Hiện nay, để có thể thực hiện giao dịch liên ngân hàng thì nhiều người đã bắt đầu sử dụng thẻ smartlink. Nhưng thẻ smartlink là gì thì không phải ai cũng biết. Hệ thống smartlink gồm các ngân hàng nào? Trong bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ở trên.
Giao dịch liên ngân hàng trở nên phổ biến khi này càng có nhiều ngân hàng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng không phải ngân hàng nào cũng có liên kết với nhau và gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện giao dịch của khách hàng. Chính vì vậy, các tổ chức liên kết thẻ ngân hàng sẽ giúp giải quyết các vấn đề nêu trên.
Thẻ smartlink là gì?
Smartlink là mạng lưới gồm các ngân hàng được liên kết với nhau nhằm mục đích hỗ trợ thực hiện các giao dịch với các ngân hàng thành viên sao cho thuận tiện hơn.
Thẻ Smartlink được phát hành bởi hệ thống các ngân hàng thuộc smartlink để thực hiện các giao dịch giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống với nhau. Ưu điểm nổi bật của loại thẻ này chính là ngoài việc có thể rút tiền tại các trụ ATM các ngân hàng thành viên thì nó còn có thể giao dịch với ngân hàng thuộc mạng lưới Banknet và VNBC.
Bạn có thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản, vấn tin, thanh toán hóa đơn…tại các ngân hàng trong thành viên. Với những ngân hàng ngoài hệ thống thì bạn chỉ có thể rút tiền hoặc vấn tin tài khoản mà thôi.
Các dịch vụ của smartlink
Smartlink hiện đang cung cấp và phát triển các dịch vụ sau cho khách hàng:
- Smartlink Switching – Dịch vụ xử lý dữ liệu điện tử của các giao dịch tài chính gồm dịch vụ xử lý dữ liệu giao dịch tại trụ ATM và dịch vụ xử lý dữ liệu giao dịch POS.
- Smartlink Payment Gateway – Dịch vụ cổng thanh toán gồm: Thanh toán trực tuyến qua Internet (e-Commerce) và thanh toán điện tử phục vụ nạp tiền, thanh toán hóa đơn (Topup, Billing)
- Smartlink Ewallet – Dịch vụ cung cấp giải pháp và phương tiện thanh toán qua Ví điện tử
- Dịch vụ cung cấp tư vấn đào tạo để phát triển dịch vụ thẻ
- Cùng với các dịch vụ khác.
Hệ thống smartlink bao gồm những ngân hàng nào?
Hệ thống smartlink ngày càng được mở rộng, liên kết nhiều ngân hàng lại với nhau. Hiện tại có 39 thành viên là những ngân hàng có tên tuổi ở Việt Nam nên tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng thẻ smartlink.
STT | Tên viết tắt | Tên đầy đủ |
1 | ABBank | Ngân hàng TMCP An Bình |
2 | ACB | Ngân hàng TMCP Á Châu |
3 | BaoViet Bank | Ngân hàng TMCP Bảo Việt |
4 | Eximbank | Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam |
5 | GP Bank | Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu |
6 | HDBank | Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM |
7 | IVB | Ngân hàng TNHH Indovina |
8 | MB | Ngân hàng TMCP Quân Đội |
9 | Maritime Bank | Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam |
10 | NCB | Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân |
11 | SHB | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội |
12 | SeABank | Ngân hàng TMCP Đông Nam Á |
13 | Shinhan Bank | Ngân Hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam |
14 | Techcombank | Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam |
15 | TPBank | Ngân hàng TMCP Tiên Phong |
16 | Viet A Bank | Ngân hàng TMCP Việt Á |
17 | Vietcombank | Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam |
18 | VIB | Ngân hàng Quốc tế Việt Nam |
19 | VID Public Bank | Ngân hàng Liên doanh VID Public |
20 | VPBank | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng |
21 | Bac A Bank | Ngân hàng TMCP Bắc Á |
22 | OCB | Ngân hàng TMCP Phương Đông |
23 | Habubank | Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hà Nội |
24 | DongA Bank | Ngân hàng TMCP Đông Á |
25 | BIDV | Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam |
26 | Agribank | Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam |
27 | VietinBank | Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam |
28 | NamA Bank | Ngân hàng TMCP Nam Á |
29 | Saigon Bank | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương |
30 | OceanBank | Ngân hàng TMCP Đại Dương |
31 | CBBank | Ngân hàng Xây dựng Việt Nam |
32 | PG Bank | Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex |
33 | LienVietPostBank | Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt |
34 | Hong Leong Bank | Ngân hàng Hong Leong Việt Nam |
35 | VRB | Ngân hàng liên doanh Việt – Nga |
36 | Sacombank | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín |
37 | SCB | Ngân hàng TMCP Sài Gòn |
38 | Standard Chartered | Ngân hàng Standard Chartered |
39 | Viet Capital Bank | Ngân hàng TMCP Bản Việt |
Với hệ thống ngân hàng liên kết đông đảo như vậy giúp cho việc thực hiện các giao dịch giữa các ngân hàng trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Khách hàng có thể thuận tiện hơn trong việc chuyển tiền từ các tài khoản khác ngân hàng.
Cước phí khi thực hiện giao dịch liên ngân hàng thông qua ATM là bao nhiêu?
Cũng giống như khi thực hiện các giao dịch tại các loại thẻ khác thì bạn đều phải chịu một mức phí nhất định. Tùy vào ngân hàng khác nhau thì sẽ có mức phí được quy định khác nhau. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch qua ATM với các ngân hàng liên kết trong hệ thống smartlink sẽ trả mức phí như sau:
Vấn tin, in sao kê, chuyển khoản nội bộ
Khi thực hiện các giao dịch trên, khách hàng sẽ trả cho smartlink là 550 VND và trả cho ngân hàng là 1.100 VND, tổng chi phí phải trả cho mỗi giao dịch là 1.650 VND.
Rút tiền
Khách hàng sẽ trả cho smartlink là 1.650 VND và trả cho ngân hàng là 1.650 VND, tổng chi phí khi thực hiện rút tiền tại ATM là 3.300 VND.
Bài viết trên VNCB cung cấp các thông tin cơ bản xung quanh vấn đề về thẻ smartlink. Khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng các dịch vụ của loại thẻ này vì tính bảo mật thông tin cao và luôn được hỗ trợ khi gặp sự cố trong khi giao dịch. Vậy, còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký ngay một thẻ smartlink để thuận tiện hơn trong các giao dịch với ngân hàng.
Xem thêm những chia sẻ hay khác:
- Tiền gửi tiết kiệm là gì? Liệu bạn đã hiểu hết về nó?
- Tự do tài chính là gì? Thói quen giúp bạn đạt được tự do tài chính
- CSC là gì? Tầm quan trọng của mã số bí mật này trong thẻ tín dụng
- 9 Cách tiết kiệm tiền nhanh nhất và hiệu quả nhất
- IPO là gì? IPO không phải ai cũng biết
- POS là gì? Cách sử dụng và thanh toán qua POS như thế nào?