FOB là gì? Sự so sánh giữa FOB và CIF

Published:

Nếu những ai chuyên làm về vận chuyển hàng hàng tại các cảng tàu hay người buôn bán, nhập và xuất hàng sang nước khác theo đường thủy thì không lại gì thuật ngữ FOB. Nhưng cũng có những người mới vào nghề sẽ chưa thể hiểu được khái niệm FOB là gì cũng như cách phân biệt giữa FOB và CIF. Nội dung của bài viết dưới đây VNCB sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều đó. 

FOB là gì?

FOB là từ viết tắt của Free On Board, có nghĩa là miễn trách nhiệm khi lên boong tàu. Đây là thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong những lần vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy.

Trong Incoterms 2010 FOB là điều kiện giao hàng phổ biến. Hiểu một cách đơn giản là người bán khi đã giao hàng đưa lên boong tàu thì họ đã hết trách nhiệm với món hàng đó, trách nhiệm từ lúc hàng được đưa lên boong tàu sẽ hoàn toàn thuộc về khách hàng.

FOB là gì?

Trong trường hợp này người bán chỉ cần trả các chi phí trước khi lên tàu như phí hải quan, thuế xuất khẩu và cước phí xếp hàng lên boong tàu. Còn chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa thì người mua sẽ chịu hết. Và dù gói hàng đó trong trường quá trình vận chuyển có mất mác, hư hỏng thì người bán cũng không cần phải bồi thường gì. Người ta hay gọi chung là giá FOB.

Xem thêm:  Hướng dẫn làm thẻ tín dụng nhanh chóng & 5 lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ tín dụng

Giá FOB chỉ áp dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Khi ký hợp đồng mua bán hàng bạn cần chú ý đến cú pháp về cước phí vận chuyển. Ví dụ bạn bán hàng và sẽ chuyển món hàng đó cho người mua qua cảng ở thành phố Hồ Chí Minh thì trong hợp đồng phải ghi rõ “FOB Hồ Chí Minh”. Cú pháp này sẽ giúp 2 bên hiểu rằng vị trí chuyển giao trách nhiệm là ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trách nhiệm của người mua và người bán khi giao hàng FOB

Khi giao hàng FOB cả người bán và người mua đều có những trách nhiệm mà mỗi bên phải thực hiện. Những trách nhiệm này sẽ được nêu rõ trong hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho cả 2 bên. Dưới đây là liệt kê những trách nhiệm của người mua và người bán khi giao hàng FOB.

Trách nhiệm của người mua và người bán khi giao hàng FOB

Trách nhiệm của người mua: 

  • Kiểm tra hợp đồng mua bán và thanh toán số tiền mua hàng theo quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng của 2 bên.
  • Chịu chi phí vận chuyển hàng từ cảng xuất đến cảng nhập.
  • Chịu mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển từ cảng xuất sang cảng nhập. Để an toàn hơn người bán có thể mua bảo hiểm hàng hóa, trong trường hợp xảy ra rủi ro trong quá trình vận chuyển sẽ được đền bù.
  • Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng đã mua (để làm được thủ tục này phải lấy giấy phép xuất khẩu từ người bán).

Trách nhiệm của người bán:

  • Trao đổi và soạn thảo hợp đồng mua bán với người mua.
  • Xuất trình hóa đơn mua bán, giấy phép xuất khẩu và làm thủ tục xuất hàng tại cảng.
  • Chịu mọi chi phí trước khi xuất hàng và chi phí bốc xếp lên boong tàu.
  • Chịu chi phí phát sinh trong thời gian trì hoãn tại cảng (nếu có) vì bất cứ lý do nào.
  • Chịu mọi chi phí rủi ro nếu trong lúc bốc xếp từ cảng lên tàu gặp vấn đề như rơi vỡ, mất mác…
  • Cung cấp cho người mua đầy đủ giấy tờ giao hàng và những loại giấy tờ cần thiết khác đảm bảo cho việc nhập hàng diễn ra suôn sẻ.
Xem thêm:  Thuế thu nhập cá nhân là gì? Những thông tin quan trọng cần biết!

So sánh giữa FOB và CIF

Ngoài FOB ra, CIF cũng là điều kiện giao hàng phổ biến trong Incoterms 2010. CIF được viết tắt từ Cost, Insurance, Freight tức là chi phí, bảo hiểm, cước tàu. Cũng giống như FOB, CIF cũng sẽ được chuyển giao trách nhiệm từ người bán sang người mua khi hàng được đưa lên boong tàu. Tuy nhiên người bán sẽ phải mua bảo hiểm hàng hóa và trả cước phí vận chuyển.

So sánh giữa FOB và CIF

Các điểm giống nhau  giữa FOB và CIF: 

  • Cảng xếp hàng là vị trí chuyển giao trách nhiệm từ người bán sang người mua.
  • Người bán làm thủ tục xuất hàng tại cảng, người mua làm thủ tục nhập hàng tại cảng.
  • Người mua sẽ là người đòi bảo hiểm khi hàng hóa xảy ra rủi ro như hư hỏng, tổn thất hay mất mác.
FOB CIF
Các khoản chi phí Chịu chi phí trước khi giao hàng và chi phí bốc xếp lên tàu Tiền hàng, bảo hiểm hàng hóa, phí vận chuyển
Bảo hiểm hàng hóa Không mua bảo hiểm hàng hóa Phải mua bảo hiểm hàng hóa
Trách nhiệm thuê tàu vận chuyển Không phải thuê tàu Phải thuê tàu

 

Những đối tượng nên sử dụng FOB/CIF

Việc sử dụng FOB hay CIF sẽ tùy vào đối tượng mua hàng:

Những đối tượng nên sử dụng FOB/CIF 

  • Đối tượng nên sử dụng FOB

Người đã có kinh nghiệm về vận chuyển hàng hóa theo đường thủy, có khả năng giải quyết vấn đề về hàng hóa trên tàu thì nên sử dụng nhập hàng theo giá FOB. Việc nhập hàng theo giá FOB sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển.

  • Đối tượng nên sử dụng CIF
Xem thêm:  5 Cơ hội kiếm tiền trong thời đại công nghệ

Người mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm về vận chuyển hàng hóa theo đường thủy và khối lượng hàng ít thì nên sử dụng nhập hàng theo giá CIF. Tuy nhiên nếu sử dụng hình thức này bạn phải chấp nhận việc mua hàng với giá cao hơn vì khi người bán tự tìm tàu vận chuyển họ sẽ tính mức giá có lợi nhiều cho họ.

Nếu đang có ý định kinh doanh và sử dụng đường thủy để xuất nhập hàng hóa thì bạn nên nắm kỹ về giá FOB, giá CIF để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có. Tuy hơi có sự nhập nhằng nhưng nếu bạn hiểu kỹ về khái niệm của FOB và CIF thì rất dễ dàng phân biệt 2 thuật ngữ này.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT