Thanh khoản là gì? Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản

Published:

Bạn thường nghe nói thanh khoản trong các bài báo hoặc các kênh thời sự kinh doanh, tài chính. Đặc biệt, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. 

Vậy bạn đã biết thanh khoản là gì? rủi ro là gì? và nguyên nhân nào dẫn đến những rủi ro đó? Hãy tìm hiểu chi tiết khái niệm này ngay dưới đây nhé!

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản hay còn gọi là Liquidity, một khái niệm trong lĩnh vực tài chính chỉ mức độ lưu động của một sản phẩm hay tài sản bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà trong đó giá thị trường không bị ảnh hưởng nhiều.

Hay nói một cách dễ hiểu, thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt từ một sản phẩm hay tài sản nào đó.

Ý nghĩa của thanh khoản

Thanh khoản mang đến rất nhiều ý nghĩa như:

  • Mang đến sự linh hoạt và an toàn của một tài sản hay thị trường.
  • Tài sản ngắn hạn hay lưu động sẽ có tính thanh khoản cao khi giá ít biến động trên thị trường.
  • Thị trường hoạt động càng năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản sẽ càng cao.

Xếp loại các tài sản theo tính thanh khoản

Trong tài chính kế toán, các tài sản ngắn hạn hoặc lưu động được sắp xếp theo từ cao đến thấp theo tính thanh khoản như sau: 

  • Tiền mặt.
  • Đầu tư ngắn hạn.
  • Khoản phải thu.
  • Ứng trước ngắn hạn.
  • Hàng tồn kho.

Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất bởi vì luôn được dùng trực tiếp để thanh toán, lưu thông hay tích trữ. 

Riêng hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất bởi đã phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ, sau đó mới chuyển thành khoản phải thu, một thời gian mới được chuyển thành tiền mặt.

Khuyến cáo nhằm hạn chế rủi ro

Các sản phẩm chẳng hạn như: vàng, bất động sản hay bảo hiểm,… đều có mối quan hệ liên thông với nhau trên thị trường. Tức khi thị trường biến động đều thì sẽ ảnh hưởng toàn diện tới thị trường chứng khoán, từ đó gây nên rủi ro thanh khoản.

Xem thêm:  Những sai lầm thường gặp trong quản lý tài chính cá nhân

Do đó, khi bạn lựa chọn chứng khoán để đầu tư, thì ngân hàng hay các nhà đầu tư cần phải xem xét đến khả năng bán lại để bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu. Đây chính là cách để bạn có thể tránh được các rủi ro từ chứng khoán, đồng thời, phòng ngừa được khả năng không bán lại được, hoặc bị mất giá khi bán đi.

Ngoài ra, để hạn chế được những rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư cũng nên tìm cách phân bổ nguồn vốn sao cho phù hợp nhất.

Khuyến cáo nhằm hạn chế rủi ro

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

Một số nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản thường do các yếu tố như sau:

Ngân hàng vay mượn quá nhiều:

Khi ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi hay quỹ dự trữ từ các tổ chức tài chính, cá nhân sau đó chuyển thành tài sản đầu tư có hạn. Khi đó, sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng về thời hạn giữa sử dụng vốn và nguồn vốn. Rất ít trường hợp luồng tiền thu hồi được từ các khoản đầu tư có thể cân bằng chính xác với luồng tiền đang chi ra để giúp trang trải cho các nguồn vốn huy động trước đây.

Sự thay đổi về lãi suất:

Đây là một trong những nguyên nhân cần phải nói đến. Sự thay đổi về lãi suất, đặc biệt là các khoản lãi suất tiền gửi. Khi lãi suất tăng thì một số người sẽ rút vốn ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào những nơi có tỷ suất sinh ra lợi nhuận cao hơn.

Lúc này, các khách hàng vay tiền sẽ bị trị hoàn về yêu cầu vay vốn và sẽ tiếp cận đến các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền. Cả hai sẽ đều bị tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. 

Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá trị thị trường, các tài sản ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản. Đồng thời còn trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.

Các thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Khi bị mất tính thanh khoản, các ngân hàng sẽ phải chịu một số thiệt hại như sau:

  • Phải chạy đua để huy động vốn. Bởi để đảm bảo cung ứng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản thì ngân hàng sẽ phải phải huy động vốn với lãi suất rất cao. Điều này có nghĩa khi lãi suất huy động cao thì buộc lãi suất cấp tín dụng sẽ cao lên và khó có thể cho vay.
  • Ngân hàng sẽ bị lỗ khi phải trả lãi suất huy động nhưng lại không thể cho vay.
  • Ngân hàng mất tính thanh khoản không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người gửi. Từ đó sẽ gây mất niềm tin của người gửi tiền, thậm chí các giao dịch liên ngân hàng. 
  • Đồng thời ngân hàng cũng sẽ không đáp ứng được các nhu cầu giải ngân cho các khoản vay tín dụng.
Xem thêm:  Bánh xe cuộc đời là gì? Cách áp dụng thông minh để cân bằng cuộc sống?

Các thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Trong phạm vi vĩ mô đối với nền kinh tế, khi ngân hàng bị mất tính thanh khoản sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến vấn đề như: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội… 

  • Ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động đầu tư. Một khi lãi suất tiền gửi tăng thì nguồn tiền sẽ tập trung gửi vào ngân hàng. Lúc này làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động vốn.
  • Lãi suất cấp tín dụng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến giá cả tăng, giảm quy mô đầu tư và từ đó dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế.
  • Đời sống của nhân dân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi giá cả ngày một tăng lên.

Khuyến nghị giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản

Đối với Ngân hàng nhà nước:

Cần hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.

Đối với các ngân hàng thương mại lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì Ngân hàng Nhà nước nên hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Đối với các ngân hàng thương mại nhỏ, không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì tốt nhất Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua các công cụ tái cấp vốn. 

Việc hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước sẽ rất ngắn hạn và các ngân hàng thương mại sẽ phải điều chỉnh lại các cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn sao cho phù hợp nhất để có thể hạn chế rủi ro thanh khoản một cách thấp nhất.

Đối với các ngân hàng thương mại:

Tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong các hoạt động của Tổ chức tín dụng, tránh tuyệt đối việc chạy theo lợi nhuận để bất chấp mọi rủi ro.

Xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, kiểm tra xem tài sản có phù hợp nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cả cho vay trên thị trường; Cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn và vay trung hạn.

Xem thêm:  7 thói quen lạ giúp cải thiện sức khoẻ

Phát hành những giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và nhiều rủi ro như: bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng. 

Duy trì tỷ lệ dự trữ. Bởi cách này sẽ giúp đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Từ đó giúp ngân hàng đối phó với rủi ro thanh khoản và có khoảng thu nhập hợp lý. 

Hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động nguồn vốn và cho vay theo lãi suất thị trường. Thường có tình trạng khách hàng gửi tiền rồi rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường đang tăng hoặc khi đối thủ khác đưa ra lãi suất gửi cao hơn.

Khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không trả nợ thì khi trả xong sẽ khó vay lại ngân hàng. Khi đó, họ sẽ bị chịu phạt với mức lãi suất quá hạn. Lúc này, lãi quá hạn thấp hơn lãi vay mới. Điều này cũng đã gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Quản lý thật tốt rủi ro về kỳ hạn: Khi không cân đối về kỳ hạn sẽ khiến ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản. 

Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Các ngân hàng cần quan tâm hơn tới thị trường tiền tệ phái sinh để quản lý tốt hơn về tài sản nợ và tài sản có của mình. Sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả, chẳng hạn như: công cụ SWAP, Forward,…

Nhìn chung thì thanh khoản và việc quản lý thanh khoản đòi hỏi nhà quản trị phải có sự phân tích cẩn trọng giữa cung và cầu. Nếu không nắm rõ được bản chất của vấn để, khi mất thanh khoản sẽ gây ra những thiệt hại về tài chính không hề nhẹ.

Trên đây là những nội dung về thanh khoản là gì, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và những rủi ro khi thanh khoản. Hy vọng với những chia sẻ trên của VNCB sẽ giúp bạn nắm rõ hơn các vấn đề và giảm được các thiệt hại khi mất thanh khoản.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT