Giá trị gia tăng là gì? Chúng có ý nghĩa thế nào trong nền kinh tế

Published:

Khi nghe ai đó nhắc về cụm từ “giá trị gia tăng” có thể bạn sẽ cảm giác vừa quen thuộc vừa xa lạ. Quen thuộc là vì ai đã đi làm rồi chắc chắn đã tiếp xúc. Thế nhưng đa số chúng ta lại chỉ hiểu một cách mơ hồ, không rõ ràng.

Vậy cụ thể thì giá trị gia tăng là gì? Nó đóng vai trò quan trọng gì trong nền kinh tế. Và nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn hay không? Hãy thử tìm hiểu qua bài viết dưới đây qua chia sẻ của VNCB vì biết đâu một lúc nào đấy bạn sẽ cần đến những thông tin này.

Giá trị gia tăng là gì?

Giá trị gia tăng trong tiếng Anh là Value Added, thường viết tắt là VA. Nó là thuật ngữ mô tả giá trị tăng thêm mà công ty cung cấp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trước khi bán cho khách hàng. Đôi khi nó được một công ty hoặc nhà sản xuất bổ sung thêm tính năng đặc biệt nào đó để làm tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hơn so với các sản phẩm, dịch vụ khác của đối thủ.

Giá trị gia tăng là gì?

Giá trị gia tăng của một sản phẩm sẽ được tính bằng phí chênh lệch giữa giá của sản phẩm hoặc dịch vụ và chi phí sản xuất ra nó. Giá trị gia tăng có thể được áp dụng cho trường hợp khi mà công ty của bạn có một sản phẩm gần như không có gì quá khác biệt so với sản phẩm của đối thủ. Tuy nhiên, công ty bạn đã cải tạo và thêm vào nó một tính năng hoặc tiện ích bổ sung nào đó để khi bán cho khách hàng thì sản phẩm đó mang lại cho họ cảm nhận về giá trị cao hơn.

Xem thêm:  Bạn giữ tiền ở đâu?

Thêm tiện ích mới cho sản phẩm có thể chỉ đơn giản là việc gắn tên thương hiệu của công ty vào một sản phẩm chung, hoặc tạo ra một tính năng hoàn toàn khác biệt mà chưa công ty nào, sản phẩm nào từng ra mắt trước đây. Việc thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ là điều rất quan trọng bởi vì nó chính là yếu tố tạo động lực cho người tiêu dùng mua hàng, từ đó giúp làm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.

Công thức tính giá trị gia tăng

Nếu chúng ta quy định ký hiệu của giá trị gia tăng là VA, doanh thu hoặc sản lượng (tính theo giá bán) của một doanh nghiệp là TO còn giá trị đầu vào trung gian (tính theo giá mua) là II, chúng ta có công thức sau:

VA=TO-II

Dựa vào công thức trên, chúng ta có thể tính được tổng giá trị gia tăng mà nền kinh tế sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Cụ thể chúng ta sẽ tính bằng cách lấy tổng của cả hai vế:

∑VA=∑TO – ∑II

Hãy chú ý rằng ∑TO bao gồm sản phẩm cuối cùng (FO) và sản phẩm trung gian (IO) và ∑TO = ∑II, có nghĩa là đầu vào trung gian của doanh nghiệp này cũng chính là sản phẩm trung gian của doanh nghiệp kia và chúng phải bằng nhau nếu tính cho toàn bộ nền kinh tế, thì chúng ta có thể suy ra như sau:

∑VA=GDP

Đây cũng chính là cơ sở cho việc vận dụng phương pháp giá trị gia tăng để tính GDP.

Xem thêm:  Giờ làm việc các ngân hàng tại Việt Nam chính xác nhất

Giá trị gia tăng trong nền kinh tế

Những đóng góp của một ngành công nghiệp nào đó cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị gia tăng của một ngành, hay còn gọi là GDP theo ngành. Nếu tất cả các giai đoạn sản xuất diễn ra trong biên giới của một quốc gia thì tổng giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn là những gì được tính trong GDP.

Giá trị gia tăng trong nền kinh tế

Khác với giá trị gia tăng, tổng giá trị gia tăng là giá thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng và chỉ được tính trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở được sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng (VAT) mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống.

Để có thể xác định giá trị một ngành đã đóng góp vào GDP của một quốc gia  là bao nhiêu thì người ta sẽ dựa vào giá trị gia tăng của một ngành. Cụ thể đó là bằng cách tính chênh lệch giữa tổng doanh thu của một ngành và tổng chi phí đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, vận chuyển, dịch vụ mua từ các ngành nghề khác,… trong một kỳ báo cáo.

Tổng doanh thu hoặc sản lượng của một ngành nào đó sẽ bao gồm doanh thu và thu nhập từ các hoạt động khác, thuế hàng hóa và mức thay đổi hàng tồn kho. Sản phẩm đầu hoặc nguyên liệu đầu vào có thể được mua từ các công ty khác để sản xuất nên sản phẩm cuối cùng, bao gồm nguyên liệu thô, bán thành phẩm, năng lượng và dịch vụ.

Giá trị gia tăng trong Marketing

Các công ty xây dựng thương hiệu mạnh có thể gia tăng giá trị chỉ bằng việc thêm logo của hãng vào sản phẩm mới mà họ làm ra. Ví dụ như Adidas có thể bán giày với giá cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác, mặc dù chi phí sản xuất hoặc kiểu dáng của chúng có thể tương tự nhau, bởi thương hiệu Adidas và logo của hãng thường xuyên xuất hiện trên đồng phục của các đội thể thao chuyên nghiệp hoặc được các ngôi sao hạng A ưa diện. Điều đó chứng tỏ rằng thương hiệu và sản phẩm của Adidas rất được ưa chuộng.

Xem thêm:  Các Loại Thẻ ATM Vietinbank Cập Nhật Mới Nhất 2025

Giá trị gia tăng trong Marketing

Hay như việc những người mua xe hạng sang từ BMW và Mercedes-Benz sẵn sàng trả giá cao vì danh tiếng của thương hiệu và các chương trình bảo dưỡng hấp dẫn mà hai công ty xe nổi tiếng này cung cấp. Vậy nên, giá trị gia tăng có thể nói là đóng vai trò rất quan trọng trong cả chiến lược marketing.

Hy vọng qua bài viết trên đã phần nào cung cấp những thông tin hữu ích cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến giá trị gia tăng. Nếu bạn biết thêm những thông tin khác liên quan đến giá trị gia tăng thì hãy cùng chia sẻ với VNCB ngay nhé!

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT