Có thể làm gì để tiền sinh ra tiền với số vốn 50 triệu đồng?

Published:

Nói đến đầu tư, bạn nghĩ rằng mình cần có trong tay số vốn từ 9 con số trở lên, một tư duy tài chính táo bạo hay tinh thần thép để chấp nhận rủi ro? Nếu bạn có khoản tiền nhàn rỗi 50 triệu đồng và đang băn khoăn liệu có thể làm gì để số vốn khiêm tốn ấy sinh lợi nhiều hơn, thì sau đây là 5 kênh đầu tư mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Đầu tư vào bản thân – Kênh đầu tư bền vững theo thời gian

“Chi trả cho bản thân trước” là một trong những lời khuyên bất biến của các chuyên gia tài chính. Nguyên tắc này có nghĩa là ngay khi nhận lương, hãy dành ra một khoản để chi trả cho bản thân mình trước. Khoản tiết kiệm này được dùng để đầu tư vào chăm sóc cá nhân, phát triển bản thân hay đơn giản để tiết kiệm cho các mục tiêu dài hơi hơn.

Thế nên, nếu bạn có 50 triệu đồng trong tay mà chưa biết bỏ “trứng” vào “rổ” nào, hãy quay về bên trong mình với kênh đầu tư hiệu quả nhất: đầu tư cho bản thân thông qua học hành. Bạn có thể dùng số tiền đó để học trực tuyến trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, chuyên môn… mà bạn cảm thấy cần thiết hoặc hứng thú. Kênh đầu tư này có thể không giúp “tiền sinh ra tiền” trong thời gian sớm nhất, nhưng bạn sẽ gặt hái được thành quả về lâu về dài. Đó có thể là sự thăng tiến trong sự nghiệp, tăng lương, có thêm nguồn thu nhập, hay thậm chí là sự trưởng thành trong tư duy giúp bạn tự tin khởi nghiệp.

Xem thêm:  4 Cách để tự do tài chính từ quản lý tiền và đầu tư hiệu quả

Đầu tư cho con trẻ – Quỹ yêu thương vô giá từ cha mẹ

Nếu bạn có con nhỏ, việc đầu tư tài chính cho tương lai của con là điều tất yếu, nên được thực hiện từ sớm. Có thể bạn nghĩ rằng, bạn còn nhiều năm hoặc thậm chí 18 năm nữa để lo về điều này; do đó, nên ưu tiên khoản dư từ thu nhập cho những việc cấp bách, quan trọng hơn ở hiện tại. Tuy nhiên, khi con càng lên lớp lớn hơn, lên cấp cao hơn thì học phí sẽ càng tăng. Chưa kể, nếu con học đại học xa nhà hoặc du học thì chi phí lại càng cực kỳ tốn kém. Nếu không vun đắp nền tảng kinh tế dần dà, thì về sau bạn có thể sẽ nặng gánh áp lực và luôn thường trực nỗi bất an.

Thế nên, nếu bạn muốn tạo điều kiện cho con vươn đến những chân trời rộng mở khi trưởng thành, hãy chủ động xây bệ phóng cho con ngay từ hôm nay. Chỉ với 50 triệu là bạn đã có thể bắt đầu mở quỹ đầu tư, tích luỹ cho tương lai của con. Mỗi năm bạn có thể tiếp tục rót vào quỹ bằng cách đều đặn để dành một khoản nhỏ từ nguồn thu nhập hàng tháng của gia đình. Khoản đầu tư nhỏ từng tháng, từng năm này sẽ “góp gió thành bão”, phát huy tác dụng – mà mai này khi nhìn lại bạn sẽ thầm cảm ơn bản thân vì đã làm điều đó.

Đầu tư vào thị thường chứng khoán – Lợi nhuận tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro

Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư đáng cân nhắc nếu bạn muốn tạo thu nhập thụ động – tức là bạn không cần làm gì trong khi tiền vẫn tiếp tục “làm việc”, đẻ ra thêm tiền cho bạn. Tuy nhiên, kênh đầu tư này đòi hỏi bạn phải trang bị kiến thức chuyên môn và có tinh thần vững vàng.

Đầu tư cổ phiếu đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng rủi ro cao. Nếu đầu tư tốt, bạn có thể nhận được tỷ suất sinh lời trung bình 8% – 12%/năm. Nếu bạn có khả năng chịu đựng rủi ro thấp, bạn có thể xem xét hình thức đầu tư trái phiếu. Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ mà tổ chức phát hành trái phiếu phải trả cho bạn. Nói cách khác, trái phiếu là một khoản nợ mà tổ chức phát hành trái phiếu vay từ người mua trái phiếu. Người mua được nhận tiền lãi hàng năm và nhận khoản tiền vay gốc vào cuối kỳ hạn của trái phiếu, tương tự như tiền gửi ngân hàng. Lợi nhuận của trái phiếu thường thấp hơn cổ phiếu do lãi suất không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng là hình thức đầu tư phù hợp với người thích sự an toàn, ổn định.

Xem thêm:  7 thói quen lạ giúp cải thiện sức khoẻ

>>> Có thể bạn quan tâm: Phải làm gì khi thị trường chứng khoán tiến về vùng đáy?

Đầu tư vào kênh trực tuyến của mình – Thế giới phẳng mở lối cho tiền về

Bán hàng online là hình thức kinh doanh phổ biến nhất của lĩnh vực đầu tư này. Với 50 triệu cùng sự am hiểu nhất định mặt hàng muốn bán, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của riêng mình. Facebook, Instagram, Youtube và các nền tảng thương mại điện tử mở ra nhiều lựa chọn để bạn khởi sự thương hiệu mà mình ấp ủ. Lẽ dĩ nhiên, rủi ro luôn tồn tại trong kinh doanh. Một vài lời khuyên của các nhà khởi nghiệp là: đi từng bước chắc chắn, rót vốn từ từ cho các mặt hàng chủ lực và theo dõi doanh thu hàng ngày trước khi mở rộng quy mô kinh doanh.

Bên cạnh đó, mặt hàng kinh doanh của bạn không nhất thiết là sản phẩm hữu hình. Chưa bao giờ, “mặt hàng kinh doanh” lại mang tính linh hoạt, đa dạng, rộng mở như trong thời đại internet ngày nay. Những kiến thức, kỹ năng, đam mê, tài lẻ… mà bạn sở hữu đều có tiềm năng tạo ra dòng tiền thông qua kênh cá nhân của bạn trên các nền tảng mạng xã hội. Bạn có thể dùng 50 triệu để đầu tư cho cơ sở vật chất và xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo lập kênh kiếm tiền trực tuyến từ đam mê hoặc sở trường của mình.

Xem thêm:  Người Nhật sống khoẻ nhờ thực hiện 7 điều này

>>> Đừng bỏ lỡ: Những xu hướng mới trong cách quản lý tiền bạc thời 4.0 mà bạn không nên bỏ lỡ

Đầu tư vào sức khoẻ thông qua bảo hiểm nhân thọ – Bước đi thông minh của hiện tại

Sức khoẻ là tài sản lớn nhất của mỗi người. Có sức khoẻ là có tất cả. Nhiều khi có tiền lại chẳng thể “mua” được sức khoẻ. Nhưng còn sức khoẻ thì bạn vẫn có thể làm ra tiền. Để khối tài sản này vận hành tốt nhất, bạn cần chú trọng chăm sóc sức khoẻ của mình trong hiện tại và dự phòng cho tương lai. Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ là kênh đầu tư mà bạn nên cân nhắc “rót tiền” đầu tư trước tiên nếu có khoản dư. Nếu không muốn dồn hết khoản dư dôi, tích luỹ khiêm tốn hàng năm cho gói bảo hiểm sức khoẻ thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp tài chính kết hợp giữa bảo hiểm và đầu tư.

Các giải pháp tích hợp đầu tư và bảo vệ toàn diện trước rủi ro

50 triệu có thể không phải là con số quá lớn, nhưng hoàn toàn có thể tạo ra lợi nhuận theo thời gian nếu bạn chọn được kênh sinh lời hợp lý. Dù rằng có nhiều lựa chọn để đắn đo, và đầu tư là phạm trù có xu hướng thiên về lý trí, nhưng đôi khi quyết định sáng suốt nhất lại nằm ở việc lắng nghe trực giác và trái tim, xem bản thân mình thực sự muốn đầu tư vào điều gì nhất. VNCB chúc bạn tìm được kênh đầu tư ưng ý cho mình!

 

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT