VNCB

  • Trang chủ
  • Cách vay tiền
  • Hình thức vay
  • Kinh nghiệm vay
  • Tin tức khác
You are here: Home / Kinh nghiệm vay / Nợ xấu là gì? Cách để xóa bỏ nợ xấu

Nợ xấu là gì? Cách để xóa bỏ nợ xấu

18 Tháng Chín, 2019 18 Tháng Ba, 2021 Công Danh 0 Comment

Có rất nhiều khách hàng bị ngân hàng từ chối cho vay vì lý do nợ xấu, đó là điều rất đáng tiếc. Và họ đang không hiểu tại sao lại bị dính vào nợ xấu của ngân hàng. Và làm sao để xóa đi nợ xấu này để sau này dễ dàng hơn trong việc vay tiền ngân hàng.

Ở bài viết này VNCB sẽ giúp bạn hiểu rõ nợ xấu là gì? Cách để xóa bỏ đi nợ xấu như thế nào để giúp cho bạn chủ động hơn trong việc vay vốn ngân hàng.

Mục lục bài viết

  1. Nợ xấu là gì?
  2. Nếu bị nợ xấu ngân hàng thì sẽ bị ảnh hưởng gì ?
  3. Ngưng ngay những hành động sau đây nếu không muốn dính vào nợ xấu
  4. Lời khuyên tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu
  5. Cách xóa nợ xấu ngân hàng

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì?

Theo định nghĩa chuyên ngành của ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ được ngân hàng liệt vào nhóm 3 ( nhóm dưới tiêu chuẩn ), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) của CIC. Nói một cách dễ hiểu nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lại và cả góc lớn hơn 90 ngày đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố sau:

  • Đã quá hạn trên 90 ngày
  • Khả năng trả nợ đáng lo ngại ( có thể trốn nợ ).

Nếu bị nợ xấu ngân hàng thì sẽ bị ảnh hưởng gì ?

Khi bạn tiến hành vay tín chấp hay vay thế chấp tại bất kỳ ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào, thì nơi đó sẽ cung cấp thông tin cho phía CIC, từ do CIC sẽ tổng hợp cơ sở dữ liệu e đánh giá và phản ánh lịch sử tín dụng của bạn thông qua một con số. Nếu con số này thuộc vào nhóm 3 tức là bạn đã bị nợ xấu ngân hàng.

Tin buồn là nếu bạn bị rơi vào nợ xấu thì khả năng vay vốn ngân hàng của bạn rất rất thấp, với từng nhóm thì sẽ có từng mức độ khác nhau :

Nhóm 1: tùy từng mức độ tra quá hắn có thường xuyên hay không, nếu tốt và liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.

Theo đó, ranh giới giữa nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể dễ chuyển sang nhóm nợ xấu là nhóm 3 hoặc nhóm 4 hay nhóm 5. Do đó, mức độ của mỗi tổ chức tín dụng đánh giá sẽ có khác nhau. Đương nhiên, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.

Tin vui cho bạn là hiện nay một số ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng có CIC nằm trong nhóm 2 vay vốn, điển hình là ngân hàng Standard Chartered, công ty tài chính Prudential , FE Credit…Tuy nhiên cũng tùy vào trường hợp và lý do trả chậm của bạn mà tổ chức đó đánh giá như thế nào trước khi cho bạn vay vốn.

Nếu bạn có điểm CIC trong nhóm 3 đến 5 thì chắc chắn tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ bạn vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào, và bạn phải mất 2 năm thì điểm CIC của bạn sẽ trở lại bình thường, một số ngân hàng khác khó hơn nếu bạn rơi vào nợ xấu thì họ vĩnh viễn không cho bạn vay tiền nữa dù bao nhiêu thời gian.

Ngưng ngay những hành động sau đây nếu không muốn dính vào nợ xấu

  • Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: thường vài tháng liên tục trở lên
  • Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ credit card hay thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.
  • Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sản thế chấp bị xử lý, gán nợ
  • Bị kiện ra tòa do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác

Lời khuyên tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu

Trước khi tiến hành vay thế chấp hay vay tín chấp, bạn nên tính trước xem là mình phải trả bao nhiêu tiền một tháng, rồi sau đó đành nhìn lại nhu cầu và mức thu nhập của bạn xem có đáp ứng được hay không, nếu cảm thấy số tiền phải trả hàng tháng qua cao gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất không nên vay tiền.

Không nên cố gắng đi vay tiền khi lịch sử vay tiền của bạn trong 2 năm gần nhất không được tốt lắm. Đặc biệt những bạn sử dụng Credit Card thì còn cần chú ý hơn. Nhớ rằng luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt. Nếu có vay khoản vay nào thì tốt nhất bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn.

Cách xóa nợ xấu ngân hàng

Cách xóa nợ xấu ngân hàng

Nợ xấu không cập nhật ngay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, để góp phần cải thiện được tình trạng nợ xấu thì hãy thực hiện nghiêm túc những vấn đề dưới đây:

  • Ngay lập tức thanh toán hết các khoản nợ và khoản phạt của mình, việc thanh toán toàn bộ những khoản nợ như thế này chính là cách tốt nhất để giải quyết nợ xấu.
  • Hãy đăng ký với nhân viên tín dụng, khi có thông tin về vay tiêu dùng họ sẽ báo cho bạn.
  • Thông tin tín dụng của bạn sẽ được cập nhật tùy thuộc vào đơn vị cho vay mà bạn mắc phải nợ xấu, thời gian cập nhật tùy vào mỗi đơn vị đó, từ 1 đến 3 tháng.

Nhưng tốt nhất các bạn cần phải có cách phòng tốt nhất bằng những cách như sau:

  • Hoạch định lại tài chính của mình, xem mức thu nhập ổn định của mình, vì có rất nhiều trường hợp bị mất khả năng chi trả.
  • Đối với những tổ chức chấp nhận cho vay tín chấp mặc dù bị nợ xấu thì các bạn nên cẩn thận vì có thể đây là một cách lừa đảo.
  • Khi đã bị nợ xấu thì cách tốt nhất nên cải thiện nó chứ không nên mất thời gian để liên hệ ở Ngân hàng hoặc tổ chức khác vì nguyên tắc hoạt động phải tuân thủ lịch sử tín dụng.

Xem thêm bài viết:

  • Tất toán là gì? Có những loại tất toán nào?
  • Đáo hạn ngân hàng là gì?

Trên đây là những thông tin về nợ xấu cũng như cách xử lý khi bị nợ xấu mà VNCB thông tin giúp cho bạn, hiểu rõ về nợ xấu là cách giúp bạn sẽ giải quyết được những rủi ro cũng như thủ tục vay ngân hàng một cách nhanh nhất

Category: Kinh nghiệm vay

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nội dung

Follow on social

  • Facebook
  • Google+
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Featured posts

TTR là gì

TTR là gì? Thuật ngữ TTR và TT trong thanh toán quốc tế có gì khác nhau?

26 Tháng Một, 2021

banker là gì

Banker là gì? Yếu tố để bạn trở thành một Banker chuyên nghiệp

24 Tháng Một, 2021

hột xoàn là gì

Hột xoàn là gì? Hột xoàn và kim cương có phải là một?

22 Tháng Một, 2021

cho vay ngắn hạn là gì và các phương thức cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là gì? Các phương thức cho vay ngắn hạn

20 Tháng Một, 2021

Vàng sjc là gì

Vàng SJC là gì và có nên mua vàng SJC không?

18 Tháng Một, 2021

dịch vụ a transfer là gì

Dịch vụ A-transfer là gì? Cách đăng ký và sử dụng A-transfer

16 Tháng Một, 2021

Footer

Recent posts

  • TTR là gì? Thuật ngữ TTR và TT trong thanh toán quốc tế có gì khác nhau?
  • Banker là gì? Yếu tố để bạn trở thành một Banker chuyên nghiệp
  • Hột xoàn là gì? Hột xoàn và kim cương có phải là một?
  • Cho vay ngắn hạn là gì? Các phương thức cho vay ngắn hạn
  • Vàng SJC là gì và có nên mua vàng SJC không?
  • Dịch vụ A-transfer là gì? Cách đăng ký và sử dụng A-transfer

Bản quyền nội dung

DMCA.com Protection Status


Pass: [email protected]

Giới thiệu VNCB

VNCB là trang tin chuyên chia sẻ giúp bạn những thông tin về tài chính, các cách thức vay tiền nhanh từ ngân hàng, và cung cấp những giải đáp về thắc mắc của người dùng trong lĩnh vực vay tài chính.

Mọi thông tin VNCB cung cấp đều dựa trên ý kiến của nhiều chuyên gia tài chính và tổng hợp từ trên internet.

VNCB Design by Vô Danh - Chính sách bảo mật