Dư nợ là gì? Cách thanh toán dự nợ qua thẻ tín dụng

Published:

Nếu bạn đã từng sử dụng dịch vụ vay tín chấp của ngân hàng thì chắc chắn đã từng nghe đến cụm từ “Dư nợ là gì?”. Nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu về khái niệm này. Bài viết sau sẽ cho bạn những thông tin hữu ích về dư nợ là gì và những vấn đề xung quanh khái niệm này.

Công nghệ tài chính ngày càng phổ biến trong đời sống hằng ngày của mỗi người. Các giao dịch với ngân hàng không còn quá xa lạ khi chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ visa,… Nhiều người sử dụng thẻ tín dụng bởi vì tiện ích mà nó mang lại nhưng lại không tìm hiểu thông tin về các vấn đề khi sử dụng loại thẻ này. Việc tìm hiểu các thông tin một cách kỹ lưỡng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. Dưới đây là những thông tin về dư nợ mà bạn không thể bỏ qua.

Dư nợ là gì?

Dư nợ là một khái niệm còn khá xa lại với nhiều người, kể cả những người tham gia các sản phẩm tài chính của ngân hàng. Với tâm lý chỉ quan tâm đến những thông tin liên quan đến khoản vay của mình cùng những lợi ích sẽ có mà nhiều người vô tình bỏ qua câu hỏi “Dư nợ là gì”.

Dư nợ chính là số tiền nợ của các chủ thẻ tín dụng từ nhiều nguồn thẻ khác nhau như thẻ tín dụng, vay tín chấp, vay thế chấp nhà đất, vay vốn, thậm chí cả vay nóng,…(không bao gồm tiền lãi).

Dư nợ có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có khả năng vay vốn hay không, thậm chí đây còn là một trong những điều khoản xét duyệt của ngân hàng đối với các khoản vay của người tiêu dùng.

Dư nợ là gì?

Với những khách hàng chủ sử dụng thẻ tín dụng thì số tiền chi tiêu bằng thẻ chính là số dư nợ phải trả cho ngân hàng. Bởi vì thẻ tín dụng chính là loại hình thanh toán trước rồi trả sau cho ngân hàng. Dĩ nhiên, nó có hạn mức cụ thể và khách hàng phải chi trả cho ngân hàng mỗi tháng. Chỉ khi nào bạn thanh toán hết số tiền đã chi tiêu thì khi đó dư nợ tín dụng sẽ bằng 0. Đây được xem là thước đo đánh giá uy tín của bạn đối với các tổ chức tài chính.

Xem thêm:  Lãi suất thả nổi là gì? Có nên lựa chọn hình thức này

Thời điểm phát sinh dư nợ là khi nào?

Khi bạn hoàn tất mọi thủ tục vay của ngân hàng thì tại thời điểm đó vẫn chưa xuất hiện phát sinh dư nợ. Chỉ đến khi ngân hàng tiến hành giải ngân các khoản vay của bạn và bạn đã nhận được tiền vay thì khi đó mới được tính là thời điểm phát sinh nợ.

Nếu bạn vay tiền theo hình thức trả góp trung hay dài hạn thì dư nợ này sẽ giảm dần theo thời gian. Còn trường hợp bạn vay tiền theo hạn mức tức là vay đáo hạn gốc thì số tiền dư nợ đến cuối kỳ của bạn cũng sẽ không hề thay đổi.

Hậu quả của dư nợ quá hạn là gì?

Các đơn vị tài chính đã có quy định, dư nợ của khách hàng sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến lịch sử tài chính của bản thân họ. Vậy, hậu quả của dư nợ quá hạn là gì?

Các ngân hàng sẽ chỉ nhắc nhở khách hàng khi khoản nợ đến kỳ hạn nhưng khách hàng vẫn chưa thanh toán bằng mức phạt từ 5 – 6 % số tiền nợ. Tuy nhiên, khi số tiền nợ quá lớn hoặc nợ quá hạn lâu thì ngân hàng buộc phải thực hiện các chính sách nặng hơn. Cụ thể chính là:

  • Người mang dư nợ sẽ không được thực hiện thêm bất cứ khoản vay nào khác như vay tín chấp, vay tiền mặt, vay tiêu dùng ở bất kỳ ngân hàng nào hay các tổ chức tài chính hợp pháp nào khác.
  • Thẻ tín dụng sẽ bị vô hiệu hóa và không thể sử dụng được nữa.
  • Có nhiều khách hàng sau khi phát hiện mình rơi vào trường hợp này đã tiến hành thanh toán đầy đủ dư nợ. Nhưng họ vẫn phải chờ một thời gian dài để được duyệt các hồ sơ xin vay tiền.
  • Nếu không chi trả các khoản nợ này thì khách hàng có nguy cơ mất hết các tài sản thế chấp.
Xem thêm:  Top dịch vụ đáo hạn ngân hàng bạn có thể tin tưởng

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng như thế nào?

Khách hàng có 4 cách để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng như sau:

  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng: Khách hàng có thể đến bất kỳ điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng mà mình đăng ký để thanh toán dư nợ.

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng như thế nào?

  • Ký séc hoặc ủy nhiệm chi: Ở những nước phát triển, mọi người thường chọn hình thức ký séc hoặc giấy ủy nhiệm chi kèm chữ ký để gửi ngân hàng yêu cầu thanh toán dư nợ cho thẻ tín dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hình thức thanh toán này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
  • Ghi nợ tự động: Bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ ghi nợ tự động thì ngân hàng sẽ chủ động chuyển khoản tiền từ tài khoản thanh toán của bạn sang tài khoản tín dụng. Và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình hình thức thanh toán một phần hay thanh toán toàn bộ khoản dư nợ.
  • Thanh toán dư nợ bằng hình thức chuyển khoản: Đây được xem là phương thức thanh toán nợ nhanh chóng và tiện lợi nhất mà nhiều người ưu tiên lựa chọn. Bạn có thể thực hiện thao tác chuyển khoản tại các quầy, trụ ATM hoặc qua ngân hàng điện tử.

Cách kiểm tra dư nợ của ngân hàng

Kiểm tra bằng hệ thống phần mềm quản lý khách hàng của ngân hàng

Ở mỗi ngân hàng đều sẽ có hệ thống phần mềm để quản lý khách hàng như Core banking T24 của ngân hàng Sacombank, MS, MSB,… hay hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL của ngân hàng VIB, HDBank,…

Nhân viên ngân hàng có thể tra cứu thông tin về khoản dư nợ của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào nhờ phần mềm này. Khi khách hàng muốn tất toán khoản vay, họ sẽ liên hệ với cán bộ ngân hàng để biết chính xác số tiền dư nợ của mình là bao nhiêu.

Xem thêm:  Tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?

Kiểm tra bằng cách tra cứu CIC

Để có thể chủ động và thuận tiện trong việc tra cứu thông tin số dư nợ của mình thì khách hàng có thể tạo cho mình một tài khoản tại Trung tâm CIC. Tuy nhiên, cách kiểm tra này có một nhược điểm chính là khách hàng chỉ có thể kiểm tra thông tin về số dư nợ trong vòng 1 tháng trở về trước chứ không thể xem được dư nợ tại thời điểm hiện tại.

Cách kiểm tra dư nợ của ngân hàng

Kiểm tra dư nợ theo cách tính toán thủ công dựa vào hợp đồng tín dụng đối với trường hợp vay trả góp

Đối với những trường hợp khách hàng vay trả góp, hợp đồng tín dụng được ghi những thông tin như sau:

  • Số tiền vay: 600.000.000 VNĐ
  • Thời gian vay: 120 tháng
  • Số tiền trả gốc đều hàng tháng: 5.000.000 VNĐ
  • Lãi suất: Theo quy định ngân hàng
  • Ngày giải ngân: 20/9/2018

Hiện tại là ngày 28/9/2019, bạn đã trả nợ được 12 tháng, số nợ giảm: 60.000.000 VNĐ và dư nợ hiện tại sẽ là: 540.000.000 VNĐ.

Hy vọng bài viết trên đây của VNCB đã cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn về các vấn đề xung quanh “Dư nợ là gì?”. Điều quan trọng là bạn cần nhớ chính là phải luôn ghi nhớ thời gian phải thanh toán cho ngân hàng. Cùng với đó là cần nắm được các thông tin về các khái niệm xung quanh các vấn đề khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Với các thông tin trên đây, bạn hãy biết các để bảo vệ tài chính của bản thân nhé.

Xem thêm các bài viết chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT