Thẻ ghi nợ là gì? Điều kiện làm thẻ ghi nợ bạn cần biết

Published:

Thẻ ghi nợ đã được nhiều người biết đến như một phương thức thanh toán tiện lợi thay thế tiền mặt. Do đó, nó ngày càng được sử dụng một cách phổ biến hơn. Thế nhưng, vẫn còn khá nhiều người chưa biết thẻ ghi nợ là gì? Hoặc thậm chí còn nhầm lẫn về chức năng, đặc điểm của loại thẻ này với những loại thẻ khác. 

Nếu bạn chưa biết về thẻ ghi nợ, hoặc còn đang băn khoăn và muốn tìm hiểu về thẻ ghi nợ là gì? Những điều kiện và cách thức để làm thẻ ghi nợ. Hãy cùng VNCB tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Thẻ ghi nợ là gì? 

Thẻ ghi nợ (hay tiếng Anh còn gọi là debit card) là một loại thẻ điện tử được sử dụng trong quá trình thanh toán. Có thể sử dụng thẻ ghi nợ dựa theo các hình thức trả trước, chi tiêu và thực hiện những giao dịch đúng với số tiền có trong tài khoản.

Mỗi thẻ ghi nợ sẽ được gắn liền với một chủ tài khoản. Nếu như trong tài khoản vẫn còn đủ tiền thì mới có thể sử dụng thẻ để thanh toán được. Chính vì vậy, thẻ ghi nợ còn có thể được gọi là thẻ thanh toán. Nó hoàn toàn khác với loại thẻ dùng tiền trước rồi trả loại mà mọi người vẫn thường hay nhầm lẫn.

Thẻ ghi nợ là gì? 

Ngoài chức năng được dùng để thanh toán, thẻ ghi nợ cũng có đầy đủ các chức năng của thẻ ATM như: rút tiền, tra cứu số dư, chuyển khoản, in sao kê… Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiến hành kết hợp mở tài khoản và mở thẻ ghi nợ khi bạn mở tài khoản lần đầu tiên.

Phân loại thẻ ghi nợ 

Có hai loại thẻ ghi nợ đã và đang được sử dụng một cách phổ biến. Đó chính là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. Đây cũng là thẻ ghi nợ, nó có những chức năng giống nhau nhưng phạm vi sử dụng khác nhau. Cụ thể:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Đây là loại thẻ có phạm vi sử dụng được gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia. Bạn có thể sử dụng loại thẻ ghi nợ nội địa này để thanh toán khi mua hàng ở các siêu thị, nhà hàng, điểm cung cấp dịch vụ, mua sắm online,… ở trong nước. Với chính sách của từng ngân hàng cung cấp thẻ khác nhau mà mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa cũng sẽ có sự khác nhau. Với đa số các ngân hàng phát hành hiện nay thì thẻ này được sử dụng miễn phí.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Thẻ ghi nợ quốc tế được sử dụng tương tự như thẻ ghi nợ nội địa nhưng phạm vi sử dụng sẽ rộng lớn hơn là ở mức toàn cầu. Khác với thẻ nội địa, khi khách hàng sử dụng thẻ quốc tế, họ sẽ phải chi trả một khoản phí nhất định.
Xem thêm:  Cách Làm Thẻ Tín Dụng BIDV Online Đơn Giản Nhanh Nhất 2024

Phân loại thẻ ghi nợ 

Vậy, để có thể mở thẻ ghi nợ, cần phải đáp ứng điều kiện gì và cách làm thẻ ghi nợ như thế nào. Cùng tìm hiểu thông tin ở phần dưới đây.

Điều kiện và thủ tục để làm thẻ ghi nợ 

Để có thể mở thẻ ghi nợ, hầu hết các ngân hàng đều có các điều kiện chung cho khách hàng tương đối giống nhau. Cụ thể, điều kiện cần để mở thẻ sẽ là:

  • Là công dân Việt Nam trên 18 tuổi hoặc là người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
  • Có nhu cầu sử dụng thẻ, đáp ứng được các điều kiện phát hành và sử dụng thẻ do pháp luật quy định.
  • Người mở thẻ phải có đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân như: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu (hoặc sổ hộ khẩu) còn hiệu lực. Đối với người nước ngoài, cần có hộ chiếu còn thời hạn sử dụng và giấy giới thiệu từ cơ quan công tác.
  • Có mở tài khoản tại ngân hàng để tiến hành làm thẻ ghi nợ.

Điều kiện và thủ tục để làm thẻ ghi nợ 

Khi tiến hành mở thẻ ghi nợ, khách hàng cần xác định trước sẽ làm thẻ ở ngân hàng nào. Sau khi lựa chọn được ngân hàng bạn muốn thì tiếp theo đó là chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết sau:

  • Đơn yêu cầu phát hành thẻ và hợp đồng sử dụng thẻ ghi nợ (Với đơn yêu cầu làm thẻ này, mỗi ngân hàng sẽ có một mẫu văn bản khác nhau, bạn có thể đến trực tiếp các văn phòng giao dịch của ngân hàng để lấy đơn mẫu và điền vào).
  • Bản photocopy 2 mặt của giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu (xuất trình bản chính để đối chiếu)
  • Bản sao sổ hộ khẩu thường trú (xuất trình bản chính để đối chiếu).
  • Phí làm thẻ ghi nợ (từ 50,000 đến 100.000 đồng tùy vào mỗi ngân hàng khác nhau).

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, khách hàng hãy đến văn phòng giao dịch của các ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Sau khoảng từ 7 đến 10 ngày làm việc, bạn sẽ đến ngân hàng để nhận thẻ và mã pin. Sau khi tiến hành nạp tiền vào tài khoản và đổi mã pin, người dùng có thể bắt đầu sử dụng thẻ ghi nợ ngay lập tức.

Hiện nay, cũng có một số ngân hàng đã áp dụng hình thức mở thẻ ghi nợ online. Bạn chỉ cần truy cập vào trang web của ngân hàng đó rồi làm theo hướng dẫn. Khi đã đăng ký thành công, thẻ sẽ được chuyển phát tới tận tay bạn hoặc chi nhánh ngân hàng gần nhất.

Sử dụng thẻ ghi nợ là một hình thức vô cùng tiện dụng vì nó thay thế có việc phải luôn sử dụng tiền mặt. Tuy nhiên, nó cũng có một số ưu điểm và nhược điểm nhất định. Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm bạn có thể quan tâm.

Xem thêm:  Nợ là gì? Các quản lý nợ hiệu quả trong năm 2024

Ưu điểm và nhược điểm của thẻ ghi nợ

Ưu điểm 

  • Thủ tục làm thẻ đơn giản: Thẻ ghi nợ đã được đánh giá là loại thẻ có quy trình và thủ tục làm thẻ đơn giản và nhanh chóng nhất. Khách hàng có nhu cầu chỉ cần mang căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của mình đến chi nhánh ngân hàng đã lựa chọn để phát hành thẻ và làm theo hướng dẫn mở thẻ trong một thời gian ngắn.
  • Chi phí thấp: Phí sử dụng của thẻ ghi nợ đa số đều rất thấp. Trong các trường hợp thông thường, thẻ ghi nợ nội địa có phí rút tiền mặt tại các cây ATM chỉ từ 1.000đ đến 3.000đ trên một giao dịch. Với thẻ ghi nợ quốc tế, phí rút tiền mặt tại các cây ATM cũng chỉ từ 8.000đ đến 10.000đ cho một giao dịch.
  • Có tính năng chuyển khoản: Thẻ ghi nợ cũng đáp ứng các tính năng như chuyển khoản. Bạn sẽ có thể dễ dàng chuyển khoản cho người thân, bạn bè hay đối tác chỉ bằng những thao tác đơn giản và cực kỳ nhanh chóng ngay tại cây ATM, qua các phần mềm internet banking hoặc ứng dụng smart banking được cài đặt sẵn ngay trên điện thoại của mình.
  • Giúp quản lý chi tiêu hiệu quả: Khi sử dụng thẻ ghi nợ, bạn có thể quản lý được các mức chi tiêu hay thanh toán của mình chỉ bằng với số tiền đã nộp vào tài khoản của thẻ ghi nợ, điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý so với các hình thức thanh toán tín dụng khác.

Ưu điểm và nhược điểm của thẻ ghi nợ

Nhược điểm 

  • Tính bảo mật thấp: Chủ thẻ cần phải lưu ý cẩn thận trong quá trình sử dụng thẻ trong lúc thanh toán để không bị lộ hay mất mã PIN và mật khẩu. Vì khi bị lộ mã PIN sẽ có thể khiến chủ thẻ dễ bị mất tiền oan vào các giao dịch mà mình hoàn toàn không biết.
  • Rất ít các chương trình ưu đãi: Một hạn chế của thẻ ghi nợ là rất ít những chương trình ưu đãi và dịch vụ quà tặng từ ngân hàng phát hành thẻ.
  • Không có quá trình cho vay: Khi sử dụng thẻ ghi nợ, vì bạn nộp vào tài khoản bao nhiêu sẽ chỉ được sử dụng bấy nhiêu. Giữa ngân hàng và khách hàng sẽ không có quá trình cho vay tiền trước. Trong những trường hợp bạn cần một số tiền để thanh toán sẽ bị gặp hạn chế. Ngoài ra, khi sử dụng thẻ ghi nợ cũng sẽ không phân loại khách hàng để có thể hưởng các hạn mức tín dụng.

Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ 

Thẻ ghi nợ tuy rằng có rất nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng trong quá trình sử dụng, bạn cũng phải có một số lưu ý nhỏ để có thể sử dụng dễ dàng và đạt được những hiệu quả tối ưu:

Xem thêm:  Hạn Mức Chuyển Tiền Sacombank Cập Nhật Mới Nhất 2024

Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ 

  • Khi mới sử dụng thẻ lần đầu tiên, bạn cần phải ra cây ATM tiến hành các thao tác đổi mã PIN để kích hoạt thẻ. Riêng với thẻ ghi nợ quốc tế, một số ngân hàng không kích hoạt chế độ thanh toán quốc tế. Vì vậy, sau khi nhận được thẻ bạn cần hỏi lại nhân viên ngân hàng về việc bạn có thể sử dụng chức năng thanh toán quốc tế được hay chưa, nếu chưa thì có thể yêu cầu kích hoạt ngay.
  • Tuyệt đối không cung cấp thông tin, ảnh chụp thẻ cho người lạ. Ghi nhớ và xóa số CVC/CVV là một trong những mẹo của đa số các khách hàng áp dụng khi sử dụng thẻ ghi nợ nhằm giúp không bị lộ thông tin thẻ.
  • Trong trường hợp bị mất thẻ ghi nợ, hãy gọi điện hoặc đến trực tiếp ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức. Việc này sẽ đảm bảo tài khoản của bạn được an toàn và bảo mật.
  • Khi sử dụng thẻ ghi nợ, người dùng cần nắm rõ tình hình số dư tài khoản và số tiền có thể sử dụng trong thẻ. Các ngân hàng sẽ luôn khuyến khích bạn mở thêm một tài khoản trực tuyến để có thể dễ dàng và chủ động hơn trong việc kiểm tra các thanh toán qua thẻ.
  • Người dùng cần nắm rõ các hạn mức thanh toán của thẻ ghi nợ trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp bạn sử dụng quá hạn mức mà thẻ ghi nợ cho phép, mặc dù tiền trong tài khoản vẫn đủ nhưng thẻ có thể sẽ bị từ chối thanh toán.
  • Khi mở thẻ ghi nợ, bạn có thể lưu ý việc nên lựa chọn một tổ chức hoặc ngân hàng có mạng lưới ATM bố trí gần khu vực nhà ở của mình để tránh các trường hợp phải trả thêm các khoản phụ phí do dùng khác ngân hàng.
  • Hãy luôn kiểm tra thật kỹ lại thông tin một cách cẩn thận trước khi thanh toán trên các website cũng như luôn yêu cầu nhận hóa đơn khi thanh toán tại POS để đối chiếu lại khi cần.

Thẻ ghi nợ đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến, và đây cũng có thể xem là một phương thức thanh toán vô cùng tiện lợi. Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu hơn về thẻ ghi nợ là gì và điều kiện để có thể mở thẻ ghi nợ. Nếu còn có những thắc mắc, hãy chia sẻ với VNCB qua phần bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT