Suy thoái kinh tế là gì? Những cơ hội đầu tư trong thời kỳ này

Published:

Các chu kỳ kinh tế thường sẽ trải qua ba giai đoạn chính: Phục hồi, hưng thịnh và suy thoái. Trên thực tế, vào năm 2022, thế giới đã đối mặt với đại dịch Covid-19 và cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Mặc dù nền kinh tế đang dần phục hồi, nhưng đã có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm suy thoái kinh tế và các lĩnh vực đầu tư phù hợp trong tình hình này. Hãy cùng VNCB khám phá qua bài viết sau đây!

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế (recession/economic downturn) là sự suy giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thời gian liên tiếp từ hai quý trở lên trong năm. Một cách định nghĩa khác theo NBER của Hoa Kỳ là ”sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.

Tuy nhiên, có thể hiểu rằng suy thoái kinh tế quốc gia hay toàn cầu chính là sự sụt giảm các chỉ số của toàn bộ các hoạt động kinh tế. Các chỉ số đó bao gồm: Việc làm, đầu tư, lợi nhuận, giá cả (giảm phát hoặc lạm phát).

suy thoái kinh tế

Tác động của suy thoái kinh tế 

Dù kinh tế suy thoái có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Nhưng chúng cũng có tác động tích cực đến thị trường.

Tích cực

Tạo ra tài sản từ khủng hoảng kinh tế là một thuật ngữ mà các nhà đầu tư thường quan tâm. Nếu bạn đã xem phim “The Big Short”, bạn sẽ không cảm thấy lạ khi thấy rất nhiều người đã trở nên giàu có nhờ việc giao dịch cổ phiếu trong thời kỳ suy thoái.

Suy thoái kinh tế thực sự là một hệ quả tất yếu trong một chu kỳ kinh tế. Chính vì thế, chúng cũng sẽ giúp nền kinh tế phục hồi và sản sinh ra một thị trường kinh tế mới. Năm 2008 – 2013 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế do thị trường tín dụng cạn kiệt.

Bong bóng bất động sản và tín dụng bùng nổ khiến hàng triệu người mất việc, hàng trăm triệu người rơi vào cảnh nghèo. Tuy nhiên, sau đó lại sản sinh ra nền kinh tế công nghệ, giúp cho thị trường kinh tế phát triển vượt bậc. 

Tiêu cực

Không thể phủ nhận rằng, sự suy thoái kinh tế kéo dài sẽ hình thành khủng hoảng. Khiến cho nền kinh tế lâm vào khó khăn và “hoang tàn”, gây ra một số tác động xấu như:

  • Cổ phiếu giảm mạnh: Do các hoạt động thương mại, kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm.
  • Thất nghiệp tăng cao: Tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, làn sóng sa thải nhân viên. Năm 2022 và đầu 2023, các công ty lớn trên thế giới bắt đầu cắt giảm nhân sự. Google sa thải 6% lực lượng nhân viên, hơn 11.000 người mất việc. Meta Facebook cắt giảm 13% lực lượng lao động tại công ty mẹ. Các hãng công nghệ lớn đưa ra con số trung bình 5% lượng nhân viên sẽ bị sa thải. Trong vòng 1 tháng, hơn 100.000 nhân viên bị mất việc tại Mỹ. Ở Việt Nam, việc đóng cửa các nhà máy sản xuất đã dẫn đến hàng triệu công nhân mất việc làm.

kinh tế suy thoái nên đầu tư gì

  • Lạm phát tăng cao: Khi các doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất, cắt giảm nhân sự. Tình trạng mất việc làm khiến tiêu dùng các hộ gia đình giảm mạnh. Đồng tiền mất giá, giá cả hàng hoá tiêu dùng tăng cao.
  • Gây khủng hoảng kinh tế: Nếu không có chính sách điều chỉnh thích hợp, có thể gây ra khủng hoảng, tình trạng nghèo đói tăng cao.
Xem thêm:  Lợi nhuận biên là gì? Cách phân biệt đơn giản nhất

Chu kỳ suy thoái kinh tế

Câu chuyện suy thoái kinh tế 2008

Ngày 15/9/2008, cả nước Mỹ đã lâm vào khủng hoảng khi chào ngày mới bằng sự kiện chấn động. Lehman Brothers – ngân hàng có tuổi đời 158 năm. Một trong những định chế tài cho vay lớn nhất Hoa Kỳ tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, đây chỉ là quân cờ đầu tiên trong chuỗi domino sụp đổ. Trong vòng một tháng, 5 ngân hàng cho vay lớn nhất nước Mỹ lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ.

Câu chuyện suy thoái kinh tế

Sự phá sản của các ngân hàng lâu đời tại nước mỹ mở đầu cho các cuộc bán tháo chứng khoán trên toàn thế giới. Ngày 15/9, tại sàn giao dịch chứng khoán London, chỉ số FTSE đã giảm 56,5 điểm cơ bản khi phiên giao dịch bắt đầu. Ngày 16/9, thị trường chứng khoán Hong Kong đã mở cửa với mức giảm 5,4%. Tương tự, thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng ghi nhận mức giảm 4,5%.

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng như thế nào?

Kết quả là 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo. Sự đình trệ của dòng chảy vốn, “bong bóng” bất động sản vỡ khiến kinh tế thế giới bị tổn thương nghiêm trọng chính là hậu quả của khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Xem thêm: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng như thế nào đến thế giới và Việt Nam?

Dấu hiệu nhận biết suy thoái 

Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, các nhà nghiên cứu kinh tế, nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm và chiến lược đầu tư trong những thời kỳ khủng hoảng. Có thể nhận biết tình hình kinh tế của một quốc gia dựa vào 5 dấu hiệu dưới đây:

  • Sự thay đổi của lãi suất trái phiếu: Dựa vào đường cong lãi suất trái phiếu, lãi suất dài hạn sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn. Nếu lãi suất ngắn hạn được huy động cao hơn dài hạn, điều này chứng tỏ nền kinh tế đang tăng trưởng âm.
  • Thắt chặt tín dụng: Đây là dấu hiệu nhận biết nhanh nhất. Nếu ngân hàng siết chặt tín dụng có nghĩa là ROM đang cạn kiệt. Nguồn vốn xoay vòng khó, kinh tế đang trì trệ, vật giá leo thang, lạm phát đang tăng.
  • Nợ xấu: Nợ xấu bắt nguồn từ tình trạng lạm phát tăng, thiếu việc làm. Khả năng chi trả vốn vay ở mức thấp nhất. Không chỉ cá nhân đi vay, cả Chính phủ nếu thiếu ngân sách chi cho quốc gia cũng phải đi vay các nước khác. 

suy thoái kinh tế

  • Thị trường lao động: Tình trạng sa thải nhân viên và mất việc làm kéo dài. Khi mà các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động kinh doanh, cắt giảm nhân sự.
  • Tâm lý kinh doanh: Dịch bệnh, chiến tranh, giá cả nguyên vật liệu thô tăng cao. Vì thế các doanh nghiệp kinh doanh không thể có lợi nhuận. Doanh nghiệp không có niềm tin vào nền kinh tế, dẫn đến tạm dừng sản xuất, kinh doanh. 

Học thuyết Keynes liên quan gì đến suy thoái kinh tế?

Trong những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp và nhiều quốc gia đang tiếp cận bờ vực suy thoái. Điều này diễn ra đồng thời với việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất. Xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa kết thúc, và các cường quốc kinh tế đều đang trải qua sự suy yếu. Tình hình này kích thích giả thiết về sự suy thoái kinh tế theo học thuyết Keynes.

học thuyết keynes

John Maynard Keynes (1883-1946) – tác giả sách “Lý thuyết tổng quát (Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ)”. Học thuyết khẳng định lượng cung hàng hoá do lượng cầu quyết định. Do đó, vào thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư công cộng (tăng chi tiêu công cộng) thì việc sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp đưa nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. 

Xem thêm:  6 cách sử dụng tiền hợp lý để cân bằng tài chính

Nguyên nhân

Nguyên nhân suy thoái kinh tế có một số liên quan đến học thuyết Keynes. Theo học thuyết Keynes, suy thoái kinh tế xảy ra khi tổng cầu không đủ để thúc đẩy sản xuất và tạo ra việc làm. Dưới đây là một số nguyên nhân suy thoái kinh tế và mối liên hệ với học thuyết Keynes:

  • Giảm đầu tư: Trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp thường giảm đầu tư do sự thiếu lòng tin vào tương lai và tăng rủi ro kinh doanh. Điều này dẫn đến giảm sản xuất và sự suy giảm cầu, phù hợp với quan điểm của Keynes về sự quan trọng của đầu tư trong việc kích thích nền kinh tế.
  • Giảm chi tiêu tiêu dùng: Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng thường tiết kiệm hơn và giảm chi tiêu, dẫn đến giảm cầu hàng hóa và dịch vụ. Điều này chịu sự quan tâm của Keynes về tầm quan trọng của chi tiêu tiêu dùng trong việc duy trì hoạt động kinh tế.
  • Tăng tỷ lệ thất nghiệp: Suy thoái kinh tế thường đi kèm với tăng tỷ lệ thất nghiệp khi doanh nghiệp giảm sản xuất và cắt giảm việc làm. Tăng tỷ lệ thất nghiệp gây giảm thu nhập và đẩy lùi chi tiêu tiêu dùng, tương thích với quan điểm của Keynes về tác động của thất nghiệp đối với tổng cầu.
  • Giảm sự tin tưởng và bất ổn tài chính: Trong suy thoái kinh tế, sự tin tưởng của người tiêu dùng và doanh nghiệp thường giảm, dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động tài chính và đầu tư. Keynes cho rằng sự không ổn định tài chính có thể lan truyền và gia tăng tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Suy thoái kinh tế và tác động đến ngành công nghiệp và doanh nghiệp

Suy thoái kinh tế và tác động đến ngành công nghiệp và doanh nghiệp

Sự suy thoái kinh tế có thể có tác động lớn đến ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Khi kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và thu nhập của người tiêu dùng giảm, dẫn đến sự suy giảm của nhu cầu tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành hàng tiêu dùng và ngành dịch vụ.

Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chẳng hạn như ngành ô tô, điện tử và thời trang, thường chịu ảnh hưởng nặng nề do việc giảm nhu cầu tiêu dùng. Khi người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm tiền và hạn chế mua sắm, doanh số bán hàng của các doanh nghiệp trong ngành này giảm, dẫn đến khó khăn tài chính và áp lực cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể phải giảm sản xuất, cắt giảm nhân sự hoặc thậm chí phá sản.

Ngành dịch vụ, bao gồm du lịch, nhà hàng, khách sạn và giải trí, cũng chịu ảnh hưởng đáng kể từ suy thoái kinh tế. Khi người tiêu dùng có sự hạn chế về chi tiêu, họ thường giảm các hoạt động giải trí và du lịch. Điều này gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể dẫn đến giảm thu nhập và thậm chí đóng cửa.

Sự suy thoái kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và vốn. Trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm vốn đầu tư và huy động nguồn vốn. Ngân hàng có thể trở nên cảnh giác hơn trong việc cho vay, dẫn đến khó khăn tài chính cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và phát triển.

Tuy nhiên, sự suy thoái kinh tế cũng có thể tạo ra cơ hội cho một số doanh nghiệp. Trong thời gian khó khăn, các doanh nghiệp có thể tìm cách cải thiện hiệu quả hoạt động, tìm kiếm những thị trường mới hoặc sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng.

Cách tăng cường phục hồi kinh tế trong thời kỳ suy thoái

Để tăng cường phục hồi kinh tế trong thời kỳ suy thoái, có một số biện pháp và chính sách có thể được áp dụng:

  1. Chính sách tài khóa và tiền tệ: Chính phủ có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế bằng cách áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt. Điều này có thể bao gồm việc tăng cường chi tiêu công và đầu tư công để thúc đẩy hoạt động kinh tế, giảm thuế hoặc cung cấp các biện pháp khuyến khích kinh doanh và đầu tư.
  2. Hỗ trợ doanh nghiệp: Chính phủ có thể cung cấp các biện pháp hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp nhằm giảm áp lực tài chính và khuyến khích sự phục hồi. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp khoản vay ưu đãi, giảm thuế, hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp.
  3. Khuyến khích đầu tư và sáng tạo: Chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường đầu tư và sáng tạo trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các chính sách ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư mới, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ, và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định.
  4. Thúc đẩy xuất khẩu: Chính phủ có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu để tăng cường thu nhập và tạo việc làm. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và đẩy mạnh quảng bá hình ảnh hàng hóa và dịch vụ của quốc gia.
  5. Đầu tư vào hạ tầng: Chính phủ có thể đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng để kích thích hoạt động kinh tế. Điều này bao gồm việc xây dựng, nâng cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông, điện lực, viễn thông và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
  6. Hỗ trợ người lao động: Trong thời kỳ suy thoái, việc hỗ trợ người lao động là rất quan trọng. Chính phủ có thể cung cấp các chương trình đào tạo, tạo việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các chính sách bảo vệ xã hội để giảm bớt tác động tiêu cực đến người lao động.
Xem thêm:  Quản lý chi tiêu hằng tháng không khó như bạn nghĩ!

Kinh tế suy thoái nên đầu tư gì?

Hiện tại, cả ba nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Eurozone và Trung Quốc đang đối mặt với một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng chiến tranh Nga – Ukraine khiến cho kinh tế Nga suy thoái. 

Suy thoái kinh tế việt nam được hiện rõ khi mà tín dụng siết chặt. Hàng loạt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sa thải nhân viên, bất động sản tạm ngừng giao dịch. Điểm chứng khoán đang giảm mạnh, lãi suất huy động tại các ngân hàng đang tăng. Vậy, nên làm gì khi kinh tế suy thoái?

  • Đầu tư vàng, kim loại quý hiếm: Từ lâu, vàng đã được dùng để định giá tiền tệ. Chính vì thế, giá vàng và kim loại quý hiếm luôn tăng trưởng.
  • Bất động sản: Giá trị của bất động sản sẽ thấp khi thị trường rơi vào suy thoái. Do đó, các nhà đầu tư sẽ hưởng lợi vào lúc nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
  • Chứng khoán: Một kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư, lúc này thị trường chứng khoán sẽ có giá giảm nhiều tại các phiên giao dịch. Việc mua vào số lượng lớn cổ phiếu, và chờ đợi nền kinh tế phục hồi sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư.

Kết luận

Không thể phủ nhận rằng kinh tế Mỹ suy thoái sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu. Mặc dù FED đã phát ra tín hiệu dừng tăng lãi suất để kiểm soát sự suy thoái. Nhằm ngăn chặn sự sụt giảm của thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, những dấu hiệu đầu tiên của sự suy thoái đã hiện rõ. Một lo sợ mơ hồ về hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng rõ rệt. 

Bạn nghĩ như thế nào về tình trạng kinh thế thị trường của Việt Nam trong năm nay?

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT