Để thực hiện giao dịch ngân hàng, bạn có thể đến tại Hội sở, Chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi Hội sở ngân hàng là gì? Và giữa các điểm giao dịch này có sự khác nhau như thế nào?
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về hội sở ngân hàng cũng như phân biệt nó với các khái niệm liên quan. Từ đó, bạn sẽ chủ động chọn được nơi giao dịch phù hợp. Cùng đi tìm hiểu nhé.
Hội sở ngân hàng là gì?
Hội sở ngân hàng được hiểu là cơ quan đầu não, còn gọi là trụ sở, của một ngân hàng nào đó. Nơi đây tập trung các vị lãnh đạo lớn, có cơ cấu tổ chức lớn nhất, gồm nhiều phòng ban và chức năng. Vì là cơ quan đầu não của ngân hàng nên hội sở cũng là nơi có đầy đủ chức năng, quyền hạn quy định của một ngân hàng.
Vai trò của hội sở ngân hàng
Mỗi ngân hàng thông thường sẽ có một hội sở duy nhất. Tuy vậy, những ngân hàng có quy mô lớn cũng có thể có hai hội sở, đặt tại hai thành phố lớn khác nhau.
Như đã đề cập ở trên, hội sở ngân hàng là cơ quan cấp cao nhất của một ngân hàng, là nơi tập trung các “sếp lớn”, có các khối ngành khác nhau. Vì thế, hội sở chính là điểm xuất phát của những quyết định quan trọng có liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung hoặc định hướng phát triển của các cấp thấp nói riêng.
Nói một cách cụ thể, hội sở ngân hàng là nơi đưa ra những chính sách, quy định, phương hướng kinh doanh và hoạt động của ngân hàng. Đây cũng chính là cơ quan quan trọng nhất, không thể thiếu của một ngân hàng.
Hội sở ngân hàng khác gì với Chi nhánh ngân hàng?
Chi nhánh ngân hàng là cấp thấp dưới quyền của hội sở ngân hàng. Nói cách khác, hội sở ngân hàng phân quyền xuống các chi nhánh ngân hàng, nhằm thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng.
Do đó, số lượng chi nhánh ngân hàng hẳn nhiên sẽ nhiều hơn Hội sở. Mỗi ngân hàng có thể đặt đến hàng chục chi nhánh phân bố trên hầu khắp các thành phố lớn của cả nước.
Về phía mình, chi nhánh ngân hàng lại được tiếp tục phân ra thành hai cấp nhỏ, gồm: Chi nhánh ngân hàng cấp 1 và chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tiêu chí phân cấp này được thực hiện dựa trên mức lợi nhuận mà Chi nhánh đó đem lại. Hiểu đơn giản, chi nhánh ngân hàng cấp 1 là chi nhánh mang lại mức lợi nhuận cao hơn so với chi nhánh ngân hàng cấp 2.
Hội sở ngân hàng khác gì với Sở giao dịch ngân hàng?
Nhiều người thường hiểu lầm hội sở ngân hàng là Sở giao dịch ngân hàng. Đây điều khiến nhiều người hay bị nhầm lẫn.
Trên thực tế, Sở giao dịch ngân hàng có chức năng và quyền hạn thấp hơn cả Chi nhánh ngân hàng. Nói cách khác, Sở giao dịch ngân hàng là cấp dưới tiếp theo của chi nhánh. Thông thường, mỗi Chi nhánh ngân hàng có thể có nhiều sở giao dịch khác nhau và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Cũng chính vì vậy, Sở giao dịch cũng có cơ cấu tổ chức nhỏ hơn chi nhánh và đa số chỉ được đặt văn phòng tại các quận huyện. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Sở giao dịch ngân hàng chính là nơi tiếp nhận lượng khách hàng đông nhất, cũng là nơi đem lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng.
Dù vậy, vì là cấp thấp hơn chi nhánh nên Sở giao dịch ngân hàng cũng bị hạn chế về một số chức năng giao dịch nhất định. Ở một số địa phương, Sở giao dịch ngân hàng chỉ là nơi được dùng để cung cấp các khoản vay tín dụng hoặc huy động vốn tiết kiệm.
Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Hội sở ngân hàng khác gì với Phòng giao dịch ngân hàng là gì?
Hội sở ngân hàng là cấp cao nhất của một ngân hàng, trong khi Phòng giao dịch chỉ là một nơi thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cơ bản. Nói cách khác, Phòng giao dịch tương đương với sở giao dịch, là cấp thấp hơn nhiều so với hội sở ngân hàng.
Tuy vậy, bạn cũng cần phân biệt được điểm khác nhau cơ bản giữa Phòng giao dịch và Sở giao dịch ngân hàng. Nếu Phòng giao dịch ngân hàng thuộc quản lý của ngân hàng, thì sở giao dịch lại thuộc quản lý của cục thuế.
Đến tại phòng giao dịch, khách hàng chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân hàng cơ bản và không thể tiến hành thanh toán quốc tế. Xét về cơ cấu tổ chức, các ngân hàng thương mại cổ phần thường có quy định chung về các chi nhánh phòng giao dịch sẽ gồm: Ban kế toán-ngân quỹ, ban tổng hợp và ban khách hàng…
Khách hàng nên lựa chọn giao dịch ở đâu?
Như vậy, nói tóm lại, có 4 loại hình đại diện ngân hàng mà bạn có thể thực hiện giao dịch, gồm: Hội sở ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng, Sở giao dịch ngân hàng và Phòng giao dịch ngân hàng.
Vấn đề đặt ra là: Khách hàng nên lựa chọn giao dịch ở đâu để phù hợp với nhu cầu, mong muốn của mình? Vấn đề này có thể giải quyết đơn giản bằng một số lời khuyên như sau:
- Khách hàng nên đến các địa chỉ giao dịch gần nhất để tiến hành giao dịch một cách dễ dàng (thông thường là Phòng giao dịch hoặc Sở giao dịch).
- Nếu số tiền giao dịch dưới hạn mức 2 tỷ đồng, khách hàng nên tìm đến các Phòng giao dịch ngân hàng tại địa phương bởi hạn mức giao dịch này nằm xong quy định chung của các ngân hàng thương mại cổ phần.
- Nếu số tiền giao dịch lớn hơn 2 tỷ đồng, khách hàng nên xem xét lựa chọn thực hiện giao dịch cần thiết ở các sở giao dịch hoặc các chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc.
- Nếu khách hàng muốn thực hiện giao dịch quốc tế (chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về, thanh toán quốc tế…) thì Phòng giao dịch không đảm nhiệm được. Lúc này, bạn nên tìm đến ở giao dịch hoặc các chi nhánh ngân hàng.
- Chỉ khi thực hiện những giao dịch có hợp đồng kinh tế giá trị lớn thì khách hàng mới nên tìm đến hội sở ngân hàng. Bởi vì việc thực hiện giao dịch có giá trị kinh tế nhỏ thường bị hạn chế ở đây. Ngoài ra, số lượng hội sở chỉ có 1 hoặc 2 nên bạn cũng khó tiếp cận dễ dàng.
Ngày nay, ngoài giao dịch thông qua các điểm kể trên, khách hàng còn có thể thực hiện giao dịch thông qua cây ATM hoặc điện thoại thông minh nữa đấy.
Xem thêm: Thẻ ATM là gì? Vật ‘’bất ly thân’ của mỗi người hiện nay
Trên đây là bài viết giải đáp cụ thể hội sở là gì, đồng thời phân biệt nó với các khái niệm dễ nhầm lẫn. Hy vọng bài viết của VNCB sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.