghiệp phải kê khai cũng như nộp đủ thuế cho cơ quan thuế. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể ủy quyền cho những đơn vị cung cấp dịch vụ quyết toán thuế để hỗ trợ hay tự nộp. Dưới đây sẽ là chi tiết một số chứng từ kế toán cần thiết phải có khi quyết toán thuế.

  • Tờ giấy khai thuế GTGT nộp hàng tháng
  • Các chứng từ, hóa đơn mua vào – bán ra đi kèm những tờ khai đã nộp
  • Các giấy tờ nộp thu tiền
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 05/KK
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN
  • Sổ cái các tài khoản dựa theo bảng cân đối số phát sinh
  • Sổ chi tiết những tài khoản có liên quan
  • Biên bản đối chiếu phần công nợ hàng năm
  • Bảng trích khấu hao tài sản cố định và bảng phân bố CCD
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu

Tham khảo thêm: tài sản cố định là gì

Nội dung của công việc quyết toán thuế

Nói chung là tùy vào loại thuế mà doanh nghiệp quyết toán sẽ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như đã trình bày ở trên để nộp cho cơ quan thuế. Dựa theo điều 44 của Luật số 38/2019/QH14 liên quan đến quản lý thuế thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế sẽ được quy định rõ ràng như sau:

Thuế khai theo tháng, quý

  • Chậm nhất là vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp tháng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế áp dụng với trường hợp khai – nộp theo tháng
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế với trường hợp khai – nộp theo quý

Thuế khai theo năm

  • Chậm nhất là ngày cuối cùng tháng thứ 3 tính thứ ngày kết thúc năm dương lịch hay năm tài chính với hồ sơ quyết toán thuế năm
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng tháng thứ 4 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân quyết toán thuế trực tiếp

Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế với những loại thuế khai, nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là khoảng ngày thứ 10 tính từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế.

Xem thêm:  Thủ thuật và cách đổi Bitcoin ra tiền mặt đơn giản, nhanh chóng
Nội dung của công việc quyết toán thuế

Khi nào thì quyết toán thuế?

Cá nhân khi thực hiện việc quyết toán thuế cá nhân từ tiền công, tiền lương khi:

  • Cá nhân cư trú mà có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán nếu như có số thuế phải nộp thêm
  • Cá nhân nộp số thuế thừa và có mong muốn được hoàn hoặc bù trừ vào ký khai thuế tiếp theo
  • Cá nhân cư trú mà có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công đã được giảm thuế mà thuộc các trường hợp hỏa hoạn, thiên tai, bệnh hiểm nghèo theo quy định
  • Cá nhân là người nước ngoài đã chấm dứt hợp đồng lao động ở Việt Nam cần quyết toán thuế trước khi xuất cảnh về nước

Còn các doanh nghiệp, tổ chức quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ không có phụ thuộc vào việc phát sinh khấu trừ hay không phát sinh khấu trừ và theo ủy quyền của những cá nhân có thu nhập từ nguồn lương của doanh nghiệp, tổ chức.

Ngoài ra thì doanh nghiệp cũng không được thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi doanh nghiệp, tổ chức không phát sinh chi trả tiền lương, tiền công hay doanh nghiệp, tổ chức có phát sinh chi trả tiền lương, tiền công nhưng mà không phát sinh khấu trừ thuế.

Một số lưu ý khi kê khai và quyết toán thuế

Để đảm bảo cho suốt quá trình kê khai và quyết toán thuế được thuận tiện, chính xác và không phát sinh bất kỳ sự cố nào thì kế toán cần đảm bảo lưu ý một số điều như sau:

Một số lưu ý khi kê khai và quyết toán thuế
  • Doanh nghiệp phải chuẩn bị đủ hệ thống sổ sách kèm chứng từ kế toán. Hơn nữa trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh đến khi quyết toán thuế thì hệ thống sổ sách, chứng từ phải được in và lưu trữ đầy đủ. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần đảm bảo số liệu liên quan đến tránh đến lúc bị thanh tra mới thấy số liệu không khớp.
  • Lúc thực hiện quyết toán thuế phải rà soát và kiểm tra tất cả chứng từ kế toán. Điều này vừa giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn rõ nét mà còn giúp họ nắm được tất cả nội dung hợp lệ và phần còn thiếu của chứng từ
  • Sử dụng phần mềm kế toán mà có tính năng lập tờ khai thuế tự động để giảm thiểu rủi ro bị sai sót

Thông qua bài viết này thì bạn đã hiểu rõ quyết toán thuế là gì cũng như cần chuẩn bị các giấy tờ ra sao khi tiến hành quyết toán thuế rồi phải không nào? Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với VNCB nhé!

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT