Trong quá trình vay vốn tại các ngân hàng, người vay sẽ phải đăng ký giao dịch đảm bảo bằng các tài sản thế chấp. Sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ, các tài sản này sẽ phải được thực hiện giải chấp sổ đỏ.
Đăng ký xóa bỏ thế chấp là một thủ tục hành chính được thực hiện tại các cơ quan quản lý nhà nước đang được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thủ tục xóa bỏ thế chấp hay giải chấp sổ đỏ qua chia sẻ của Công Danh để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Giải chấp là gì?
Giải chấp (hay còn được gọi là giải chấp ngân hàng) là việc thực hiện giải trừ thế chấp đối với các tài sản đang ở ngân hàng. Một tài sản sẽ được giải chấp sổ đỏ khi nó đã có thể chấm dứt nghĩa vụ phải đảm bảo cho các khoản nợ đã vay. Có thể nói, việc thực hiện giải chấp sổ đó là một trong những điều bắt buộc phải làm đối với người vay khi đã đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng.
Người vay có nghĩa vụ phải hoàn trả nợ vay theo đúng thời hạn, việc trả nợ không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn hay đưa vào nợ xấu nhóm 2. Nợ quá hạn sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay sau này, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ tín dụng.
Hầu hết các khoản vay tiền đều có tài sản bảo đảm không đúng với khả năng tài chính trong phương án vay vốn của ngân ngân hàng, thể hiện rõ hơn hết là các khoản vay ngắn hạn. Khi tài sản đảm bảo không đúng khả năng tài chính trong các phương án vay tiền thì sẽ khó hoàn trả nợ gốc đúng hạn, giải chấp và thanh lý đúng hạn.
Tại sao phải giải chấp sổ đỏ
Những trường hợp cần giải chấp sổ đỏ
Việc thực hiện giải chấp sổ đỏ sẽ diễn ra trong một số trường hợp khi khách hàng đang vay nợ tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng và được đảm bảo bằng sổ đỏ hoặc sổ hồng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn tiến hành giải chấp sổ đỏ trong một số trường hợp sau:
- Khi cần bán nhà giải chấp ngân hàng.
- Các trường hợp bán ô tô, xe hơi.
- Tiến hành vay vốn tại một ngân hàng khác.
- Tiến hành vay vốn tại chính ngân hàng cũ đã vay trước đó.
Hậu quả của việc không giải chấp sổ đỏ đúng hạn
Khi không giải chấp sổ đỏ đúng hạn, cả người vay và ngân hàng đều sẽ gặp phải một số rủi ro sau:
Đối với người vay:
- Khi không giải chấp đúng hạn, khoản nợ của người vay sẽ được chuyển thành nợ quá hạn. Khoản nợ này sẽ bị CIC (Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng) ghi nhận lại thông tin, từ đó làm cho lý lịch tín dụng bị xấu đi và sẽ ảnh hưởng không tốt đến các khoản vay sau này.
- Khi không giải chấp đúng hạn, người vay sẽ bị phạt quá hạn và ngân hàng sẽ sử dụng các các cách để đòi tiền như: liên tục gọi điện thoại, gửi thông báo đến nhà nhắc nhở,… gây ra những sự phiền toái trong cuộc sống hằng ngày.
Đối với ngân hàng cho vay:
- Khi khách hàng vay không giải chấp đúng hạn, hồ sơ vay sẽ được mổ xẻ cho ra để xem xét lỗi tại đâu, sau đó tiến hành làm báo cáo, giải trình, đánh giá lại… mất rất nhiều thời gian và thủ tục.
- Ngân hàng nhà nước sẽ bị buộc phải trích ra dự phòng cho khoản vay, điều này làm giảm đi mức thu nhập của đơn vị cho vay. Nếu như tỷ lệ khách hàng không giải chấp đúng hạn quá cao thì đơn vị cho vay sẽ bị ngân hàng nhà nước kiểm soát một cách đặc biệt.
Thủ tục giải chấp sổ đỏ
Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, người vay sẽ bắt đầu chuẩn bị các thủ tục giải chấp sổ đỏ. Hồ sơ để thực hiện thủ tục giải chấp bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (01 bản chính).
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo biểu mẫu có sẵn (01 bản chính).
- Văn bản đồng ý về việc xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu về việc xóa đăng ký này là bên thế chấp (01 bản chính).
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bên thế chấp.
- Văn bản uỷ quyền nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có công chứng, chứng thực), trừ trường hợp mà người yêu cầu đăng ký có thể xuất trình được bản chính.
Cùng lúc đó, khi người vay đã hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ cho ngân hàng, ngân hàng cũng sẽ tiến hành trả lại cho người vay:
- Giấy thông báo về việc giải chấp (2 bản).
- Đơn yêu cầu về việc xóa bỏ thế chấp (2 bản).
- Các loại giấy tờ về hợp đồng vay cũng như đăng ký thế chấp và hồ sơ vay mà ngân hàng đã làm việc với người vay lúc đăng ký đảm bảo.
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ và hoàn thiện hồ sơ, hồ sơ này sẽ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, nơi mà trước đây đã thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp.
Trình tự giải quyết giải chấp sổ đỏ
Bước 1: Người vay nộp hồ sơ đăng ký yêu cầu về việc giải chấp sổ đỏ.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành nhận hồ sơ đăng ký.
Trong trường hợp bộ hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ cấp cho người yêu cầu đăng ký một phiếu tiếp nhận hồ sơ và thông báo lịch hẹn trả kết quả.
Bước 3: Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra lại một lần nữa thật chi tiết về hồ sơ yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: Trong những trường hợp từ chối các hồ sơ đăng ký được căn cứ theo quy định đã được nêu rõ tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ từ chối đăng ký bằng các văn bản và chuyển hồ sơ đã đăng ký cùng với văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký. Sau đó sẽ hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện lại theo đúng quy định.
Với trường hợp xóa đăng ký mà không có những căn cứ từ chối đăng ký thì trong thời hạn đăng ký, văn phòng quản lý đất đai sẽ thực hiện các công việc sau:
- Ghi nhận nội dung xóa đăng ký và thời điểm đăng ký theo đúng với thứ tự đã tiếp nhận hồ sơ vào sổ địa chính và giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sau khi đã ghi vào sổ địa chính và giấy chứng nhận, văn phòng sẽ ghi nội dung xóa đăng ký và thời điểm đăng ký (chi tiết theo giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên đơn yêu cầu đăng ký mà người yêu cầu đã nộp.
Bước 5: Trả lại kết quả đăng ký
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành trả lại cho người yêu cầu đăng ký theo đúng thời gian lịch hẹn đã định bao gồm 1 bản chính các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký đã có chứng nhận của văn phòng đăng ký đất đai.
- Đơn yêu cầu về việc chuyển tiếp đăng ký thế chấp, giải chấp có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai.
- Giấy chứng nhận có ghi rõ nội dung đăng ký thế chấp, nội dung đăng ký thay đổi, xóa đăng ký (giải chấp) hoặc có nội dung sửa chữa sai sót.
- Văn bản thông báo việc chỉnh lý những thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong trường hợp người thực hiện đăng ký tự phát hiện ra có các sai sót trong hồ sơ địa chính do lỗi của bản thân hoặc Văn bản đính chính những thông tin sai sót về nội dung đăng ký và Đơn yêu cầu đăng ký đã có chứng nhận của cơ quan đăng ký khi có sai sót trong trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện sai sót.
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo hình thức nhận kết quả trực tiếp tại văn phòng hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
Trên đây là những thông tin liên quan đến thủ tục giải chấp sổ đỏ. Hiện nay trên thị trường cũng xuất khá nhiều các đơn vị cung cấp dịch vụ giúp bạn thực hiện các thủ tục giải chấp mà không phải mất quá nhiều thời gian và chi phí. Hy vọng rằng qua bài viết của VNCB sẽ giúp bạn nắm rõ hơn các thủ tục cũng như quy trình làm việc của việc giải chấp sổ đỏ. Hãy lưu lại các thông tin để có thể thực hiện ngay khi có nhu cầu nhé.