GDP Per Capita là gì? Ảnh hưởng tốt hay xấu đến nền kinh tế

Published:

Chúng ta vẫn thường nghe đến thuật ngữ GDP Per Capita của một quốc gia, thường là vào những đợt tổng kết cuối năm. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. 

Đây là một chỉ số kinh tế mà chúng ta thường nghe nhiều ở các bản tin thời sự về tài chính. Vậy GDP Per Capita là gì? Cùng VNCB đi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé! 

GDP Per Capita là gì?

GDP là tổng sản phẩm quốc nội, hoặc tổng sản phẩm nội địa. GDP là tổng giá trị sản phẩm được quy đổi ra thành tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trên một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là khoảng 1 năm. 

Bất kể người sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ ở trong nước hay ngoài nước, hay bất cứ ngành nghề nào khác, miễn là người đó, là công dân của một quốc gia thì các giá trị sản phẩm và dịch vụ làm ra sẽ được tính vào GDP của quốc gia đó.

GDP Per Capita là gì?

Hay nói cách khác, GDP Per Capita là mức thu nhập bình quân đầu người trên một năm của một quốc gia nào đó. Ngoài ra còn gọi là GDP đầu người. Dù là người lớn, người già, trẻ em, nam hay nữ. Đây là một con số mà các quốc gia sẽ tổng kết sau một năm để biết được mức sống và kinh tế của người dân. Chỉ số này để phản ánh mức độ phát triển và đời sống vật chất của người dân ở một quốc gia. GDP Per Capita được tính bằng cách chia GDP của cả quốc gia cho tổng số dân của nước đó.

Xem thêm:  Bạn chọn thu nhập chủ động hay thu nhập thụ động?

Sự khác nhau giữa GDP Per Capita và GDP/người

GDP/người được tính theo giá thực tế hoặc tính theo giá so sánh khi tính tốc độ tăng. Đây là một chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Và còn là một chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.

GDP Per Capita hay còn gọi là thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế – xã hội quan trọng phản ánh đến mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư. Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá mức sống, phân hóa sự giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của người dân, giúp xóa đói giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người ( GDP Per Capita) được tính toán trên cơ sở cuộc khảo sát mức sống dân cư hộ gia đình do Tổng cục Thống kê điều tra định kỳ vào 2 năm/lần.

Cách tính GDP tại Việt Nam hiện nay

Cách 1: Tính GDP theo tổng chi tiêu

Phương pháp tính theo tổng chi tiêu tức là tính tổng tất cả sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia. Bạn sẽ tính bằng cách tổng cộng tất cả số tiền mà những hộ gia đình dùng để mua sắm và sử dụng dịch vụ trong một quốc gia.

Như vậy, chúng ta có thể tính tổng sản phẩm nội địa bằng cách tính tổng chi tiêu cuối cùng đem chia cho sản phẩm và dịch vụ của mỗi hộ gia đình vào hàng năm. Bạn sẽ tính theo công thức như sau:

Xem thêm:  Giải ngân là gì? Quy trình và thời gian giải ngân của năm 2024

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

C: là tổng chỉ số tiêu dùng cho các sản phẩm và dịch vụ của một hộ gia đình trong nền kinh tế.

I: là tổng số đầu tư của các nhà kinh doanh. Hay còn gọi là chỉ số tiêu dùng của các nhà đầu tư.

G: là tổng chi tiêu của chính quyền, chẳng hạn như: chi phí giáo dục quốc phòng, y tế hay an ninh,…

NX: NX = X (tức xuất khẩu export) – M (là nhập khẩu import).

Là chỉ số xuất khẩu ròng của nền kinh tế, NX là chỉ số chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Ngoài ra NX là một chỉ số dùng để đánh giá mối quan hệ kinh tế đối với nước ngoài.

Cách 2: Tính GDP theo thu nhập (phương pháp chi phí)

Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp chi phí tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bằng cách tính tổng tiền lương (wage), tiền lãi (internest), tiền thuê (rent) và lợi nhuận (profit) sinh ra trong nền kinh tế quốc nội.

GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

Hay nói rõ hơn: GDP = Lương + Tiền thuê + Tiền Lãi + Lợi Nhuận + Thuế gián thu + Khấu hao

Trong đó:

  • W: là tiền lương
  • R: là tiền thuê
  • I: là tiền lãi
  • Pr: là lợi nhuận
  • Ti: Thuế gián thu ròng. Tức là các khoản thuế được đánh vào dịch vụ và hàng hoá bán trên thị trường. Trong đó, trợ cấp của chính phủ cho việc sản xuất cũng được xem là một khoản thuế gián thu.
  • De: là khấu hao hay còn gọi là hao mòn tài sản cố định.

Cách 3: Phương pháp tính theo giá trị gia tăng

Phương pháp này được tính bằng cách tổng cộng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.

Công thức: Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Xem thêm:  Trà xanh - Thần dược cho sức khoẻ và sắc đẹp

Giá trị tăng thêm của mỗi ngành kinh tế bao gồm:

  • Thu nhập của người sản xuất. Ví dụ như: tiền lương, tiền công, tiền hoặc hiện vật, bảo hiểm, công đoàn,…
  • Thuế sản xuất: gồm thuế hàng hóa và các chi phí khác.
  • Khoản khấu hao tài sản cố định.
  • Giá trị thặng dư.
  • Các khoản thu nhập khác.

Ảnh hưởng của GDP đến một quốc gia như thế nào?

Sự thay đổi của GDP dù là lên hay xuống thì cũng sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế và đời sống của quốc gia. Nếu chỉ số GDP đi xuống sẽ làm cho nền kinh tế xấu đi, đặc biệt là xuất hiện hiện tượng lạm phát, đồng tiền sẽ bị mất giá trị.

Ảnh hưởng của GDP đến một quốc gia như thế nào?

Ngoài ra, nền kinh tế trong nước sẽ trở nên suy thoái, doanh nghiệp không thu được lợi nhuận dẫn đến phá sản từ đó thất nghiệp tăng cao. Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của công dân và cả nền kinh tế đất nước.

Như vậy, trên đây là định nghĩa thuật ngữ GDP Per Capita là gì cũng như sự ảnh hưởng của chúng. Đây là một chỉ số rất quan trọng mà các nước cần phải duy trì ở mức ổn định. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về các chỉ số này.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT