Mạng xã hội đã chiêu dụ bạn tiêu tiền như thế nào?

Published:

Nếu bạn đang lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu, mạng xã hội có lẽ không phải đồng minh của bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 57% người trẻ từ 18–35 tuổi đang tiêu tiền vượt kế hoạch vì bị mạng xã hội chi phối. Nguyên nhân là vì các thủ thuật bán hàng ngày càng chuyên nghiệp, khiến bạn khó vượt qua “cám dỗ” mua sắm.

Vậy làm thế nào để bạn kiểm soát chi tiêu? Cùng VNCB tìm hiểu nhé!

Tiêu tiền chỉ trong một cú chạm

Đôi khi lý do khiến bạn tiêu tiền nhiều hơn trên mạng xã hội đến từ việc người bán hàng đã khéo léo tận dụng chức năng in-app purchases (thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ trực tiếp ngay trong một ứng dụng có sẵn). Vậy là chỉ trong vài giây với những cú chạm đơn giản, bạn đã hoàn thành thanh toán cho những khoản chi tiêu không nằm trong kế hoạch.

Cách đơn giản để bạn kiềm chế những giây phút tiêu tiền ngẫu hứng là lưu lại hình ảnh của món đồ hoặc dịch vụ đang hấp dẫn bạn, kiên nhẫn đợi một thời gian rồi mới xem lại chúng. Có thể sau đó, bạn sẽ không còn yêu thích món đồ này như khi bạn vừa thấy chúng. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của người dùng, những nhận xét của họ về món đồ có thể giúp bạn xác định chính xác bạn có thực sự cần chúng hay không.

Các bài viết được mạng xã hội gợi ý và quảng cáo siêu cá nhân hóa

Mọi hành động của bạn trên mạng, từ bài viết bạn vừa “thả tim”, bộ phim bạn theo dõi, nhà hàng bạn vừa check-in, quá trình học tập của bạn… đều được thị trường trực tuyến lưu trữ và khéo léo tận dụng để chọn lọc những bài viết gợi ý sản phẩm hoặc những mẩu quảng cáo phù hợp nhắm trực tiếp đến bạn.

Xem thêm:  Làm thế nào để sống chất hơn khi bỏ phố về quê?

Để không phung phí tiền lương, bạn cần từng bước ngăn chặn quá trình cá nhân hóa của quảng cáo. Hãy chọn bỏ qua các bài viết gợi ý mua hàng bất cứ khi nào bạn có thể. Bạn khó tránh được tất cả các bài viết đó, nhưng số lượng hình ảnh sản phẩm hay dịch vụ mà bạn xem sẽ giảm đáng kể.

Đối với những mẩu quảng cáo pop-up (thường tự xuất hiện khi bạn đang xem video), hãy nhấn vào logo hình tam giác có chữ “AdChoices” trên đó. Bạn sẽ được dẫn đến một trang web được vận hành bởi tổ chức “Liên minh quảng cáo Kỹ thuật số” (Digital Advertising Alliance) – nơi bạn có thể lựa chọn không cho phép mạng lưới quảng cáo sử dụng những thông tin cá nhân hóa để quảng cáo nhắm vào bạn.

Những hành động nhỏ này tuy không thể chặn hoàn toàn quảng cáo trực tuyến, nhưng vẫn có khả năng giúp ví tiền của bạn tránh được sự tấn công ồ ạt của quảng cáo cá nhân hóa.

Sức ảnh hưởng của người nổi tiếng

Nếu bạn đang “viêm màng túi”, hãy cân nhắc việc hạn chế theo dõi các hoạt động mua sắm mà ngôi sao, thần tượng của bạn cập nhật trên mạng xã hội. Cuộc sống thời thượng và hoàn hảo của ai đó dễ dàng khiến bạn cảm thấy thất vọng về những gì mình đang có.

Bạn đừng quên là cuộc sống của những ngôi sao rất khác chúng ta. Dòng son mới của Tom Ford, chiếc đồng hồ thời thượng, hay bộ sưu tập mới tại Nordstrom mà họ sở hữu có thể được cung cấp miễn phí với mục đích quảng bá thương hiệu. Thậm chí, họ còn thực hiện những chuyến du ngoạn biển đảo trên du thuyền sang trọng để chụp những bức ảnh sản phẩm thật đẹp, sau đó đăng tải trên mạng xã hội để thu hút bạn mua chúng.

Do vậy, nếu bạn dự định mua một món đồ mà ngôi sao bạn yêu thích đang “khuyên dùng” thì hãy cẩn thận suy nghĩ trước khi quyết định nhé.

Xem thêm:  Thương mại là gì? Vai trò của xúc tiến thương mại

>>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao bạn tiết kiệm mãi nhưng không thành công?

Đánh vào tâm lý “sợ bị lãng quên” (FOMO)

Hội chứng sợ bị lãng quên (Fear of missing out – FOMO) đang dần trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Theo một cách nào đó, đa số chúng ta đều muốn bắt kịp người khác. Chúng ta sợ bị bỏ lại hoặc bị phán xét là “quê mùa”, lạc hậu.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các xu hướng nở rộ rất nhanh và trở nên lỗi thời cũng nhanh không kém, đặc biệt là trên mạng xã hội. Vì vậy, thay vì vội vàng sở hữu những món đồ trông có vẻ sành điệu trong mắt đám đông, hãy cân nhắc xem món đồ đó có thực sự phù hợp với nhu cầu và phong cách của chính bạn hay không.

Tính năng tự động cập nhật tin tức từ bạn bè

Nếu không dùng mạng xã hội, bạn có thể chỉ gặp cô bạn nhà giàu năm cấp 3 mỗi lần họp lớp. Thế nhưng, “nhờ” mạng xã hội, giờ đây bạn có thể cập nhật tình hình của cô ấy bất cứ lúc nào trên Instagram. Thực tế, 88% người trẻ 18-35 tuổi thừa nhận rằng mạng xã hội khiến họ so sánh bản thân với người khác nhiều hơn, từ đó mua sắm nhiều hơn.

Hãy cân nhắc việc bỏ theo dõi những người bạn không quen hoặc không thân thiết trên mạng xã hội, đặc biệt là khi họ tạo ảnh hưởng không tốt đến thói quen mua sắm của bạn. Thay vào đó, hãy tương tác một cách có chọn lọc với những người mà bạn thực sự thân thiết để thuật toán của mạng xã hội ưu tiên hiển thị bài viết của họ trên trang chủ của bạn.

Những người bạn bán hàng online

Hẳn ai cũng từng bị dụ dỗ bởi những bài viết mời chào mỹ phẩm, quần áo, tinh dầu… từ bạn bè trên mạng xã hội. Những món đồ bạn mua dưới danh nghĩa tình bạn có thể sẽ khiến ngân sách của bạn thâm hụt nghiêm trong. Ngoài ra, việc mua sắm những vật dụng không cần thiết có thể sẽ khiến bạn phải cắt bỏ các khoản chi tiêu quan trọng hơn trong tháng.

Xem thêm:  5 Cơ hội kiếm tiền trong thời đại công nghệ

Thực tế là Facebook cho phép bạn ngừng theo dõi các bài viết của bạn bè trong khi vẫn duy trì được tình bạn. Những người mà bạn bỏ theo dõi vẫn có thể liên lạc với bạn, nhưng bạn sẽ không phải đọc bài viết từ họ, trừ khi bạn chủ động vào trang cá nhân của họ. Không ít người đã chọn cách này để tinh lọc trang chủ Facebook của mình, tránh biến nó thành một trang quảng cáo khổng lồ.

Trong trường hợp bạn bè nhắn tin mời mua hàng, bạn có thể nói với họ rằng bạn chưa có nhu cầu hoặc đã có món hàng đó rồi. Một lời từ chối nhẹ nhàng vừa có thể bảo vệ ví tiền, vừa có thể duy trì tình bạn.

Nếu bạn cảm thấy mình đang bị các chiêu trò bán hàng lôi cuốn và dụ dỗ quá nhiều, bạn có thể cân nhắc ngừng sử dụng mạng xã hội một thời gian. Các nghiên cứu cho thấy việc lướt mạng xã hội quá nhiều có thể tạo ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Vì vậy, hãy dành khoảng thời gian rảnh rỗi để gặp gỡ bạn bè, người thân. Hoặc bạn có thể đặt ra nguyên tắc chỉ lướt mạng xã hội một tiếng mỗi ngày.

VNCB hy vọng bạn sẽ kiểm soát chi tiêu tốt hơn nhé!

Nguồn: Theo Wise Bread

>>> Xem thêm:

  • Những sai lầm thường gặp trong quản lý tài chính cá nhân

  • 4 chỉ số giúp bạn quản lý tài chính một cách hiệu quả

  • Quản lý chi tiêu hàng tháng không khó như những gì bạn tưởng

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT