Khi chúng ta là người đang vay mượn ngân hàng thì chắc chắn rằng sẽ không còn quá xa lạ với thuật ngữ “đáo hạn ngân hàng”. Tuy nhiên, với thuật ngữ này nghe thì đơn giản nhưng nếu không tìm hiểu kỹ cũng dễ dàng bị nhầm lẫn với những thuật ngữ thông dụng trong thế giới của ngân hàng. Quan trọng hơn hiểu sai sẽ mang lại 1 số rủi ro cho người đi vay.
Cùng VNCB tìm hiểu rõ Đáo hạn ngân hàng là gì? Và các hình thức đáo hạn hiện nay của ngân hàng qua bài viết dưới đây nhé.
Đáo hạn ngân hàng là gì?
Đáo hạn ngân hàng là hình thức gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng đối với ngân hàng. Hoặc còn có thể hiểu là hình thức tái vốn vay khi đã hết hạn vay cũ nhưng chưa thể trả hết nợ. Bằng hình thức này người đi vay có thể gia hạn thêm được thời gian vay vốn của mình đối với ngân hàng để thuận tiện hơn trong việc làm ăn, kinh doanh.
Có một số ngân hàng lại sử dụng thuật ngữ đáo nợ ngân hàng để thay thế. Các chuyên gia tài chính thì cho rằng hành động đáo hạn ngân hàng là một hành vi xấu. Qua hành vi này, những nợ xấu (chưa có khả năng chi trả số tiền vay mượn và tất toán các khoản vay với ngân hàng) được che dấu nhằm tránh bị đưa vào CIC.
Những hình thức đáo hạn phổ biến hiện nay
Thông thường khi đến thời hạn phải thanh toán gốc lẫn lãi cho những khoản vay (tham khảo cách tính lãi suất vay ngân hàng) mà khách hàng chưa thanh toán được thì phải thực hiện đáo hạn. Khách hàng có thể chọn lựa các hình thức đáo hạn ngân hàng phù hợp với tình hình của mình. Như:
- Đáo hạn tại chỗ
Đáo hạn tại ngân hàng mà khách hàng đang vay vốn bằng cách gia hạn thêm một hợp đồng vay khác. Khách hàng có thể gia hạn thêm khoản vay dựa vào tài khoản thế chấp.
Nếu ngân hàng đánh giá tài khoản đó có giá trị cao và hoạt động kinh doanh của khách hàng khả quan, Khách hàng sẽ có thể được cấp thêm một hạn mức để sử dụng trong vòng một năm và trả lãi. Sau một năm, ngân hàng sẽ đánh giá lại hoạt động kinh doanh của khách hàng và có thể gia hạn thêm khoản vay cho khách hàng.
- Đáo hạn chuyển vùng
Là hình thức đáo hạn sang các ngân hàng khác trên thị trường. Khách hàng chuyển đổi khoản vay đã đến hạn thanh toán hiện tại sang một khoản vay mới tại một ngân hàng khác với những ưu đãi hơn về lãi suất và thời hạn thanh toán.
- Vay ứng trước để mua tài sản và thế chấp vào ngân hàng
- Vay rút sổ bên ngoài để đưa vào ngân hàng
Như vậy, dù bạn vay theo hình thức nào: vay thấu chi tín chấp, vay tín chấp, vay thế chấp đều có thể thực hiện yêu cầu đáo hạn khi đến hạn thanh toán khoản vay với ngân hàng.
Những điều cần biết về ngày đáo hạn ngân hàng
Tuy việc đáo hạn ngân hàng là điều những người đi vay ngân hàng không mong muốn xảy ra. Nhưng nếu chẳng may rơi phải trường hợp này thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần bạn nắm rõ những điều cần lưu ý về đáo hạn ngân hàng là có thể an tâm thực hiện:
- Lựa chọn hình thức đáo hạn ngân hàng phù hợp vì không phải hình thức nào cũng phù hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh của bạn cả.
- Tùy từng đơn vị ngân hàng khác nhau sẽ yêu cầu những hồ sơ và giấy tờ để làm thủ tục đáo hạn ngân hàng khác nhau. Vì vậy, bạn nên hỏi kỹ thông tin với ngân hàng trước khi thực hiện.
- Vì phải chuẩn bị tiền để hoàn tất thủ tục đáo hạn mà nhiều khách hàng bị mắc bẫy tín dụng đen với lãi suất cao ngất ngưỡng. Cho nên khách hàng cũng nên lưu ý khoản này.
- Tuy nhiên ngân hàng vẫn cung cấp dịch vụ đáo hạn khoản vay nhưng bên cạnh đó cũng có khá nhiều dịch vụ “ăn theo” nở rộ. Vì vậy, để đảm bảo có thể thực hiện được việc đáo hạn ngân hàng nhanh chóng và chuẩn xác thì lời khuyên thiết thực cho khách hàng là phải và nên tìm đến dịch vụ uy tín để thực hiện nhằm tránh khỏi tình trạng “tiền mất tật mang” như nhiều khách hàng đã vướng phải.
- Tuy dịch vụ đáo hạn ngân hàng có thể “cứu” khách hàng trong những thời điểm khó khăn khi phải thực hiện thanh toán nợ nần với ngân hàng. Tuy nhiên, như đã nói, đây là hành vi xấu không nên quá lạm dụng. Vì vậy, bản thân người sử dụng dịch vụ đáo hạn ngân hàng cần xem xét lại và khi sử dụng thì phải thận trọng để mang lại kết quả tốt nhất.
Các vấn đề thường gặp phải khi đến kỳ đáo hạn
- Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ giải chấp nghĩa là ngân hàng sẽ định giá tài sản thế chấp và thanh lý tài sản theo thời hạn nếu bạn không hoàn trả khoản tiền gốc đã vay. Một điều cần lưu ý là những ai bị quá hạn ngân hàng sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu của ngân hàng Nhà nước và cực kỳ khó khăn khi muốn vay bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác.
- Không nên lựa chọn cách đáo hạn ngân hàng để chuyển từ khoản nợ này sang khoản nợ khác. Bởi lẽ đảo hạn không nằm trong danh mục cho phép của Ngân hàng Nhà nước vì hồ sơ tín dụng khách hàng có vấn đề (Phương án kinh doanh và phương án trả nợ không đúng hoặc có sai lệch gì so với thực tế nên không trả nợ đúng hạn được điều này rất khó biết được). Vì thế bạn không nên mạo hiểm với hình thức này.
- Khi đến kỳ đáo hạn ngân hàng, nhiều người lo lắng về nguy cơ bị liệt vào danh sách nợ xấu nên tìm tới các tổ chức tín dụng đen để vay nóng với mức lãi suất cao nhằm trả nợ cho kịp thời hạn ngân hàng. Đây thực sự là một giải pháp cực kỳ mạo hiểm và mang nhiều rủi ro.
- Thông thường các ngân hàng sẽ có hình thức vay đáo hạn 1 năm/lần và tới thời điểm đáo hạn căn cứ vào chính kết quả kinh doanh hay tình hình thu nhập của bạn sẽ có quyết định cho vay tiếp hay không. Lúc này đến thời điểm đáo hạn bạn cần phải trả toàn bộ tiền vay cùng tiền lãi trong năm.
Sau khi đọc bài viết này của VNCB thì bạn cũng thấy rõ những nguy cơ và rủi ro khi đến kì hạn đáo hạn ngân hàng rồi chứ. Lời khuyên dành cho bạn hãy chủ động và chuẩn bị số tiền để trả các khoản vay mượn của ngân hàng sau đó làm thủ tục vay lại. Hạn chế tối đa hình thức vay nóng, hay bốc bát họ vì lãi suất sẽ rất cao.