Thị trường chứng khoán ngày nay đang rất phát triển và sôi động hơn bao giờ hết. Nên cùng với sự phát triển mạnh mẽ ấy, việc các doanh nghiệp thực hiện kêu gọi đầu tư qua IPO không còn quá xa lạ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ thông tin về IPO.
Vậy bạn đã bao giờ nghe về IPO? Điều kiện để phát hành IPO và có nên mua cổ phiếu này không? Hãy cùng VNCB tìm hiểu thông tin IPO qua bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé!
IPO là gì?
IPO là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Initial Public Offering”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “ Phát hành lần đầu ra công chúng”. Cụm từ này là thuật ngữ giải nghĩa cho việc một công ty lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu hay nói đơn giản nó chỉ quá trình đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán lần đầu của các công ty cổ phần.
Nên có thể hiểu IPO hoạt động phát hành cổ phiếu hay niêm yết cổ phiếu ra thị trường mở lần đầu tiên để doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn cho các hoạt động kinh doanh. Việc huy động vốn có thể là phát hành nợ hoặc cổ phần bằng cách bán cổ phiếu Công ty trên sàn chứng khoán. Chỉ lần phát hành cổ phiếu đầu tiên mới được gọi là IPO.
Một IPO sẽ được bảo lãnh bởi một hoặc nhiều ngân hàng đầu tư- những đơn vị sắp xếp cho cổ phiếu được niêm yết trên một hoặc nhiều sàn chứng khoán. Thông qua quá trình này, một công ty tư nhân được chuyển đổi thành một công ty đại chúng.
Mặc dù IPO mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những chi phí đáng để liên quan, chủ yếu liên quan đến quy trình như ngân hàng và phí pháp lý, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần liên tục tiết lộ các thông tin quan trọng và đôi khi khá nhạy cảm.
Mục đích của hoạt động IPO
Có thể nói gia tăng nguồn vốn cho công ty luôn là việc làm cần thiết để các công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh nguồn thu một cách hiệu quả hơn. Phát hành, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ làm gia tăng đáng kể lượng tiền mặt, lượng vốn và mở ra nhiều cơ hội tài chính cho các doanh nghiệp.
Từ sau khi thực hiện IPO, mỗi khi thị trường có nhu cầu các công ty này sẽ phát hành thêm cổ phiếu. Đây cũng là hình thức mà các công ty lớn sáp nhập, mua lại các công ty nhỏ lẻ bằng việc tận dụng mua bán cổ phiếu trên thị trường. Hình thức cổ phần hóa cũng giúp nhân viên trong công ty có thể có được một lượng cổ phần nhất định từ công ty.
Quá trình IPO giúp những mục đích kinh doanh trở nên hiệu quả như:
- Khẳng định nguồn lực và vị thế của doanh nghiệp trước công chúng, góp phần làm gia tăng giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp đó.
- Huy động nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư trong cộng đồng nhằm phục vụ cho việc kinh doanh và mở rộng quy mô doanh nghiệp.
- Quá trình IPO mang lại giá trị nhiều hơn so với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
- Hoạt động cổ phần hóa góp phần thu hút nguồn nhân lực tiềm năng, xây dựng đội ngũ nhân viên giàu năng lực cho doanh nghiệp.
- Quá trình IPO có thể coi là bước đệm phục vụ cho các quá trình sáp nhập và mua lại các doanh nghiệp nhỏ tiềm năng.
Điều kiện để công ty phát hành IPO
Không phải công ty nào cũng có thể đưa cổ phiếu ra thị trường được mà cần đảm bảo có nguồn vốn tài chính ổn định, có uy tín, danh tiếng trong lĩnh vực kinh doanh nhất định. Tuy vậy việc đưa cổ phần lên sàn chứng khoán cũng không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi công ty có những chiến lược cụ thể khi đưa ra một trong những quyết định có thể thay đổi toàn bộ bộ máy vận hành của công ty.
Để phát hành IPO, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện:
- Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký từ 10 tỷ VNĐ trở lên dựa trên những giá trị trên sổ kế toán.
- Hoạt động kinh doanh năm trước năm đăng ký chào bán cổ phiếu cần có lãi, không có lỗ cho đến năm đăng ký đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
- Đưa ra phương án phát hành, sử dụng vốn thu từ đợt chào bán và được Hội đồng quản trị thông qua.
Một số loại hình công ty đặc biệt cần có:
Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước muốn chuyển đổi thành công ty Cổ phần kết hợp, muốn chào bán cổ phiếu cần thực hiện các bước đăng ký, chuyển đổi loại hình công ty thành công ty cổ phần theo pháp luật Nhà Nước.
Doanh nghiệp mới thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng cần:
- Cần làm chủ ít nhất 1 dự án đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đề án phát triển kinh tế – xã hội của các bộ, ngành.
- Có dự án đầu tư được cấp thẩm quyền.
- Cam kết Hội đồng quản trị, các cổ đông chịu trách nhiệm với các phương án phát hành cổ phiếu, phương án sử dụng vốn thu.
- Được bảo lãnh phát hành bởi các tổ chức tài chính, chứng khoán.
- Các đợt chào bán, sử dụng vốn cần được ngân hàng kiểm soát.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước phải:
- Đăng ký để chuyển thành công ty cổ phần.
- Đăng ký chào bán cổ phiếu ra thị trường mở cho công chúng được biết.
- Thiết lập hồ sơ chào bán cổ phiếu thông qua tư vấn của các Công ty chứng khoán.
- Tiến hành xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng vốn thu từ các đợt chào bán và cần đảm bảo được thông qua bởi Hội đồng quản trị.
Những công ty có vốn nước ngoài đã chuyển đổi thành cổ phần có thể lập hồ sơ chào bán cổ phiếu ngay lập tức.
Phương thức chào bán IPO
Hiện nay trên thị trường có một số phương thức chào bán IPO chính bao gồm:
- Đấu giá kiểu Hà Lan: Đấu giá kiểu Hà Lan hay còn gọi là đấu giá giảm dần là một hình thức đấu giá mà trong cuộc đấu giá này, một món hàng được chào bán với một mức giá rất cao. Giá ban đầu được đưa ra thường cao hơn rất nhiều so với giá trị món hàng. Sau đó giá được giảm xuống từ từ cho đến khi một trong những người tham gia đấu giá quyết định chấp nhận mức giá hiện tại để đưa ra quyết định trả mức giá đó và trở thành người thắng cuộc.
- Bảo lãnh cam kết.
- Dịch vụ với trách nhiệm cao nhất.
- Mua số lượng lớn để chào bán lại.
- Tự phát hành.
Do các thủ tục pháp lý phức tạp và chế tài khá chặt chẽ và rắc rối, cho nên mỗi vụ IPO thường cần một số công ty khác nhau hỗ trợ, đặc biệt là ở Mỹ. Thường sẽ có các công ty luật, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán hỗ trợ. Cổ phiếu IPO thường được bán cho các nhà đầu tư tổ chức với quy mô lớn. Cổ phiếu này cũng có thể dành ra một tỷ lệ nhỏ cổ phần bán cho các khách hàng cá nhân quan trọng do các công ty bảo lãnh đứng ra dàn xếp.
Ở các thị trường chứng khoán tại các nước đã phát triển, nhà phát hành thường thả lỏng một điều khoản cho phép các nhà bảo lãnh có thể tự ý tăng quy mô phát hành cổ phiếu IPO lên tới 15% so với dự kiến theo kế hoạch đã thống nhất để linh hoạt phản ứng trước nhu cầu thị trường, gọi là phương án greenshoe.
Greenshoe chính là một điều khoản được nhất trí thực thi khi nhu cầu mua của thị trường tăng quá cao, đẩy giá lên, thì việc phát hành thêm tối đa 15% giúp bình ổn giá. Đôi lúc nhà phát hành không đồng ý vì họ không có kế hoạch sử dụng tiền do tăng thêm lượng cổ phần bán ra.
Ưu nhược điểm của IPO
Kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, IPO đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng vì những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang đến.
Ưu điểm của IPO
Việc phát hành cổ phiếu thường mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
- Giúp doanh nghiệp tăng vốn rất nhanh và có thể sử dụng quỹ vốn này để đầu tư vào một lĩnh vực mới, cải tiến kỹ thuật, trả nợ,….
- Công ty không cần hoàn trả quỹ vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu. Dù giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp tăng hay giảm thì doanh nghiệp không có bất cứ trách nhiệm nào trong vấn đề đó. Thị trường cổ phiếu không thể đoán trước được, do đó, việc lỗ hay lãi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của người đầu tư.
- Với cổ phiếu thông thường, công ty cũng không cần chi trả cổ tức cho nhà đầu tư.
Nhược điểm của IPO
Có một số nhược điểm khi doanh nghiệp phải hoàn thành việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng:
- Tốn kém chi phí: khi phát hành cổ phiếu ra thị trường, doanh nghiệp cần phải chi trả các loại phí như: chi phí quảng bá, nghiên cứu thị trường, hợp pháp cổ phiếu,…
- Doanh nghiệp cần tiết lộ thông tin tài chính và kinh doanh; những thông tin này có thể sẽ bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng.
- Gia tăng nguy cơ về kiện tụng, bao gồm cả hành động của chứng khoán tư nhân và hành động phái sinh cổ đông.
- Khó có thể kiểm soát các vấn đề phát sinh do cổ đông mới mua cổ phần.
Những rủi ro khi phát hành IPO
Theo các chuyên gia nhận định, việc phát hành cổ phiếu chính thức giúp công ty gia tăng được nguồn vốn đáng kể. Tuy vậy chi phí để đưa cổ phiếu công ty lên sàn cũng rất cao, phương án sai sót có thể khiến người đứng đầu công ty bị mất quyền điều hành, kiểm soát kinh doanh.
Những rủi ro mà một công ty có thể gặp phải khi triển khai hoạt động IPO bao gồm:
- Hội đồng quản trị và các nhà điều hành công ty phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về pháp luật, các quy định, báo cáo trước công chúng…
- Chi phí phát sinh tăng cao như phí kế toán, phát hành, trung gian, tư vấn, ngân hàng đầu tư…
- Cố gắng minh bạch thông tin tối đa nhưng khó kiểm soát toàn bộ thông tin đưa ra trước công chúng và những hệ lụy về giá trị thông tin.
- Tăng áp lực duy trì tăng trưởng của công ty trước nguồn đầu tư từ thị trường và các cổ đông khác.
- Chia sẻ và mất dần quyền kiểm soát hoạt động của công ty do luôn cần biểu quyết và được các cổ đông thông qua.
Hy vọng qua bài viết này của VNCB đã phần nào cung cấp cho mọi người hiểu được một cách đầy đủ nhất về IPO. Có thể thấy IPO chính là một trong những hoạt động quan trọng của các Công ty trong quá trình chuyển đổi, cổ phần hóa và mở rộng phạm vi Công ty. Do đó, nó đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thống nhất trước khi quyết định để tránh những rủi ro không đáng có sau này.
Xem thêm những chia sẻ hay khác:
- POS là gì? Cách sử dụng và thanh toán qua POS như thế nào?
- Sàn Upcom là gì? Thông tin cơ bản xoay quanh sàn giao dịch này
- Mobile Banking là gì? Lưu ý quan trọng khi sử dụng dịch vụ này
- Dịch vụ internet banking là gì? Tính năng tiện ích
- SMS Banking là gì? Những lưu ý quan trong khi sử dụng
- Cách tính tỷ giá 1 nhân dân tệ bằng bao nhiêu tiền Việt