Thu nhập chịu thuế là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và người lao động. Đây thực chất là các khoản thu nhập từ các nguồn khác nhau mà cá nhân/ công ty đã trừ đi các khoản phí khác nhà nước theo một tỷ lệ đã được quy định trong luật thuế thu nhập.
Vậy thu nhập chịu thuế là gì? Những khoản thu nhập nào phải chịu thuế và cách tính thu nhập chịu thuế thế nào? Bài viết dưới đây VNCB sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề này, cùng đón xem nhé!
Thu nhập chịu thuế là gì?
Thu nhập chịu thuế còn được gọi là taxable income. Đây là tổng thu nhập của cá nhân/ doanh nghiệp còn lại sau khi đã trừ các khoản chi phí được khấu trừ theo quy định của luật thuế thu nhập. Dựa vào nguồn thu nhập đã khấu trừ, cơ quan thuế sẽ tính tiền thuế theo thu nhập chịu thuế chứ không phải tính tổng nguồn thu nhập.
Thông thường, khoản thu nhập chịu thuế sẽ đến từ tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả cho cá nhân sau khi làm việc tại khu vực kinh tế. Tuy nhiên, để biết chính xác được mức thuế phải đóng là bao nhiêu thì cá nhân và doanh nghiệp cần phải xác định được các khoản thu nhập nào phải chịu thuế và khoản thu nhập nào được miễn thuế.
Công thức tính thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí miễn thuế + Các khoản thu nhập khác
Trong đó:
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ các khoản thu từ việc bán hàng, gia công, cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp nhận được.
- Chi phí được trừ: Đây sẽ là khoản phí phát sinh trong quá trình sản xuất, vận hành… Tuy nhiên, không phải khoản phí nào cũng được giảm trừ.
- Thu nhập khác: Đây là các khoản thu nhập phải chịu thuế nhưng không nằm trong danh sách các lĩnh vực ngành nghề có trong giấy đăng ký doanh nghiệp.
Cách xác định thu nhập chịu thuế
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN đối với cá nhân
Theo điều 2 thông tư số 111/2013/TT-BTC được ban hành ngày 15/08/2013 do bộ tài chính ban hành thì các khoản thu nhập của cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân sẽ đến từ nguồn thu từ việc kinh doanh, tiền công, tiền lương, tiền được trúng thưởng, quà được tặng, tài sản thừa kế cụ thể như:
- Kinh doanh: Đây là thu nhập đến từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa hoặc các dịch vụ như: Sản xuất, xây dựng, kinh doanh hàng hóa, kinh doanh ăn uống, kinh doanh dịch vụ, kinh doanh nông, lâm nghiệp…
- Tiền lương, tiền công: Đây là nguồn thu nhập đến từ tiền lương, tiền công và tất cả các khoản thu có tính chất như vậy dưới các hình thức lãnh bằng tiền mặt hoặc không thanh toán bằng tiền mặt.
- Quà tặng: Đây cũng là một trong những khoản được đánh thuế thu nhập cá nhân. Theo đó các khoản thu nhập từ quà tặng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tặng đều phải tính thuế.
- Thừa kế: Nguồn thu từ việc sở hữu tài sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về luật thừa kế.
- Đầu tư vốn: Đây sẽ là mọi khoản thu nhập mà mỗi cá nhân nhận được sau việc đầu tư dưới mọi hình thức khác nhau.
- Chuyển nhượng vốn: Khoản thu nhận được sau khi chuyển nhượng vốn, cổ phần trong loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các công ty hợp danh.
- Chuyển nhượng, mua bán bất động sản: Là nguồn thu nhập có được sau khi chuyển nhượng bất động sản như nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà
- Trúng thưởng: Đây phần thường mà cá nhân nhận được như các khoản tiền hoặc hiện vật dưới mọi hình thức.
- Bản quyền: Đây là số tiền thu được sau khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng của cá nhân về những sáng tạo trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ quy định.
- Nhượng quyền thương mại: Đây là nguồn thu mà cá nhân nhận được từ những hợp đồng chuyển nhượng thương mại mà chúng tôi đã nêu trên theo đúng quy định của pháp luật về luật nhượng quyền thương mại.
Các khoản thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp
Theo thông tư số 78 và thông tư số 96 mới nhất của bộ tài chính thì các khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sẽ đến từ các nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu khác đã được quy định trong bộ luật thuế thu nhập doanh nghiệp như:
- Nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Đây là các khoản thu đã trừ đi các chi phí sản xuất, nhân công và dịch vụ phát sinh mà doanh nghiệp đã chi trả. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có mức doanh thu khác nhau do đó, mức thuế phí cũng khác nhau.
- Chuyển nhượng bất động sản, các dự án đầu tư: Đây là toàn bộ khoản tiền thu được từ việc đầu tư bất động sản, chuyển nhượng quyền sở hữu và sử dụng tài sản, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền chế biến, thăm dò, khai thác… theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu từ việc cho thuê tài sản: Các nguồn thu nhập từ việc cho thuê tài sản dù dưới hình thức nào cũng được tính thuế theo quy định của pháp luật sau khi đã trừ hết các chi phí phát sinh.
- Nguồn thu từ việc bán ngoại tệ: Đây là tiền lời mà doanh nghiệp thu được sau khi thu bán ngoại tệ.
- Lãi thu được khi gửi tiền, cho vay vốn: Khoản lợi nhuận thu này bao gồm cả các khoản lãi trả chậm, trả góp, các hình thức bảo lãnh tín dụng…
- Quà tặng, quà biếu bằng tiền hoặc hiện vật: Tương tự như đối với cá nhân, các khoản thu từ quà biếu quà tặng dù dưới hình thức nào cũng được tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bài viết trên đây, VNCB đã giúp bạn giải đáp câu hỏi thu nhập chịu thuế là gì cũng như cách xác định các khoản thu nhập mà cá nhân và doanh nghiệp phải chịu thuế. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc nào liên hệ ngay với VNCB để được giải đáp sớm nhất nhé!
Xem thêm những chia sẻ hay khác: