Tài Chính Công Là Gì? Nội Dung, Đặc Điểm Và Vai Trò

Published:

Khái niệm tài chính công khá quen thuộc đối với chúng ta nhưng có thể nhiều bạn chưa hiểu rõ tài chính công là gì? Đây là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền mà Nhà nước tiến hành nhằm phục vụ nhu cầu chung của xã hội về y tế, giáo dục…

Tìm hiểu tài chính công là gì?

Tài chính công được hiểu là những hoạt động thu chi sử dụng bằng tiền do Nhà nước thực hiện. Đây là quá trình huy động, sử dụng quỹ công để duy trì bộ máy nhà nước hay đáp ứng nhu cầu chung của xã hội về giáo dục, y tế…

Ngân sách nhà nước giữ vị trí cốt yếu trong tài chính công và nguồn thu của ngân sách đến từ thuế. Việc chi tiêu ngân sách để duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng quan trọng của nhà nước.

Tài chính công là gì?

Đặc điểm, vai trò tài chính công là gì?

Tài chính công ở mọi quốc gia nói chung hay tại Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Đây chính là nguồn tài chính đảm bảo hoạt động nhà nước và hệ thống chính trị. Tài chính công cũng là công cụ hữu ích để nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô. Các đặc điểm nổi bật của tài chính công thể hiện như sau:

Tài chính công thể hiện quyền lực chính trị của nhà nước

Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền đưa ra quyết định đối với tài chính công. Dựa vào quan điểm và mục tích kinh tế xã hội từng thời kỳ để Nhà nước đưa ra quyết định khác nhau.

Xem thêm:  Tổng đài Fe Credit trả góp là gì? Những thông tin cơ bản cần biết

Vì lợi ích chung của công cộng

Tài chính công có mục đích cuối cùng là bảo đảm toàn xã hội đều được tối đa hoá lợi ích.

Đánh giá tương đối hiệu quả từ hoạt động sử dụng tài chính công

Chúng ta không thể đánh giá hiệu quả hoạt động thu chi của Nhà nước. Tuy nhiên, hoàn toàn đánh giá được tương đối nhờ sự thay đổi các chi tiêu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ văn hoá giáo dục,…

Đánh giá tương đối hiệu quả sử dụng tài chính công

Phạm vi hoạt động ở nhiều lĩnh vực

Hoạt động thu chi tài chính công bao trùm trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,… Tài chính công ảnh hưởng phạm vi rộng đến nhiều chủ thể thuộc nền kinh tế. Sự thay đổi về phạm vi và mức độ ảnh hưởng tài chính công phụ thuộc vào từng thời kỳ kinh tế – xã hội mỗi quốc gia.

Nguồn gốc ra đời của tài chính công khi nào?

Nhà nước là tổ chức quyền lực tối cao để duy trì sự lãnh đạo, trật tự, công bằng xã hội. Khi nền kinh tế hàng hóa tiền tệ xuất hiện là lúc tài chính công mới thực sự được phôi thai. Sản xuất hàng hóa tiền tệ gây ra sự phân phối nguồn lực không đồng đều và tài chính công chính là công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết kinh tế – xã hội ổn định.

Nguồn gốc ra đời của tài chính công

Chức năng tài chính công

Chức năng của tài chính công là gì được nhiều người băn khoăn tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến một số chức năng cơ bản như sau:

Chức năng phân bổ

Hiện nay nền kinh tế có 2 loại hàng hóa là hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng. Chức năng phân bổ tài chính công liên quan việc phân bổ nguồn hàng hóa công cộng.

Có nghĩa, chính phủ thực hiện duy trì luật pháp, trật tự, phòng chống tấn công từ nước ngoài, cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục. Khi đó, thực hiện chức năng phân bổ cần có quy mô lớn và phân bổ hiệu quả.

Chức năng ổn định

Theo chu kỳ kinh doanh bình thường thì nền kinh tế sẽ phải trải qua thời kỳ bùng nổ, suy thoái. Giai đoạn này tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế và chức năng bình ổn tài chính công sẽ làm giảm đi biến động kinh doanh này.

Xem thêm:  Các Loại Thẻ ATM Techcombank Cập Nhật Mới Nhất 2024

Chức năng phân phối của tài chính công là gì?

Các quốc gia có sự chênh lệch về thu nhập sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội và   tỷ lệ tội phạm gia tăng. Do vậy, tài chính công có chức năng phân phối như phân bổ thu nhập, của cải nhằm giảm thiểu về bất bình đẳng trong xã hội.

Chức năng phân bổ của tài chính công

Thành phần cơ bản của tài chính công

Nguồn tài chính công chứa các thành phần, hoạt động liên quan đến việc thu ngân sách, chi tiêu hỗ trợ xã hội, chiến lược tài trợ như sau:

  • Thu thuế: Nguồn thu chính như thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế bất động sản, …
  • Ngân sách: Là kế hoạch thể hiện những gì Chính phủ sẽ chi tiêu trong một năm.
  • Các khoản chi tiêu: Các khoản chi của Chính phủ như chương trình xã hội, giáo dục,y tế … Chi tiêu này sẽ ở hình thức phân phối lại thu nhập mang đến lợi ích cho xã hội.
  • Thâm hụt/thặng dư: Khi Chính phủ thu nhiều hơn chi thì doanh thu sẽ đạt được thặng dư. Ngược lại khi Chính phủ chi nhiều hơn thu sẽ gây ra thâm hụt.

Nguyên tắc quản lý tài chính công như thế nào?

Quản lý tài chính công dựa trên nguyên tắc về nguồn thu và các khoản ngân sách chi tiêu như sau:

Nguồn thu của tài chính công

  • Thuế là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách nhà nước. Các sắc thuế cơ bản như thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế bất động sản, …
  • Lệ phí như phí cầu đường, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ, chuyển nhượng tài sản…
  • Các dịch vụ công là một nguồn thu ngân sách đáng kể đến từ trường học, bệnh viện, trung tâm thể thao…
  • Nhà nước cũng có thể huy động nguồn tiền thông qua việc đi vay. Ví dụ như việc phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, công trái… Người dân và doanh nghiệp mua tài sản này sẽ trở thành chủ nợ của Chính phủ và thu về lợi tức nhất định.
  • Các nguồn khác thu từ tổ chức kinh tế, nhận tài trợ, nhận đầu tư, các khoản viện trợ không hoàn lại…
Xem thêm:  Giải Đáp: Điều Kiện Mở Thẻ Tín Dụng Vietcombank Như Thế Nào?

Khoản ngân sách chi tiêu

Chi tiêu công nhằm mục đích mang lại lợi ích cho toàn xã hội với những khoản chi tiêu khác nhau như

  • Khoản chi tiêu để duy trì bộ máy Nhà nước và cung cấp dịch vụ công cộng. Ví dụ khoản lương thưởng cho nhân viên Nhà nước, công tác phí, sự kiện, hội họp,…
  • Chi đầu tư phát triển với mục tiêu thúc đẩy kinh tế và ổn định xã hội. Ví dụ như xây cầu đường, trường học, bệnh viện, khu du lịch,…
  • Trả các khoản nợ trong và ngoài nước
  • Các khoản chi đột xuất rất cần thiết nhằm ứng phó với trường hợp khẩn cấp. Ví dụ như chương trình khắc phục thiên tai, phòng chống dịch bệnh…
Các khoản ngân sách chi tiêu trong tài chính công

Phân biệt tài chính công và tài chính tổ chức, cá nhân

Tài chính công được sử dụng với mục đích duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. Tài chính công nhằm đảm bảo sự vững chắc của quốc gia về chính trị, văn hóa, nâng cao phúc lợi cho người dân. Còn tài chính tư sử dụng với mục đích lợi nhuận hoặc thỏa mãn nhu cầu cá nhân, tổ chức nào đó.

Ngoài ra, tài chính công được thực hiện thông qua hình thức cơ chế quyền lực nhà nước. Còn tài chính tư sẽ thực hiện thông qua cơ chế thỏa thuận.

Tài chính công thì nguồn vốn chủ yếu có được là đến từ sự đóng góp không hoàn trả như thuế và các hình thức khác và được phân bổ lại. Đối với tài chính tư, nguồn vốn chủ yếu đến từ sự thu nhập và phân bố lại sẽ hạn chế.

Hoạt động tài chính công cần tuân thủ nguyên tắc công khai minh bạch còn hoạt động tài chính tư thì việc công khai sẽ có yêu cầu thấp hơn.

Tài chính công cần thể hiện nguyên tắc dân chủ, mức độ tham gia và thụ hưởng của công dân không phụ thuộc vào khả năng đóng góp của họ. Trong khi đó nguyên tắc dân chủ khá hạn chế đối với việc hoạt động tài chính tư.

Trên đây là những chia sẻ về tài chính công là gì đến bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn giải đáp thêm, hãy liên hệ VNCB nhé.

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT