Ký quỹ là gì? Các hình thức ký quỹ

Published:

Giao dịch ký quỹ là phương thức giao dịch tài sản bằng cách sử dụng các khoản quỹ do bên thứ ba cung cấp. So với các tài khoản giao dịch thông thường, tài khoản ký quỹ cho phép các nhà giao dịch tiếp cận được số vốn lớn hơn, cho phép họ nâng cao vị thế của mình.

Về cơ bản, giao dịch ký quỹ tăng giá trị kết quả giao dịch để các nhà giao dịch có thể nhận được lợi nhuận lớn hơn trên các giao dịch thành công. Khả năng mở rộng kết quả giao dịch này khiến giao dịch ký quỹ trở nên đặc biệt phổ biến ở các thị trường biến động thấp, đặc biệt là thị trường Forex quốc tế. Tuy nhiên, giao dịch ký quỹ cũng được sử dụng trong thị trường chứng khoán, hàng hóa và tiền điện tử.

Trong các thị trường truyền thống, các khoản vay thường do một nhà môi giới đầu tư cung cấp. Tuy nhiên, trong giao dịch tiền điện tử, tiền thường do các nhà giao dịch khác – những người kiếm được tiền lãi dựa trên nhu cầu thị trường đối với tiền ký quỹ – cung cấp. Ngoài ra, một số sàn giao dịch tiền điện tử cũng cung cấp tiền ký quỹ cho người dùng của họ.

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ là một trong bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 1, 2 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc ký quỹ thường được pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể nhất định bên có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, theo điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 330. Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, có 1 số điểm khác biệt cơ bản của biện pháp ký quỹ so với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác như:

  • Hoạt động ký quỹ có sự xuất hiện của 3 bên :

– Bên ký quỹ:
– Ngân hàng (tổ chức tín dụng) nhận ký quỹ
– Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại
Mục đích: Bảo đảm cho việc được thanh toán bồi thường thiệt hại khi bên ký quỹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

  • Đặc điểm: các bên cùng thoả thuận về 1 số nội dung có liên quan:

– Đăng ký tài sản ký quỹ
– Cách thức và phương án giải quyết hậu quả khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

  • Tổ chức tín dụng là người trung gian giữ tài sản kí quỹ dưới hình thức là tài khoản phong tỏa trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và chỉ phải hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm dứt ký quỹ.

Viện dẫn cho điều 330 BLDS, tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

Xem thêm:  Hướng dẫn vay tiền Tamo nhanh chóng trong năm 2024

Tiền gửi ký quỹ là loại tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn của một tổ chức hay doanh nghiệp tại một ngân hàng cung cấp dịch vụ gửi tiền ký quỹ. Số tiền đó sẽ được xem như một hình thức đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp và tổ chức đối với tổ chức ngân hàng và các bên liên quan.

Theo quy định của pháp luật, ký quỹ có thể là một khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hoặc một số giấy tờ quan trọng liên quan được đưa vào một tài khoản được phong tỏa trong ngân hàng, bảo lãnh cho doanh nghiệp khi thực hiện các dự án hay đầu tư. Tài sản đó sẽ được kiểm soát chặt chẽ và có thể thu hồi kịp thời.

Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì doanh nghiệp và tổ chức đó phải chịu bồi thường, tổn thất nếu xảy ra cũng như phải chịu trách nhiệm pháp luật.

Đây sẽ là hình thức giúp tổ chức, doanh nghiệp chứng minh được tài chính của mình. Đặc biệt là những tổ chức: tư vấn du học, kinh doanh bảo hiểm, …

Các loại ký quỹ hiện nay

Các loại ký quỹ hiện nay

Hiện nay, tùy thuộc vào mục đích gửi ký quỹ của bạn mà sẽ có từng loại riêng biệt, có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 3 loại:

  • Mở L/C.
  • Bảo lãnh.
  • Kinh doanh doanh nghiệp các ngành nghề.

Ký quỹ mở L/C

Ký quỹ mở L/C (Letter of Credit) là hình thức giao dịch giữa người mua (bên nhập khẩu) và người bán (bên xuất khẩu) thông qua trung gian là ngân hàng.

L/C là lá đơn do ngân hàng lập ra do yêu cầu của bên nhập khẩu yêu cầu, nội dung lá đơn là cam kết sẽ thanh toàn bộ hoặc một phần số tiền giao dịch cho bên xuất khẩu trong vòng một khoản thời gian cụ thể nếu bên xuất khẩu xuất trình được những chứng chỉ thanh toán phù hợp với điều khoản đã ghi trong L/C.

Chẳng hạn, bên nhập khẩu (bên A) mua muốn một lô hàng bàn ghế có giá 30 tỷ đồng do bên xuất khẩu (bên B) thực hiện gia công. Tuy nhiên, bên A không muốn gửi tiền trước cho bên B để tránh bị lừa đảo, bên B cũng không muốn đưa toàn bộ lô hàng cho bên A với lý do tương tự. Vì vậy, bên A sẽ yêu cầu ngân hàng lập ra L/C và cam kết sẽ thanh toán với bên B theo yêu cầu của bên B.

Ký quỹ bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Loại hình bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường chỉ phổ biến trong lĩnh vực xây dung giữa chủ thầu và nhà đầu tư vì chi phí của loại hình này khá đắt đỏ, gấp nhiều lần loại hình ký quỹ mở L/C.

Loại hình này bao gồm một hợp đồng mà bên ngân hàng soạn thảo với nhà đầu tư cam kết bảo lãnh cho một bên nhà thầu có thể thực hiện hợp đồng trong thời gian bảo lãnh. Nếu trong trường hợp có xảy ra mất mát lớn cho chủ đầu tư thì phải bồi thường nếu còn trong thời gian bảo lãnh. Thư bảo lãnh thường phải ghi đúng thời gian bảo lãnh cũng như là giá trị của đợt đó.

Khi các nhà thầu trúng được một gói thầu của chủ đầu tư thì chủ đầu tư thường yêu cầu các nhà thầu phải ký quỹ để đảm bảo nhà thầu sẽ làm việc đúng theo hợp đồng và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể gặp trong quá trình thi công, xây dựng. Hình thức này tương đối là an toàn cho cả hai bên cũng như là ngân hàng.

Ký quỹ kinh doanh các ngành nghề

Ký quỹ kinh doanh các ngành nghề là loại hình kinh doanh nhằm đảm bảo một số ngành nghề như lữ hành, môi giới việc làm có thể tránh được tình trạng vỡ nợ hay phá sản.

Chẳng hạn như ở ngành lữ hành, pháp luật Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp cần ký quỹ ít nhất 250.000.000 VND đến 500.000.000 VND cho lữ hành quốc tế và ngân hàng sẽ trả lãi theo từng đợt theo số tiền trong tài khoản. Chủ doanh nghiệp cần duy trì số dư tối thiểu và chỉ được sử dụng số tiền, tài sản này trong trường hợp trong trường hợp xảy ra rủi ro đối với khách du lịch và được ngân hàng xét duyệt.

Xem thêm:  Hướng dẫn đăng ký vay tiêu dùng online cho sinh viên

Đối với các ngành khác sẽ có những quy định cũng như quy chế khác nhau để đảm bảo việc kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Cách thức hoạt động của giao dịch ký quỹ?

Cách thức hoạt động của giao dịch ký quỹ?

Khi giao dịch ký quỹ được bắt đầu, người giao dịch sẽ được yêu cầu cam kết tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị đơn hàng. Khoản đầu tư ban đầu này được gọi là ký quỹ và nó liên quan chặt chẽ đến khái niệm đòn bẩy.

Nói cách khác, tài khoản giao dịch ký quỹ được sử dụng để tạo giao dịch có đòn bẩy và đòn bẩy mô tả tỷ lệ vốn vay so với ký quỹ. Ví dụ: để mở giao dịch 100.000 đô la với tỷ lệ đòn bẩy 10:1, một nhà giao dịch sẽ cần phải cam kết 10.000 đô la vốn của họ.

Dĩ nhiên, các sàn giao dịch và thị trường khác nhau cung cấp một bộ quy tắc và tỷ lệ đòn bẩy riêng biệt.

Ví dụ: trong thị trường chứng khoán, 2:1 là tỷ lệ điển hình, trong khi hợp đồng tương lai thường được giao dịch ở mức đòn bẩy 15:1. Đối với môi giới Forex, giao dịch ký quỹ thường được đòn bẩy theo tỷ lệ 50:1, nhưng trong một số trường hợp cũng sử dụng cả tỉ lệ 100:1 và 200:1. Trong thị trường tiền điện tử, các tỷ lệ này thường dao động từ 2:1 đến 100:1 và cộng đồng giao dịch thường sử dụng thuật ngữ ‘x’ (2x, 5x, 10x, 50x, v.v.).

Giao dịch ký quỹ có thể được sử dụng để mở cả hai vị thế dài và ngắn. Vị thế dài cho thấy giả định rằng giá của tài sản sẽ tăng lên, trong khi vị thế ngắn phản ánh điều ngược lại. Trong khi vị thế ký quỹ được mở, tài sản của người giao dịch đóng vai trò là tài sản thế chấp cho các khoản vay.

Các nhà giao dịch cần hiểu rõ điều này, vì hầu hết các nhà môi giới đều có quyền bán giải chấp các tài sản này trong trường hợp thị trường di chuyển ngược lại vị thế của họ (trên hoặc dưới một ngưỡng nhất định).

Chẳng hạn, nếu một nhà giao dịch mở một vị thế đòn bẩy dài, họ có thể bị yêu cầu gửi thêm tiền vào tài khoản ký quỹ khi giá giảm đáng kể. Cuộc gọi ký quỹ xảy ra khi một nhà giao dịch được yêu cầu gửi thêm tiền vào tài khoản ký quỹ của họ để đạt được các yêu cầu giao dịch ký quỹ tối thiểu.

Nếu nhà giao dịch không làm như vậy, cổ phần của họ sẽ tự động được thanh lý để bù lỗ. Thông thường, điều này xảy ra khi tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu trong tài khoản ký quỹ, còn được gọi là ký quỹ thanh khoản, giảm xuống dưới mức tổng yêu cầu ký quỹ của sàn giao dịch hoặc nhà môi giới cụ thể đó.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm rõ ràng nhất của giao dịch ký quỹ là nó có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn do giá trị tương đối lớn hơn của các vị thế giao dịch. Ngoài ra, giao dịch ký quỹ có thể hữu ích cho việc đa dạng hóa khoản đầu tư, vì các nhà giao dịch có thể mở nhiều vị thế với các khoản đầu tư tương đối nhỏ. Cuối cùng, có một tài khoản ký quỹ có thể giúp các nhà giao dịch dễ dàng mở các vị thế một cách nhanh chóng mà không phải chuyển một khoản tiền lớn vào tài khoản của họ.

Bất chấp tất cả những ưu điểm này, giao dịch ký quỹ cũng có những nhược điểm rõ ràng như là tăng thua lỗ cũng giống như cách nó có thể tăng lợi nhuận. Không giống như giao dịch trong ngày thông thường, khi thực hiện giao dịch ký quỹ, nhà giao dịch có thể chịu mức thua lỗ vượt quá khoản đầu tư ban đầu, do đó, nó được coi là phương thức giao dịch có rủi ro cao.

Xem thêm:  Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân nhanh chóng nhất

Tùy thuộc vào số lượng đòn bẩy của một giao dịch, kể cả một sự sụt giảm nhỏ trong giá thị trường cũng có thể gây ra tổn thất đáng kể cho các nhà giao dịch. Vì lý do này, các nhà đầu tư, những người quyết định sử dụng phương thức giao dịch ký quỹ, cần sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro phù hợp và các công cụ giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như các lệnh dừng giới hạn.

Giao dịch ký quỹ trong thị trường tiền điện tử

Bản chất của giao dịch ký quỹ vốn rủi ro hơn giao dịch thông thường, nhưng trong lĩnh vực tiền điện tử, mức độ rủi ro thậm chí còn cao hơn. Do mức độ biến động cao điển hình cho các thị trường này, các nhà giao dịch ký quỹ tiền điện tử nên đặc biệt cẩn thận. Mặc dù các chiến lược phòng ngừa rủi ro và quản lý rủi ro có thể có ích, giao dịch ký quỹ chắc chắn không phù hợp cho người mới bắt đầu.

Việc có thể phân tích biểu đồ, xác định xu hướng và xác định điểm vào và thoát sẽ không loại bỏ các rủi ro liên quan đến giao dịch ký quỹ, nhưng nó có thể giúp dự đoán tốt hơn các rủi ro và giao dịch hiệu quả hơn. Vì vậy, trước khi đòn bẩy các giao dịch tiền điện tử của mình, các nhà giao dịch trước hết nên hiểu sâu về phân tích kỹ thuật và có kinh nghiệm giao dịch trong ngày sâu sắc.

Tài trợ ký quỹ

Đối với các nhà đầu tư không có khả năng chấp nhận rủi ro để tự tham gia giao dịch ký quỹ, có một cách khác để kiếm lợi từ các phương thức giao dịch được đòn bẩy. Một số nền tảng giao dịch và sàn giao dịch tiền điện tử cung cấp một tính năng được gọi là tài trợ ký quỹ, tại đây người dùng có thể cam kết tiền của mình để tài trợ cho các giao dịch ký quỹ của người dùng khác.

Quá trình này thường tuân theo các điều khoản cụ thể và mang lại lãi suất động. Nếu một nhà giao dịch chấp nhận các điều khoản và nhận lời đề nghị, nhà cung cấp của quỹ có quyền trả nợ khoản vay với lãi suất đã thỏa thuận.

Mặc dù các sàn giao dịch khác nhau có các cơ chế khác nhau, nhưng rủi ro của việc cung cấp tiền ký quỹ là tương đối thấp, do thực tế là các vị thế đòn bẩy có thể bị bắt buộc thanh lý để ngăn thua lỗ quá mức. Tuy nhiên, tài trợ ký quỹ yêu cầu người dùng giữ tiền của họ trong ví giao dịch. Vì vậy, cần xem xét các rủi ro liên quan và hiểu cách thức hoạt động của tính năng này trên sàn giao dịch mà họ chọn.

Kết luận

Chắc chắn, giao dịch ký quỹ là một công cụ hữu ích cho những người muốn gia tăng lợi nhuận từ các giao dịch thành công của họ. Nếu được sử dụng đúng cách, giao dịch đòn bẩy được cung cấp bởi các tài khoản ký quỹ có thể giúp tăng lợi nhuận cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư

Tuy nhiên, như đã đề cập, phương thức giao dịch này cũng có thể tăng thua lỗ và có mức độ rủi ro cao hơn nhiều. Vì vậy, chỉ những nhà giao dịch có kỹ năng cao mới nên sử dụng nó. Khi được sử dụng trong thị trường tiền điện tử, thậm chí cần tiếp cận giao dịch ký quỹ cẩn thận hơn do mức độ biến động thị trường cao. Hi vọng qua bài viết trên VNCB đã cung cấp thêm những thông tin đến bạn.

Xem thêm các bài viết:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT