VNCB

  • Trang chủ
  • Cách vay tiền
  • Hình thức vay
  • Kinh nghiệm vay
  • Tin tức khác
You are here: Home / Tài chính / Lợi nhuận biên là gì? Cách phân biệt đơn giản nhất

Lợi nhuận biên là gì? Cách phân biệt đơn giản nhất

17 Tháng Ba, 2020 18 Tháng Ba, 2021 Công Danh 0 Comment

Mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp khi hoạt động là giữ được tiền và kiếm ra tiền. Điều này phụ thuộc nhiều vào hiệu suất hoạt động và tính thanh khoản của doanh nghiệp. Do đó, chủ doanh nghiệp cần phải biết cách phân tích đúng các khía cạnh khác nhau gồm khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh.

Việc tính toán tỷ số lợi nhuận biên chính xác sẽ là giải pháp để giúp doanh nghiệp nhìn nhận ra được khả năng tạo ra tiền và giữ tiền. Vậy lợi nhuận biên là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn ngay dưới đây của VNCB nhé!

Mục lục bài viết

  1. Lợi nhuận biên là gì?
  2. Tổng quan về lợi nhuận biên
  3. Tầm quan trọng của tỷ số lợi nhuận biên đối với doanh nghiệp
  4. Tìm hiểu về các loại lợi nhuận biên
    1. Lợi nhuận biên gộp
    2. Lợi nhuận biên ròng
    3. Lợi nhuận biên hoạt động

Lợi nhuận biên là gì?

Lợi nhuận biên hay còn gọi là profit margin, đây là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cộng với mức chi phí tiêu thụ của nó. Mức lãi gộp của các doanh nghiệp phụ thuộc vào thặng số tính bằng phần trăm chi phí khi xác định giá bán. Mức lãi gộp này được biểu thị bằng tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu.

Lợi nhuận biên là gì?

Tổng quan về lợi nhuận biên

Lợi nhuận biên được sử dụng để so sánh trong nội bộ. Tuy nhiên, không hề dễ để có thể so sánh chính xác tỷ lệ lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau. Việc sắp xếp các hoạt động và vấn đề tài chính của các doanh nghiệp thay đổi rất nhiều bởi các thực thể khác nhau sẽ có các mức độ chi tiêu khác nhau.

Do đó, so sánh lợi nhuận biên giữa các công ty với nhau có thể có ý nghĩa rất ít. Mức lợi nhuận biên thấp cho thấy biên độ an toàn thấp. Từ đó, rủi ro cao hơn, tức doanh số bán hàng giảm, lợi nhuận sẽ giảm và dẫn đến thua lỗ.

Lợi nhuận biên là chỉ số chiến lược về định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Con số lợi nhuận biên mỗi công ty sẽ có sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm.

Tầm quan trọng của tỷ số lợi nhuận biên đối với doanh nghiệp

Tỷ số lợi nhuận biên sẽ cho biết mỗi đồng doanh thu đem về sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Để tiến hành so sánh các doanh nghiệp cùng ngành thì chỉ số lợi nhuận biên vô cùng hữu ích. Doanh nghiệp nào có mức lợi nhuận biên cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi nhiều hơn và kiểm soát được chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Tầm quan trọng của lợi nhuận biên

Con số về mức tỷ số lợi nhuận biên sẽ cung cấp cho người điều hành doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý dòng tiền. Tuy nhiên, thay vì đo lường các giá trị mà người quản lý kiếm được từ số tài sản, vốn cổ phần hay vốn đầu tư, các chỉ số này sẽ giúp đo lường số tiền một công ty kiếm được từ tổng doanh thu hoặc tổng doanh số mang lại. Hay hiểu một cách đơn giản, tỷ số lợi nhuận biên là mức thu nhập được thể hiện dưới dạng tỷ lệ hay phần trăm của doanh số bán hàng.

Có ba loại tỷ số lợi nhuận biên gồm: 

  • Lợi nhuận biên gộp.
  • Lợi nhuận biên hoạt động.
  • Lợi nhuận biên ròng.

Tìm hiểu về các loại lợi nhuận biên

Lợi nhuận biên gộp

Mức lợi nhuận biên gộp sẽ cho biết lợi nhuận một doanh nghiệp thu được từ các khoản chi phí bán hàng, hay mức giá vốn bán hàng. Có thể nói cách khác, nó sẽ cho thấy hiệu suất sử dụng lao động và các vật tư trong quá trình sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận biên gộp cao sẽ có dư rất nhiều tiền để có thể chi cho các hoạt động kinh doanh khác. Chẳng hạn như: phát triển cho quá trình marketing, tiếp thị sản phẩm. Do đó các giám đốc điều cần phải thật lưu ý sự đi xuống trong hệ số lợi nhuận biên gộp qua thời gian. Đây là một dấu hiệu của các vấn đề mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong tương lai.

Điều quan trọng là lợi nhuận biên gộp có thể dao động đáng kể giữa các doanh nghiệp khác nhau và các ngành nghề hoạt động khác nhau. Ví dụ như ngành điện tử có lợi nhuận biên gộp khoảng 5, trong khi ngành sản xuất bao bì có lợi nhuận biên gộp khoảng 80.

Lợi nhuận biên ròng

Lợi nhuận biên ròng là mức lợi nhuận được tạo ra từ tất cả các giai đoạn kinh doanh, bao gồm cả thuế. Nói một cách dễ hiểu, tỷ lệ này sẽ so sánh thu nhập ròng với mức doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Nó là con số tổng thể hiện sát sườn nhất hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đó.

Để có thể so sánh các doanh nghiệp từ năm này sang năm khác, lợi nhuận ròng sau thuế phải được lấy trước khi đi trừ lợi ích của cổ đông thiểu số và sau đó cộng với thu nhập từ số vốn cổ phần. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đều có tất cả các khoản mục này. Ngoài ra, thu nhập từ vốn đầu tư, thứ mà nhà quản lý hoàn toàn phụ thuộc sự chủ quan, có thể thay đổi rất đáng kể từ năm này sang năm khác.

Lợi nhuận biên ròng từ các giai đoạn kinh doanh

Lợi nhuận biên hoạt động

Con số lợi nhuận biên hoạt động sẽ cho bạn thấy mức độ thành công trong việc quản lý tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó.

Tỷ số này là một đánh giá gần như đúng cho mức đòn bẩy hoạt động mà một doanh nghiệp có thể đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Mức lợi nhuận biên hoạt động cao sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó kiểm soát mức chi phí hiệu quả, hoặc là doanh số bán hàng đang gia tăng nhanh hơn so với chi phí hoạt động.

Lợi nhuận biên hoạt động còn giúp cho các nhà đầu tư so sánh tỷ số lợi nhuận biên giữa các doanh nghiệp không công bố cụ thể về chi phí vốn hàng bán riêng. Mức lợi nhuận này đo lường giá trị tiền tạo ra bởi hoạt động kinh doanh. Đối với một số người sẽ coi đây là thước đo lợi nhuận đáng tin cậy hơn vì khác với thu nhập ròng, rất khó để có thể thổi phồng con số này bằng các thủ thuật kế toán.

Như vậy, trên đây là những thông tin về lợi nhuận biên và gì và những nội dung liên quan. Hy vọng với những chia sẻ trên của VNCB sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về khái niệm này và có cách quản lý dòng tiền cũng như mức lợi nhuận biên hiệu quả nhé.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

  • Chi phí vốn là gì? cách xác định nhanh chóng
  • Đầu cơ là gì? Sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư
  • Thuế suất lũy tiến là gì?
  • Tổng doanh thu là gì? Cách tính tổng doanh thu đơn giản nhất
  • Thặng dư là gì và bản chất của thặng dư
  • Giá trị sổ sách là gì và những hạn chế của giá trị sổ sách

Category: Tài chính

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nội dung

Follow on social

  • Facebook
  • Google+
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Featured posts

TTR là gì

TTR là gì? Thuật ngữ TTR và TT trong thanh toán quốc tế có gì khác nhau?

26 Tháng Một, 2021

banker là gì

Banker là gì? Yếu tố để bạn trở thành một Banker chuyên nghiệp

24 Tháng Một, 2021

hột xoàn là gì

Hột xoàn là gì? Hột xoàn và kim cương có phải là một?

22 Tháng Một, 2021

cho vay ngắn hạn là gì và các phương thức cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là gì? Các phương thức cho vay ngắn hạn

20 Tháng Một, 2021

Vàng sjc là gì

Vàng SJC là gì và có nên mua vàng SJC không?

18 Tháng Một, 2021

dịch vụ a transfer là gì

Dịch vụ A-transfer là gì? Cách đăng ký và sử dụng A-transfer

16 Tháng Một, 2021

Footer

Recent posts

  • TTR là gì? Thuật ngữ TTR và TT trong thanh toán quốc tế có gì khác nhau?
  • Banker là gì? Yếu tố để bạn trở thành một Banker chuyên nghiệp
  • Hột xoàn là gì? Hột xoàn và kim cương có phải là một?
  • Cho vay ngắn hạn là gì? Các phương thức cho vay ngắn hạn
  • Vàng SJC là gì và có nên mua vàng SJC không?
  • Dịch vụ A-transfer là gì? Cách đăng ký và sử dụng A-transfer

Bản quyền nội dung

DMCA.com Protection Status


Pass: [email protected]

Giới thiệu VNCB

VNCB là trang tin chuyên chia sẻ giúp bạn những thông tin về tài chính, các cách thức vay tiền nhanh từ ngân hàng, và cung cấp những giải đáp về thắc mắc của người dùng trong lĩnh vực vay tài chính.

Mọi thông tin VNCB cung cấp đều dựa trên ý kiến của nhiều chuyên gia tài chính và tổng hợp từ trên internet.

VNCB Design by Vô Danh - Chính sách bảo mật