Thị phần là gì? Tại sao phải xác định thị phần?

Published:

Vậy thị phần là gì mà nó lại quan trọng đến vậy? Tại sao phải xác định thị phần? Và xác định thị phần bằng cách nào? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được các chuyên gia tài chính của VNCB giải đáp trong bài viết này.

Các nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp thường xuyên phải phân tích, theo dõi sự tăng/giảm thị phần của doanh nghiệp bởi vì đây là một tín hiệu cho biết doanh nghiệp đang phát triển như thế nào. 

Thị phần là gì?

Thị phần (tiếng anh gọi là market share) là một phần sản lượng tiêu thụ mà một doanh nghiệp nào đó đã chiếm lĩnh được trong một thị trường nhất định.Số liệu về tỷ trọng thị trường dùng để đo lường mức độ tập trung hóa của người bán trong một thị trường.

Thị phần là gì?

Và nhắc đến thị phần chúng ta không thể không nhắc đến thị trường bởi lẽ thị phần là một phần của thị trường. Vậy thị trường là gì? Có rất nhiều định nghĩa về thị trường khác nhau theo những góc nhìn khác nhau nhưng theo hướng marketing thì thị trường là một tập hợp tất cả những khách hàng đã, đang và sẽ có nhu cầu, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi (mua/bán) để thỏa mãn nhu cầu đó.

Các công thức xác định thị phần:

Có rất nhiều cách để xác định thị phần khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều xoay quanh 4 công thức sau đây:

  • Công thức thứ nhất: Thị phần = Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường
  • Công thức thứ hai: Thị phần = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Xem thêm:  Fintech là gì? Hiểu đúng để không bị lừa đảo

Các công thức xác định thị phần

  • Công thức thứ ba: Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp trong thị trường / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường
  • Công thức thứ tư: Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.

Nếu thị phần tương đối > 1, thì doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ

Nếu thị phần tương đối < 1, thì đối thủ cạnh tranh có lợi thế cạnh tranh hơn doanh nghiệp

Nếu thị phần tương đối = 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng lợi thế cạnh tranh của đối thủ.

Tại sao phải xác định thị phần?

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải biết được vị trí của mình đang nằm ở đâu, có những điểm yếu gì, có điểm mạnh gì, thị trường này có cơ hội hay thách thức gì không để từ đó doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Giống như khi đánh giặc, ông cha ta vẫn thường có câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” và trong kinh doanh cũng vậy, cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, bị được thị phần của mình, biết được thị phần của đối thủ thì mới có thể phát triển được.

Khi đã biết được thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ là bao nhiêu, định vị được doanh nghiệp đang đứng ở chỗ nào trong thị trường, ngành hàng doanh nghiệp đang kinh doanh đã bão hòa chưa, có còn cơ hội phát triển nữa hay không, lúc này doanh nghiệp mới có thể quyết định được rằng nên tiếp tục cố gắng để chiếm lĩnh thị trường hay là rút lui khỏi thị trường này. Và một trong những phương pháp để đánh giá đúng thị phần tăng trưởng của mình, các doanh nghiệp thường sử dụng Ma trận Boston.

Xem thêm:  Phí Duy Trì Tài Khoản Techcombank Cập Nhật Mới Nhất 2024

Tại sao phải xác định thị phần?

Cụ thể như sau:

Ô dấu hỏi: Những sản phẩm nằm ở ô dấu hỏi thường là những sản phẩm mới vào thị trường. Khi mới xâm nhập thị trường các sản phẩm thường có tiềm năng phát triển mạnh song thị phần sở hữu còn khiêm tốn, nó chưa có một chỗ đứng vững trong thị trường nên nó chỉ là một dấu chấm hỏi. Doanh nghiệp cần xác định rõ có nên tiếp tục phát triển nó hay không bởi vì ô dấu hỏi chứa đầy triển vọng mà cũng không thiếu những rủi ro.

Ô ngôi sao: Đây là nhóm sản phẩm mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường và  thị trường này đang phát triển mạnh tuy nhiên nó có mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận hay không thì vẫn còn là ẩn số. Và để có thể mang lại hiệu quả cao nhất doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển vào marketing để mang về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhất.

Ô bò sữa: Các doanh nghiệp luôn luôn mong muốn sản phẩm của mình nằm ở ô bò sữa bởi khi ở ô con bò sữa các doanh nghiệp đã có một chỗ đứng trong thị trường nhất định và nó mang lại nhiều sữa ( lợi nhuận) nhất cho doanh nghiệp.

Ô con chó: Sản phẩm không có khả năng phát triển, thị trường không tiềm năng, thị phần không có và không mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp.

Xem thêm:  Ngày hôm nay 21/11/2024: 1 chỉ vàng bao nhiêu tiền

Trên đây là toàn bộ thông tin về thị phần và những thông tin liên quan đến thị phần mà các chuyên gia tài chính của VNCB tổng hợp được. Hi vọng nó đã giúp bạn hình dung rõ hơn về bức tranh thị phần của doanh nghiệp mình trong thị trường rộng lớn nhé.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT