Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

Published:

Với những ai đã và đang hoạt động trong ngành ngân hàng hoặc thường xuyên giao dịch thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với thuật ngữ bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên với nhiều người thì đây vẫn còn là khái niệm cực kỳ mới mẻ. Vậy cụ thể bảo lãnh ngân hàng là gì? Có những loại nào và quy trình thủ tục bảo lãnh ngân hàng ra sao? Cùng VNCB đi tìm hiểu sâu hơn qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng thực chất là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi họ không thực hiện hay thực hiện không đúng với nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khi đó khách hàng sẽ phải nhận nợ và hoàn trả lại cho tổ chức tín dụng toàn bộ số tiền được trả thay.

Hiện nay, bảo lãnh ngân hàng được ví như giấy thông hành cho doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh trả chậm. Qua đó không những tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp nhận bảo lãnh mà cả những đối tác kinh doanh cũng có cơ sở để tin tưởng nhau hơn.

Bảo lãnh ngân hàng là gì

Các chủ thể trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng sẽ bao gồm nhiều chủ thể khác nhau. Mỗi chủ thể có tương ứng quyền và nghĩa vụ nhất định, bao gồm:

  • Bên bảo lãnh: Là tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài đứng ra thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh
  • Bên được bảo lãnh: Là tổ chức gồm cả tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay các cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng
  • Bên nhận bảo lãnh: Là tổ chức gồm cả tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay các cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh phí bảo lãnh hoặc xác nhận bảo lãnh phát hành
  • Bên bảo lãnh đối ứng: Là tổ chức gồm cả tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng dành cho bên được bảo lãnh
  • Bên xác nhận bảo lãnh: Là tổ chức gồm cả tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh dành cho bên bảo lãnh
  • Khách hàng: Bao gồm tổ chức gồm cả tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay các cá nhân sau:
  • Trong bảo lãnh ngân hàng (không tính bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh), khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh
  • Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh sẽ là bên bảo lãnh đối ứng còn khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh
  • Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh sẽ là bên được bảo lãnh còn khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh sẽ là bên bảo lãnh
Xem thêm:  Chuyển Tiền Vietinbank Bằng Internet Nhanh Chóng, Thành Công 100%
Các chủ thể trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Hiện nay bảo lãnh ngân hàng đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn với những đặc điểm điển hình như:

  • Đây là một giao dịch hoặc hành vi thương mại đặc thù
  • Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cùng sẽ do chủ thể đặc biệt là tổ chức  tín dụng thực hiện
  • Trong bảo lãnh ngân hàng thì các tổ chức tín dụng không những có tư cách là một người bảo lãnh mà còn có thêm tư cách của nhà kinh doanh ngân hàng
  • Các giao dịch bảo lãnh ngân hàng đều có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng. Đó là hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Chúng tuy có quan hệ nhân quả, ảnh hưởng đến nhau nhưng vẫn độc lập về cả phương diện chủ thể lẫn phương diện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng hoàn toàn không phải giao dịch của hai bên hoặc ba bên mà nó chính là một giao dịch kép
  • Bảo lãnh ngân hàng có bản chất là giao dịch được xác lập, thực hiện dựa vào chứng từ. Tính chất chứng từ bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ khi mà tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh, khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hoặc khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh thì đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.

Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

Vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng giữa vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó đối với từng chủ thể thì nó cũng có vai trò rất riêng. Bao gồm:

Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

Với doanh nghiệp

Trong hầu hết các mối quan hệ kinh tế, không phải lúc nào đối tác cũng có thể tin tưởng nhau. Vì vậy để đảm bảo công việc làm ăn hiệu quả, bên cung cấp thường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì mới thực hiện giao dịch.

Do vậy bên bảo lãnh ngân hàng đôi khi trở thành yêu cầu tiên quyết giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận gần hơn với hợp đồng. Hơn nữa nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng kể, gia tăng nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và đặc biệt doanh nghiệp chỉ phải chi trả khoản phí tương đối thấp.

Với các tổ chức tín dụng

Đối với ngân hàng là các tổ chức tín dụng, bảo lãnh là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế, mang lại lợi ích trực tiếp thông qua nguồn phí bảo lãnh. Hơn nữa phí bảo lãnh này còn đóng góp cho lợi nhuận ngân hàng một khoản không hề nhỏ, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng phí dịch vụ các ngân hàng hiện nay. Ngoài ra bảo lãnh còn hỗ trợ làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để ngân hàng giảm thiểu rủi ro bị mất vốn.

Xem thêm:  Bảo Hiểm Thất Nghiệp Là Gì? Điều Cần Biết Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp

Với nền kinh tế

Sự tồn tại của bảo lãnh ngân hàng là một điều khách hàng với nền kinh tế, giúp nền kinh tế ngày càng phát triển hơn. Đồng thời còn đóng vai trò như một chất xúc tác làm điều hòa, xúc tiến hàng loạt mối quan hệ trong nhiều hợp đồng kinh tế.

Đáng chú ý, nhờ có bảo lãnh ngân hàng mà các bên có thể đủ tin tưởng yên tâm tham gia ký kết hợp đồng kinh tế và chủ động có trách nhiệm với phần hợp đồng đã ký. Hơn nữa bảo lãnh ngân hàng còn góp phần tăng cường thêm mối quan hệ thương mại quốc tế thêm vững mạnh cho các quốc gia.

Có thể bạn chưa biết: nợ tiếng anh là gì

Phân loại bảo lãnh ngân hàng

Khi đứng dưới mỗi góc nhìn khác nhau sẽ có tương ứng các cách phân loại bảo lãnh ngân hàng khác nhau. Chúng ta có thể phân loại theo hình thức phát hành, hình thức sử dụng hay mục đích sử dụng,… Cụ thể:

Phân loại bảo lãnh ngân hàng

Phân theo phương thức phát hành

  • Bảo lãnh trực tiếp
  • Bảo lãnh gián tiếp
  • Đồng bảo lãnh
  • Bảo lãnh được xác nhận

Phân theo hình thức sử dụng

  • Bảo lãnh có điều kiện
  • Bảo lãnh vô điều kiện

Phân theo mục đích sử dụng

  • Bảo lãnh thanh toán
  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • Bảo lãnh dự thầu
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hóa đơn
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
  • Bảo lãnh bảo hành hoặc bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

Một số loại bảo lãnh khác

  • Bảo lãnh thuế quan
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán
  • Bảo lãnh dự phòng L/C
  • Bảo lãnh hối phiếu

Cam kết bảo lãnh ngân hàng

Cam kết bảo lãnh ngân hàng là văn bản mà bên bảo lãnh hay bên bảo lãnh đối ứng hay bên xác nhận bảo lãnh phát hành dựa theo một trong số những hình thức sau:

– Thư bảo lãnh là bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh liên quan đến việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện chưa đầy đủ nghĩa vụ như đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh sẽ gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.

– Hợp đồng bảo lãnh là bản thỏa thuận giữa nên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh cùng các bên liên quan nếu có liên quan đến việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi mà bên được bảo lãnh không thực hiện hay không hoàn thành đủ nghĩa vụ như đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh sẽ gồm cả văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng cùng bên bảo lãnh và các bên có liên quan nếu có, giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh cùng các bên liên quan nếu có.

Xem thêm:  TTR và TT là gì? Sự khác nhau giữa TTR và TT là gì?
Cam kết bảo lãnh ngân hàng

Quy trình thủ tục bảo lãnh ngân hàng

Hiện nay quy trình thủ tục thực hiện bảo lãnh ngân hàng khá đơn giản, nó sẽ diễn ra theo các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Khách hàng ký kết hợp đồng với đối tác theo yêu cầu: xây dựng, thanh toán, dự thầu,… Phía đối tác yêu cầu có bảo lãnh ngân hàng
  • Bước 2: Khách hàng lập hồ sơ, gửi đề nghị bảo lãnh cho ngân hàng với thủ tục hồ sơ gồm có giấy đề nghị bảo lãnh, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính kinh doanh, hồ sơ mục đích và hồ sơ tài sản đảm bảo.
  • Bước 3: Phía ngân hàng tiến hành thẩm định một số nội dung như tính khả thi, hợp pháp của dự án bảo lãnh, năng lực pháp lý của ngân hàng và đánh giá cả khả năng tài chính của khách hàng. Nếu thông qua thì ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh.
  • Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh. Trong thư có quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh
  • Bước 5: Ngân hàng tiến hành nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh trong trường hợp có phát sinh xảy ra
  • Bước 6: Cuối cùng ngân hàng sẽ yêu cầu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình với phía ngân hàng như trả lãi, phí và nợ gốc. Trường hợp bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thì phía ngân hàng sẽ tự thanh toán thay, tự hạch toán nợ vay bắt buộc với số tiền trả nợ dựa theo lãi suất nợ quá hạn của phía đã được bảo lãnh.

Chi phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào?

Dù cho các tổ chức tài chính sẽ đứng ra bảo lãnh cho bên được nhận bảo lãnh nhưng mà bên được phải lãnh sẽ phải trả cho người bảo lãnh mình một khoản chi phí nhất định. Phần chi phí này là phần bù lại những chi phí, hoạt động mà tổ chức tài chính đã bỏ ra trả trước và một số rủi ro có thể phải chịu trách nhiệm.

Chi phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào

Còn về phía tổ chức tài chính thì phí bảo lãnh tính vào phí dịch vụ, đóng trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí bảo lãnh hạch toán theo công thức:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

  • Số tiền bảo lãnh là tiền mà bên bảo lãnh đứng ra trả hộ cho bên cần bảo lãnh
  • Tỷ lệ phí (%) là tỷ lệ bảo lãnh dựa theo từng loại bảo lãnh mà từng tổ chức tài chính hay ngân hàng sẽ áp dụng

Phía trên là nội dung giải thích cho thắc mắc bảo lãnh ngân hàng là gì cũng như chi phí và quy trình bảo lãnh đúng chuẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng chia sẻ này của VNCB đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức tài chính hơn nữa.

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT