Thuế suất lũy tiến là gì?

Published:

Bạn đang cảm thấy khó hiểu chưa biết thế nào là thuế suất lũy tiến? Chưa biết phân biệt sự khác nhau giữa thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần? Và bạn cũng chưa biết cả cách tính thuế suất lũy tiến cho bản thân? Đừng lo lắng quá, bài viết này là tổng hợp tất cả thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế suất lũy tiến mà các chuyên gia tài chính VNCB đã tổng hợp được. Mời bạn tham khảo nhé.

Thuế suất lũy tiến là gì?

Thuế suất lũy tiến (tiếng anh còn gọi là progressive taxation) là cơ cấu thuế trong đó thuế được tính theo tỷ lệ tăng dần khi thu nhập tăng. Như vậy theo cách tính thuế này, thuế suất cận biên sẽ tăng khi người nộp thuế chuyển từ nhóm thuế thấp hơn sang nhóm thuế cao hơn. Thuế lũy tiến được áp dụng với những người có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

Thuế suất lũy tiến là gì?

Hiện nay, đa phần các nước phương Tây thường áp dụng hệ thống thuế lũy tiến để tài trợ cho khoản chi tiêu của chính phủ và gánh nặng về thuế lớn nhất sẽ dồn nhiều vào những người có khả năng đóng thuế cao nhất. Nguyên tắc khả năng đóng thuế này có thể là hình thức đánh thuế công bằng nhất, đặc biệt là đối với thu nhập cá nhân.

Bản chất của thuế suất lũy tiến là gì?

Tại sao lại phải áp dụng một mức thuế cao hơn cho những người có thu nhập cao hơn? Đơn giản là vì những người có thu nhập thấp sẽ phải sử dụng một khoản lớn để phục vụ cho nhu cầu sống cá nhân ổn định cho nên nếu họ phải đóng một mức thuế quá cao thì họ sẽ không có khả năng nuôi sống cá nhân họ và cuộc sống của họ vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn. Điều này đối với những người có thu nhập cao sẽ nhẹ nhàng hơn, họ có điều kiện, có thu nhập cao, có mức sống cao nên họ sẽ có khả năng và điều kiện để nộp một mức thuế cao.

Xem thêm:  FOB là gì? Sự so sánh giữa FOB và CIF

Thuế suất lũy tiến có những loại nào?

Thuế suất lũy tiến có hai loại đó là thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần.

  • Thuế suất lũy tiến từng phần: Thuế suất lũy tiến từng phần là biểu thuế tính bao gồm nhiều bậc, mỗi bậc sẽ là một mức thuế tương ứng trong đó thuế suất cũng tăng lên theo từng bậc thuế, cuối cùng người số tiền cần nộp là tổng số thuế của tất cả các bậc tính thuế.
  • Thuế suất luỹ tiến toàn phần: Thuế lũy tiến toàn phần về cơ bản cũng giống với thuế suất lũy tiến từng phần. Mỗi bậc sẽ là một mức thuế khác nhau và thuế suất cũng tăng dần theo từng bậc. Nhưng thuế suất lũy tiến toàn phần sẽ khác với thuế suất lũy tiến từng phần đó là số tiền cần phải nộp sẽ được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở quy định thuế áp dụng với mức thuế suất tương đương.

Thuế suất lũy tiến có những loại nào?

Một ví dụ minh họa để các bạn hiểu rõ hơn về hai loại thuế suất này:

Đối với tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 50 triệu trong đó thuế suất phải nộp là 20%. Vậy tiền thuế phải nộp theo cách tính lũy tiến toàn phần sẽ là 50 triệu x 20% là 10 triệu. Còn nếu như để tính thuế suất lũy tiến từng phần phải lấy tổng (x) với thuế suất ở mỗi bậc và sẽ cho ra kết quả khác nhau.

Xem thêm:  Quỹ dự phòng tài chính là gì? Cách xây dựng quỹ dự phòng hiệu quả

Ưu và nhược điểm của thuế suất lũy tiến

  • Ưu điểm

Giúp cuộc sống của những người có thu nhập thấp được cải thiện hơn, họ không phải gánh nặng tư tưởng nộp thuế nữa.

Hệ thống thuế suất lũy tiến sẽ có khả năng thu về nhiều thuế hơn và khi thu nhập tăng thì thuế cũng sẽ tăng.

  • Nhược điểm

Những người có thu nhập cao mặc dù có điều kiện hơn nhưng họ cũng không hề muốn phải đóng một mức thuế cao như vậy. Và thuế suất lũy tiến đã vô tình tạo ra một rào cản phân biệt giữa người thu nhập cao và người có thu nhập thấp.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến

Đối tượng tính thuế

Cá nhân cư trú đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:

  • Sinh sống tại Việt Nam tối thiểu 183 ngày trong năm dương lịch hoặc trong vòng 12 tháng liên tục kể từ ngày có mặt tại Việt Nam.
  • Có nơi ở theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhà thuê ở Việt Nam với thời gian từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Cá nhân không cư trú: là cá nhân không đáp ứng được cái điều kiện của cá nhân cư trú.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến

Cách tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú ký HĐLĐ theo tiền lương, tiền công từ 3 tháng trở lên:

Công thức : Thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản giảm trừ – Các khoản miễn thuế

Trong đó:

Xem thêm:  Gen Z bỏ túi nhanh bí quyết quản lý tài chính cá nhân

Các khoản miễn thuế bao gồm: tiền ăn trưa, phụ cấp trang phục, phụ cấp điện thoại, phụ cấp tác động độc hại, nguy hiểm, phụ cấp xăng xe, tiền làm tăng ca, công tác phí.

Các khoản giảm trừ: giảm trừ gia cảnh, bảo hiểm, quỹ hưu trí, bảo hiểm nhân thọ, quỹ khuyến học, từ thiện.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú ký HĐLĐ theo tiền lương, tiền công dưới 3 tháng:

  • Cá nhân sẽ nhận được 100% thu nhập dưới 2 triệu/ 1 lần chi trả
  • Cá nhân chỉ nhận được 90% thu nhập nếu thu nhập trên 2 triệu/ 1 lần chi trả
  • Cá nhân phải làm cam kết 02/TK – TNCN (92/2015 TT-BTC)

Cách tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú cư trú:

Chỉ nhận được 80% thu nhập 20% phải khấu trừ tại nguồn.

Khấu trừ trực tiếp tại nguồn 20% trước khi chi trả thu nhập.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * 20%

Trên đây là toàn bộ thông tin, kiến thức về thuế suất lũy tiến mà các chuyên gia tài chính của Doctor Đồng tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết này của Công Danh bạn đã hình dung ra được bức tranh tổng thể về biểu thuế suất lũy tiến cá nhân nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT