Nợ Nhóm 2 Là Gì? Cách Vay Tiền Khi Thuộc Nợ Xấu Nhóm 2

Published:

Hiện tại, nợ xấu đang trở thành một thuật ngữ tương đối quen thuộc đối với các tín đồ vay tín dụng, vay ngân hàng. Theo đó, nợ xấu nhóm 2 được hiểu là nhóm tệp các khách hàng có số dư nợ cần chú ý, họ vẫn có khả năng được xét duyệt hồ sơ vay vốn với tỷ lệ thấp nhưng vẫn có thể vay được. Vậy cụ thể nợ nhóm 2 là gì? Và ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2? Mời bạn cùng VNCB đi tìm hiểu thông tin chi tiết qua nội dung được chia sẻ phía dưới đây nhé!

Nợ nhóm 2 là gì?

Nợ nhóm 2 còn được gọi là nợ xấu nhóm 2. Đây là khái niệm được sử dụng để nhằm mục đích ám chỉ nhóm khách hàng có số dư nợ cần chú ý. Đa số những tài khoản nợ này đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

Tại hệ thống CIC của ngân hàng Nhà nước đều cập nhật đầy đủ mọi thông tin chi tiết của khách hàng nợ nhóm 2. Trong trường hợp chủ thể là những khách hàng đã thanh toán đủ thì trong 12 tháng hệ thống sẽ tự động cập nhật lại thông tin các đối tượng là khách hàng trên hệ thống.

Tuy nhiên dù CIC có cập nhật thì việc chủ thể thực hiện vay vốn ngân hàng vẫn gặp phải một chút trở ngại nhất định vì một số ngân hàng khi cho vay sẽ kiểm định tín dụng trong 5 năm hoặc thậm chí là tất cả giao dịch của khách hàng.

Nợ nhóm 2 là gì

Nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2

Nợ xấu nhóm 2 được hình thành do xuất phát từ những nguyên nhân điển hình sau đây:

  • Khách hàng vay tiền quên thanh toán lãi
  • Thời gian nhận lương, đóng tiền lãi chênh lệch 10 ngày
  • Khách hàng gặp một số vấn đề liên quan đến giao dịch dẫn đến việc thanh toán chậm trên 10 ngày
  • Nhiều khách hàng chần chừ trong việc thanh toán, cứ đợi đến 1 tháng rồi mới trả 1 thẻ nhưng gặp một số vấn đề nào đó nên trả nợ chậm trên 10 ngày
  • Khách hàng dùng thẻ tín dụng nhưng không lên kế hoạch chi tiêu hợp lý nên lúc đến hạn trả nợ không có khả năng thanh toán khiến mình rơi vào nợ nhóm 2
  • Khách hàng làm chứng minh tài chính giả
  • Khách hàng đổi số tài khoản nhưng mà chưa thông báo cho ngân hàng. Ngân hàng liên hệ qua điện thoại không nghe hoặc cố tình trốn tránh
Xem thêm:  Vay Tiền FPT Trả Góp: Điều Kiện, Thủ Tục Và Quy Trình Đăng Ký

Cách kiểm tra nợ nhóm 2 chính xác nhất

Trên mạng xã hội đang có khá nhiều thông tin hướng dẫn cho mọi người cách kiểm tra nợ xấu cá nhân trên CIC. Tuy nhiên bạn có biết là những dữ liệu này không đầy đủ hoàn toàn.

Đó là lý do khiến cho nhiều người tin tưởng vào cách tra nợ nhóm 2 và thấy kết quả lịch sử tín dụng của mình tốt. Nhưng sau nhiều ngày làm thủ tục vay vốn vẫn bị từ chối vì bị nợ khó đòi. Nếu bạn đang tìm kiếm cách kiểm tra nợ xấu nhóm 2 chính xác thì có thể tham khảo những cách sau:

Đăng ký vay vốn trực tiếp ngân hàng

Cách này cần có thời gian để chuẩn bị tài liệu xác minh danh tính, sao kê tài khoản ngân hàng nhưng mà khi bạn gửi đơn đăng ký của mình lên trên hệ thống thì phía thẩm định của ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra CIC trong 5 năm qua. Nhờ đó bạn sẽ biết được lịch sử tín dụng của mình đang là tốt hay xấu.

Ngoài ra nếu bạn có quan hệ tốt với nhân viên tín dụng làm việc trong ngân hàng thì có thể gửi số CMND/CCCD để nhờ họ xác minh cho.

Tính số ngày chậm thanh toán

Đây là một phương pháp thủ công nhưng mà cho độ chính xác cao. Qua đó bạn có thể tìm xem kỳ thanh toán nào của mình đang có tổng số lần thanh toán nợ trễ hạn cao nhất. Trường hợp ngày thanh toán mà bằng hoặc lớn hơn 10 ngày, nhỏ hơn 30 ngày so với thời hạn quy định thì chắc chắn bị liệt vào nợ nhóm 2.

Cách kiểm tra nợ nhóm 2 chính xác nhất

Trường hợp nợ xấu nhóm 2 được hỗ trợ vay tiền

Như đã chia sẻ thì nợ xấu nhóm 2 là nhóm nợ xấu nằm trong khoảng thời gian từ 10 – 90 ngày. Tuy nhiên đối tượng này vẫn sẽ được hỗ trợ vay tiền nhanh nếu như thuộc một trong những trường hợp cụ thể sau:

  • Trường hợp 1: Hệ thống CIC hiện tại cập nhật nợ xấu nhóm 1 nhưng có ghi nợ nhóm 2 trước đó 3 tháng. Nghĩa là trong 3 tháng gần đây kể từ thời điểm sau khi thanh toán nợ trước, khách hàng không trả trễ nợ tín dụng hay nợ vay lần nào nữa mà trả đúng hạn theo ngày ghi trên hợp đồng
  • Trường hợp 2: CIC hiện nhóm 1, có ghi nhận nợ nhóm 2 trong 3 tháng gần nhất. Hoặc CIC nhóm 1 hiện tại từng ghi nhận nợ nhóm 3. Tình trạng này được chấp nhận hỗ trợ nếu tối đa 1 lần nợ 15 ngày và 1 lần nợ dưới 3 ngày. Hoặc nợ xấu các chủ thể chỉ liên quan đến phí thẻ tín dụng không vượt quá 5 triệu đồng. Và hiện các chủ thể đó không có dư nợ quá hạn.

Vậy là trong hai trường hợp được đề cập ở trên thì các chủ thể có nợ xấu nhóm 2 vẫn sẽ được hỗ trợ vay tiền nhanh nhưng mà cần đáp ứng đầy đủ các quy định cần có mà nơi cho vay tiền đặt ra.

Xem thêm:  Cách Chuyển Tiền Sacombank Qua Điện Thoại Nhanh Chóng, Chính Xác

Hồ sơ và thủ tục cho vay vốn với đối tượng nợ nhóm 2

Khi mà những chủ thể nào không may bị liệt vào nợ nhóm 2 thì vẫn có khả năng vay vốn. Tuy nhiên để có thể được xét duyệt vay thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn
  • Sổ hộ khẩu thường trú/KT3/Giấy xác nhận tạm trú
  • Hợp đồng lao động
  • Bảng sao kê lương cho 3 tháng gần nhất
  • Bản sao kê thẻ tín dụng có thể hiện tình trạng nợ/giấy xác nhận tình trạng dư nợ hoặc giấy báo đã tất toán hết số tiền nợ
  • Bảng báo cáo số lần trả chậm nợ
  • Xác nhận có nợ tái cơ cấu với khoản vay không
  • Chứng minh không có nợ quá hạn gần nhất
  • Ngoài ra cần bổ sung thêm một vài loại giấy tờ khác tùy vào yêu cầu của bên cho vay
Hồ sơ và thủ tục cho vay vốn với đối tượng nợ nhóm 2

Ngoài ra khách hàng nợ nhóm 2 cần phải đảm bảo một số giấy tờ cũng như một số yêu cầu khác mà bên cho vay đặt ra như:

  • Khách hàng phải có đầy đủ chứng từ đã tất toán khoản vay của bên vay lần trước
  • Số lần nợ nhóm 2 trên 10 ngày không quá 2 lần trong phạm vi 12 tháng
  • Không được trả chậm quá 2 kỳ kế tiếp nhau

Trường hợp những chủ thể là đối tượng khách đã có lỡ trả chậm trên 10 ngày nhưng dưới 15 ngày 1 lần duy nhất thì tỷ lệ được xét duyệt hồ sơ cực cao, lên đến 90%.

Hướng dẫn cách vay tiền khi có nợ nhóm 2

Hiện nay có rất ít ngân hàng có triển khai hỗ trợ vay vốn cho khách hàng có nợ xấu hoặc nợ quá hạn. Vậy nên một khi khách hàng mà có bị nợ xấu hay nợ chú ý thì cần phải thực hiện các biện pháp sau đây nếu như muốn vay tiền tại ngân hàng.

Thứ nhất: Các chủ thể phải trả hết nợ hiện tại

Nợ xấu thực tế sẽ chẳng bao giờ có thể xóa đi vĩnh viễn nếu các chủ thể không chủ động trả hết nợ. Vì vậy điều cần làm trước tiên nếu đang có ý định vay vốn tiếp theo là phải thanh toán hết toàn bộ khoản nợ hiện tại. Điều này nhằm mục đích báo với ngân hàng rằng hiện tại chủ thể không còn dư nợ nữa và làm căn cứ để xem xét hỗ trợ vay.

Dù phải một khoảng thời gian sau đó lịch sử tín dụng mới được làm sạch nhưng việc thanh toán khoản vay đã vay là yêu cầu tiên quyết cần phải làm đầu tiên.

Hướng dẫn cách vay tiền khi có nợ nhóm 2

Thứ hai: Các chủ thể phải có người bảo lãnh khoản vay

Chủ thể mà là người bảo lãnh vay sẽ là người đứng tên ở trên hợp đồng vay chính. Khi đó ngân hàng bắt đầu thẩm định khoản vay dựa vào hồ sơ người bảo lãnh. Việc này có nghĩa là người đứng ra vay tiền là người bảo lãnh, chủ thể cần có trách nhiệm đồng trả nợ với người bảo lãnh trong trường hợp hồ sơ giải ngân thành công.

Xem thêm:  Thẻ Unionpay là gì? Top ngân hàng cung cấp thẻ Unionpay tại Việt Nam

Thứ ba: Các chủ thể phải có tài sản đảm bảo khi đăng ký vay

Khi chủ thể mà có tài sản đảm bảo thì đây sẽ là phương án hay giúp họ đăng ký vay thế chấp trong trường hợp có nợ xấu. Lúc này tài sản đảm bảo cần phải có giá trị ngang bằng hay lớn hơn số tiền mà chủ thể đăng ký vay. Sau này nếu bạn mất khả năng thanh toán khoản vay thì tài sản đảm bảo sẽ được lấy để thanh toán cho khoản vay đó.

Nợ xấu nhóm 2 có được vay thế chấp không?

Một tin khá vui dành cho mọi người là nếu bạn đang cần một khoản vay lớn nhưng hoài nghi liệu nợ xấu nhóm 2 có vay thế chấp được không thì câu trả lời là được vay.

Tuy nhiên cần chắc chắn một điều là trong 5 năm trở lại đây chưa từng thanh toán chậm bất kỳ khoản nợ nào trong vòng quá 30 ngày. Vì nếu rơi vào nợ nhóm 3 thì chắc chắn sẽ không có ngân hàng hay tổ chức tài chính nào giám cho bạn vay đâu.

Một số lưu ý để tránh rơi vào nợ nhóm 2

Bạn thấy đấy, việc bị xếp vào nợ nhóm 2 sẽ gây ra nhiều bất lợi trong suốt quá trình thực hiện vay vốn những đợt kế tiếp. Vì vậy để tránh điều này xảy ra thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

Một số lưu ý để tránh rơi vào nợ nhóm 
  • Nếu chủ thể là các nhà đầu tư thì cần xem xét và đánh giá lại khả năng cũng như phương án trả nợ trước khi làm thủ tục vay tại các ngân hàng hay công ty tài chính. Qua đó góp phần hạn chế tránh được tình trạng mất khả năng trả nợ nếu có bất kỳ phát sinh bất ngờ nào đó xảy ra.
  • Khi vay vốn, các chủ thể là nhà đầu tư cần lên kế hoạch sử dụng vốn thật hiểu rõ, minh bạch và rõ ràng
  • Thêm nữa, các chủ thể phải có trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn vay và đảm bảo đúng thời gian trả nợ, trả đúng ngày để không bị xếp vào nhóm nợ quá hạn
  • Nếu khả năng tài chính của các chủ thể có phát sinh bất lợi thì tốt nhất hãy liên hệ cho bên ngân hàng để được đưa ra phương án trả nợ tối ưu thay vì cứ chạy trốn

Mong rằng những thông tin hữu ích trên mà VNCB chia sẻ đã giúp cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về nợ nhóm 2 là gì cũng như có kiến thức để thoát khỏi nợ xấu một cách an toàn. Đồng thời tránh làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động vay vốn lần tiếp theo tại các tổ chức tài chính khác.

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT