Giá trị sổ sách là gì và những hạn chế của giá trị sổ sách

Published:

Giá trị sổ sách sẽ là thuộc ngữ quen thuộc với dân kế toán hay những ai biết chơi cổ phiếu. Tuy nhiên với một người “tay mơ” khi nghe qua chắc hẳn có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho thuật ngữ này. Doanh nghiệp nào cũng sẽ có giá trị sổ sách, nếu bạn chưa hiểu đó thực ra là gì, cách tính như thế nào và các hạn chế thì hãy theo dõi tiếp bài viết bên dưới  của VNCB nhé. 

Giá trị sổ sách là gì?

Giá trị sổ sách có tên tiếng Anh là Book Value Per Share (hay thường dùng dưới tên viết tắt là BVPS). Nói một cách dễ hiểu thì đây là giá trị tài chính của một công ty. Giá trị này sẽ bao gồm tất cả tài sản bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà máy, nguyên vật liệu, tiền mặt… thể hiện trong bảng cân đối kế toán sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ mà công ty phải trả.

Giá trị sổ sách là gì? 

Tất cả tài sản sẽ bao gồm cả tài sản vô hình và tài sản hữu hình, bao gồm cả những khoản nợ mà đối tác hoặc khách hàng nợ công ty hay những món đồ tồn kho. Tất cả nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, thuế các loại phải đóng.

Xem thêm:  Thanh toán Airpay trên Shopee có được hoàn tiền không?

Nếu công ty phá sản hay giải thể thì đây là số tiền sau cùng mà các cổ đông trong công ty có thể nhận được. Chúng được tính theo công thức sau:

Giá trị sổ sách = Tổng tài sản – Tổng số nợ phải trả. 

Ví dụ một công ty bánh kẹo A sau khi thanh lý hết toàn bộ tài sản và cộng lại với những khoản tiền mặt thì tổng số tiền hiện có là 50 tỷ. Trong khi đó công ty này nợ nhà phân phối nguyên liệu 10 tỷ, nợ nhà phân phối bao bì sản phẩm 5 tỷ, tổng số nợ là 15 tỷ. Vậy số tiền còn lại 35 tỷ sau khi đã trả hết nợ chính là giá trị sổ sách.

Ý nghĩa của giá trị sổ sách

Ý nghĩa của giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách cũng là yếu tố để tính ra được giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu mà công ty đó đang có. Công thức tính như sau:

Giá cổ phiếu = Giá trị sổ sách / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Ví dụ công ty bánh kẹo A nói trên đang sở hữu 5 triệu cổ phiếu thì giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu sẽ là 35 tỷ/ 5 triệu = 7000 đồng.

Giá trị sổ sách cũng là yếu tố tạo nên chỉ số P/B. Chỉ số P/B là một trong những điều mà các nhà đầu tư quan tâm khi muốn rót vốn vào một doanh nghiệp nào đó. Hệ số này càng cao thì rủi ro càng lớn. Người ta dùng chỉ số P/B để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:

Xem thêm:  Thặng dư là gì và bản chất của thặng dư

P/B = Giá cổ phiếu / Giá trị sổ sách.

Ví dụ: P/B của công ty A nói trên là 7000 chia cho 35 tỷ, kết quả bằng 0,0000002.

Những hạn chế của giá trị sổ sách

Những hạn chế của giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách vẫn tồn tại nhiều hạn chế chưa được khắc phục. Những hạn chế này ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư cũng như là sự khách quan của con số mà báo cáo tài chính đưa ra. Hạn chế đó là:

  • Các nhà đầu tư không thể nắm được giá trị sổ sách bất cứ lúc nào bởi con số này chỉ được báo cáo hàng quý, hàng năm. Có nghĩa là khi có báo cáo tài chính sự những nhà đầu tư mới nhìn nhận đánh giá được sự thay đổi của giá trị sổ sách qua các quý, các năm.
  • Việc khấu hao cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính khách quan của giá trị tài sản các loại thiết bị máy móc trong báo cáo tài chính.
  • Giá trị của các loại thiết bị máy móc trong báo cáo tài chính có thể không đúng khi tuổi thọ của những thiết bị này ngày càng có xu hướng giảm bởi công nghệ kỹ thuật tiến bộ hơn.

Giá trị sổ sách góp phần quan trọng trong việc thể hiện tài chính của một công ty nhưng không phải lúc nào nó cũng liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu. Nhiều người vẫn nhập nhằng điều này. Hy vọng qua bài viết này của Công Danh bạn cũng đã phần nào gỡ rối được khái niệm của giá trị sổ sách và hiểu thêm về thị trường chứng khoán. VNCB chúc các bạn có nhiều sức khoẻ!

Xem thêm:  Quên Mã PIN Agribank Thì Phải Làm Sao? Cách Lấy Lại Mật Khẩu Thẻ ATM

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT