Giải chấp là vấn đề được rất nhiều người có ý định vay vốn ngân hàng quan tâm. Chúng ta đã nghe nhiều về giải chấp nhưng không phải ai cũng nắm rõ khái niệm này cũng như thủ tục thực hiện nó.
Nếu bạn muốn vay vốn ngân hàng bạn phải giải chấp tài sản. Đây là một hành động bắt buộc đối với người đi vay. Bạn nên nắm rõ những vấn đề xoay quanh giải chấp để không phải bỡ ngỡ hoặc xảy ra sơ xuất trong quá trình vay vốn. Trong bài viết này của VNCB chúng ta cùng tìm hiểu xem giải chấp là gì và thủ tục của nó như thế nào nhé.
Giải chấp là gì?
Giải chấp (còn được gọi là giải chấp ngân hàng) tức là việc giải trừ thế chấp tài sản đang dùng để đảm bảo cho khoản nợ tại ngân hàng. Khi một tài sản được giải chấp nghĩa là chúng sẽ không còn nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ nữa.
Thế chấp tài sản để vay vốn là điều không còn xa lạ nữa. Khi đến hạn trả nợ gốc cho ngân hàng thì người vay bắt buộc phải tiến hành giải chấp tài sản. Nếu bạn không thanh lý đúng thời hạn, khoản nợ đã vay sẽ chuyển thành nợ xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của bạn sau này, bạn sẽ khó được ngân hàng thẩm định các khoản vay mới.
Vì sao cần phải thực hiện giải chấp?
Giải chấp là quyền lợi của người vay đồng thời cũng là trách nhiệm của ngân hàng. Ví dụ như giải chấp căn hộ, nếu bạn đã mang căn hộ đi thế chấp vay vốn, nhưng muốn cho thuê hoặc bán căn hộ đó thì cần phải giải chấp trước khi ký hợp đồng với khách hàng. Cũng có những trường hợp khách hàng đồng ý chấp nhận tài sản vẫn đang thế chấp, nếu vậy bạn không cần thực hiện giải chấp.
Khi nào thì cần giải chấp ngân hàng?
Giải chấp ngân hàng là việc bắt buộc đối với người vay, vậy lúc nào thì cần giải chấp? Có những trường hợp sau đây:
- Khi bạn trả hết khoản nợ đã vay cho ngân hàng
- Khi bạn đang vay, chưa trả xong nợ nhưng muốn rút tài sản đang thế chấp ra để thay thế bằng loại tài sản khác. Lúc đó bạn sẽ làm thủ tục giải chấp cho tài sản cần rút.
- Khi bạn có điều kiện để thanh toán khoản nợ cho ngân hàng trước thời hạn quy định và có nhu cầu rút tài sản đã thế chấp ra khỏi ngân hàng.
Hồ sơ cần có để thực hiện giải chấp
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất (bản gốc)
- Đơn thông báo giải chấp hoặc văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của ngân hàng (1 bản)
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (1 bản)
- Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bên thế chấp
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện giải chấp
Thủ tục của giải chấp
Để giải chấp cần những thủ tục gì? Đây là một câu hỏi rất được quan tâm bởi nhắc đến các thủ tục của ngân hàng ai cũng mang tâm thế ngán ngẩm cả. Thực ra thủ tục của giải chấp không quá rắc rối đâu.
Khi có nhu cầu giải chấp tài sản bạn hãy lên ngân hàng trả hết khoản nợ rồi gặp nhân viên tín dụng để họ chuẩn bị cho bạn những loại giấy tờ cần thiết như: Đơn đề nghị giải chấp ngân hàng, đơn thông báo giải chấp, đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp.
Tóm lại hồ sơ nhân viên tín dụng chuẩn bị cho bạn và cả giấy tờ bạn cần chuẩn bị sẽ gồm có:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất (bản gốc)
- Đơn thông báo giải chấp hoặc văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của ngân hàng (1 bản)
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (1 bản)
- Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bên thế chấp
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện giải chấp
Khi đã chuẩn bị xong những giấy tờ bạn cần đem lên nộp ở chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký quyền sở hữu đất cấp huyện. Cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành:
- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin hợp lệ và gửi phiếu hẹn lấy kết quả
- Xóa thông tin đăng ký thế chấp trong giấy chứng nhận và sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của Pháp luật
- Chứng nhận xóa đăng ký thế chấp vào đơn yêu cầu xóa đăng ký cho khách hàng
- Trả kết quả cho người yêu cầu xóa đăng ký theo lịch đã hẹn
Trên đây là những thông tin về giải chấp bạn nên biết. Đã có nhiều trường hợp vì không nắm rõ những quy định và các vấn đề xoay quanh giải chấp mà người vay phải chịu những thiệt thòi không đáng có.
Xem thêm những chia sẻ hay khác: