Bạn đã nghe nhiều người nói về tự do tài chính và cách thức để đạt được nó. Vậy thì tự do tài chính là gì? Phải chăng đó là có một cuộc sống thoải mái, đầy đủ mà không cần bận tâm về tiền bạc? Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng liệu mình đã thật sự đạt trạng thái độc lập và tự do trong cách quản lý tài chính hay chưa? Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần rà soát lại thói quen chi tiêu tiền bạc cũng như các nguồn thu nhập của mình. Mặt khác, tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu phấn đấu riêng mà từng cá nhân khác nhau cũng sẽ cảm thấy hài lòng với đời sống tài chính của mình theo các cách khác nhau.
Tự do tài chính là gì?
Tự do tài chính không hẳn là việc có thật nhiều tiền, dư dả đến mức shopping không cần nhìn giá. Thật ra việc có thật nhiều tiền và tự do tài chính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Tự do tài chính là một thuật ngữ được dùng để nói lên việc chúng ta có “đủ” tiền để đưa ra những quyết định trong cuộc sống, công việc một cách nhanh chóng, gọn lẹ mà không phải đắn đo về chuyện tiền bạc, cũng không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
“Đủ” ở đây, chúng ta có thể hiểu là đáp ứng được tối thiểu những nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, “đủ” hay “không đủ” là một vấn đề mà cá nhân khác nhau phải tự chiêm nghiệm, đúc kết. Thực tế có những người sở hữu gia sản kếch xù hàng trăm tỷ nhưng vẫn mắc kẹt trong vòng xoáy của công việc và stress. Ngược lại, có những người thu nhập chỉ 7-8 triệu một tháng nhưng họ luôn cảm thấy thoải mái và tự do. “Biết đủ” chính là chìa khóa cho một cuộc sống hạnh phúc.
Một người đạt được tự do tài chính tức là họ phải tạo ra mức thu nhập lớn hơn chi phí. Tiền bạc trong một mức độ nào đó sẽ giúp cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ chăm chăm kiếm thật nhiều tiền, điều đó lại không làm cho chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc.
Thay vì hướng đến việc có một số dư lớn trong tài khoản ngân hàng, bạn nên hướng đến mục tiêu tự do tài chính, như Benjamin Franklin đã nói: “Ai giàu? Người biết hài lòng”.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn chưa tự do tài chính
Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn còn đang là nô lệ của tiền bạc:
- Khi yêu, bạn luôn băn khoăn và cân nhắc để lựa chọn người yêu dựa vào yếu tố vật chất hào nhoáng thay vì những rung động của con tim.
- Trong công việc, thay vì đam mê với ngành nghề mình chọn, bạn lại dựa vào mức lương thưởng để quyết định có làm công việc đó hay không.
- Bạn luôn cố gắng làm việc vất vả, làm quá sức mình để kiếm tiền và duy trì lối sống của bản thân.
- Cách đối nhân xử thế của bạn bị ảnh hưởng bởi sự tham lam vô sỉ hay thói tệ lưu manh bần cùng.
- Để đạt được mục đích tài chính của mình, bạn chấp nhận hy sinh sự chính trực, công tâm.
- Bạn làm việc vất vả cả ngày cả đêm chỉ để duy trì lối sống của mình.
Hiện nay, có khá nhiều người có quan niệm rằng “Ở đời chỉ cần có tiền là xong tất”. Tuy nhiên, chúng ta không thể tổng kết toàn bộ cuộc sống của mình chỉ bằng một câu nói giản đơn như thế.
Thực tế, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên cực kỳ vô nghĩa khi suốt ngày cân đo đong đếm “lời – lỗ” và luôn dựa trên lợi nhuận để đưa ra mọi quyết định. Đừng để tiền bạc thống trị cuộc đời của con người. “Biết đủ là đủ” là một cách sống văn minh và nhân văn trong xã hội hiện đại.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã tự do trong tài chính
Trong cuộc sống hiện đại, bất kỳ ai cũng mong muốn bản thân mình có thể tự do tài chính để thoải mái làm những điều mình mong muốn. Tuy nhiên, thực tế khá phũ phàng là không phải ai cũng biết cách để đạt được điều này.
Để biết bản thân đã đạt được trạng thái tự do trong tài chính chưa, bạn hãy tham khảo nhanh qua các dấu hiệu dưới đây nhé!
Dấu hiệu số 1: Chủ động đưa ra quyết định về các vấn đề cuộc sống, công việc có liên quan đến tiền bạc
Đối với một cá nhân hoàn toàn tự do trong tài chính thì đây được xem là một dấu hiệu cần thiết nhất. Khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tiền bạc cần phải xử lý, bạn có thể tự lo liệu cho bản thân mà không phải nhờ cậy tài chính từ bất kỳ ai khác. Điều này cho phép bạn thoải mái thực hiện mọi thứ theo mong muốn và sở thích vì không bị kiểm soát tiền bạc từ người nào cả.
Dấu hiệu số 2: Không nợ ngân hàng, không nợ thẻ tín dụng hoặc có nợ nần nhưng kiểm soát được
Tự do tài chính còn được hiểu là khi bạn nắm quyền kiểm soát các khoản nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng hay khoản nợ của bất kỳ ai. Nếu bạn đang sống với ít hoặc không có nợ hàng tháng nghĩa là bạn đang có sự tự do và tự chủ về tài chính của chính mình.
Việc kiểm soát được các khoản vay nợ của mình sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái và tự do về khía cạnh tinh thần, giúp bạn tự tin sống và làm việc trong mọi hoàn cảnh. Thật vậy, nếu bạn không có nhiều khoản nợ hoặc không mang nợ, rất có thể bạn sẽ giàu hơn bạn nghĩ, một cố vấn giàu có cho các triệu phú cho biết.
Ngược lại, nếu vì lý do nào đó bạn phải vay tiêu dùng hoặc mắc nợ, hãy chắc chắn rằng bạn đang kiểm soát tốt tất cả món nợ của mình bao gồm tiền lãi, tiền nợ gốc và thời gian trả nợ. Chủ động trong việc tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ cũng là một cách cho thấy bạn tự do trong tài chính đấy.
Dấu hiệu 3: Không bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi giảm giá
Nếu bạn là một “con nghiện” shopping, chắc chắn bạn không thể bỏ qua cơ hội mua sắm với mức giá giảm sâu từ các chương trình “sale off” kinh hoàng! Chắc chắn điều này sẽ dẫn đến việc bạn tiêu hoang, mất kiểm soát. Thật vậy, việc bị ám ảnh với những món đồ giảm giá dễ khiến bạn lâm vào cảnh nợ nần, nhất là khi chúng được hỗ trợ trả góp.
Bạn hoàn toàn tự do trong cách xài tiền, nếu bạn không bị tác động bởi các chương trình giảm giá. Khi không phụ thuộc vào các chương trình ưu đãi khuyến mãi, bạn sẽ không tự giới hạn phạm vi về nhãn hàng và chất lượng khi muốn mua sắm một món đồ nào cho bản thân.
Dấu hiệu 4: Chủ động tiết kiệm hoặc đầu tư
Năm 2018 tại Mỹ có gần 1/5 dân số không có tiền tiết kiệm, khảo sát của Bankrate. Thủ phạm chính dẫn đến việc không có tiền để tiết kiệm chính là thiếu một công việc được trả lương cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ và các khoản nợ tiêu dùng khác nhau – người trả lời khảo sát cho biết.
Do đó, nếu bạn biết cách tạo ra nguồn tiền dự phòng cho bản thân trong những trường hợp khẩn cấp hoặc bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ, có nghĩa là bạn đang làm tốt hơn rất nhiều người Mỹ. Đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã đạt được sự tự do trong tài chính.
Bằng cách nào để có thể trở nên tự do tài chính?
Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhưng vẫn chưa biết cách thực hiện. Thật vậy, tự do tài chính là một mục tiêu cực kỳ khó thực hiện. Tuy nhiên chúng ta không cần đạt 100% tự do tài chính để có thể tận hưởng hương vị ngọt ngào mà nó mang lại. Chúng ta hãy cùng điểm qua những nguyên tắc giúp đạt được mục tiêu này nhé!
Nguyên tắc 1. Thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ của mình về đồng tiền.
Nguyên nhân mà đại đa số những người không tích lũy được một số tiền dự trữ là vì họ đã không hiểu rõ được bản chất của đồng tiền.
Tiền như một sinh vật đang tồn tại. Mỗi buổi sáng bạn thức dậy rồi đi làm có nghĩa là bạn đang bán một sản phẩm chính là sức lao động, trí tuệ và thời gian của bạn.
Mỗi đồng tiền bạn kiếm được cũng giống như bạn đang có thêm “một người lao động cho mình”. Hệ số đòn bẩy của bạn sẽ lớn hơn 1 nếu bạn hiểu và điều khiển được khoản tiền tích luỹ của mình. T
Vậy thì, bạn cần làm gì để những “người lao động” này làm việc hiệu quả hơn? Phải chăng bạn cần tìm mọi cách để “tiền sinh ra tiền”? Khi hiểu được bản chất đúng về đồng tiền, bạn sẽ dần đi đến thành công dễ dàng hơn.
Nguyên tắc 2. Cố gắng kiếm thật nhiều tiền
“Lao động là vinh quang” – Không phải tự nhiên mà người đời có câu nói này. Bởi con đường nhanh nhất để có thu nhập và thu nhập cao chính là làm việc, tập trung vào công việc trả lương cao. Tuy nhiên, những công việc mang lại thu nhập đều gắn liền với sự chăm chỉ, tập trung cao độ.
Nguyên tắc 3. Đơn giản hóa các mục đích chi tiêu
Hậu quả của vấn đề làm công việc thu nhập cao nhưng vẫn không thể tự do tài chính chính là không kiểm soát được chi tiêu.
Mua sắm, mang về những món đồ mình yêu thích, mặc dù chúng không cần thiết, chính là cách mà nhiều người lựa chọn để xoa dịu nỗi đau tinh thần của chính mình. Theo các chuyên gia, hãy chỉ đáp ứng những áp lực bên ngoài về ăn uống, mua sắm một cách cơ bản. Thêm vào đó, hãy sống một cuộc sống khiêm tốn cho đến khi nào bạn đạt được mục tiêu tài chính.
Nguyên tắc 4. Đầu tư và tiết kiệm
Rất nhiều người đã tự hỏi rằng tại sao họ không giàu có? Họ luôn cảm thấy cho dù họ có để dành tiền bao nhiêu đi nữa thì họ cũng sẽ chẳng bao giờ kiếm thêm được nhiều hơn. Câu trả lời thật đơn giản. Họ hãy ngừng ngay việc mua hàng hóa, dịch vụ của các công ty mà bắt đầu nghĩ đến chuyện mua chính công ty đó.
Một cuộc khảo sát những người giàu cho thấy, họ thường dùng ra 1/3 thu nhập của mình để tiết kiệm và đầu tư. Họ thường chọn cách gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, bất động sản, … và kể cả đầu tư vào những kỹ năng cần thiết giúp họ thành công trong cuộc sống. Đó tất nhiên không phải là kết quả việc giúp họ trở nên giàu có mà là lý do vì sao họ giàu có.
Hạn chế sắm sửa những thứ không thật cần thiết cũng như tối giản chi phí sinh hoạt sẽ giúp bạn chi tiêu hiệu quả hơn mà vẫn đảm bảo được yếu tố tiết kiệm. Để có thể tự chủ tài chính, bạn hãy tạo cho mình thói quen cân nhắc kỹ trước khi chi dùng bất cứ khoản nào dù là nhỏ nhất. Hoặc nghĩ đến các phương án thay thế tiết kiệm hơn. Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy số tiền mình đã tiết kiệm được vào cuối tháng cho những khoản chi tiêu không cần thiết.
Với bài viết này của VNCB cùng những thông tin được chia sẻ, hy vọng rằng bạn đã phần nào hiểu được tự do tài chính là gì và làm cách nào để có thể đạt được nó một cách sớm nhất. Mặc dù vậy, bạn hãy luôn nhớ rằng tiền bạc tuy quan trọng nhưng nó không phải là tất cả. Hãy luôn cố gắng làm việc chăm chỉ và phấn đấu mỗi ngày để các quyết định chúng ta đưa ra sẽ không còn bị tiền bạc chi phối nữa.
Xem thêm những chia sẻ hay khác:
- CSC là gì? Tầm quan trọng của mã số bí mật này trong thẻ tín dụng
- 9 Cách tiết kiệm tiền nhanh nhất và hiệu quả nhất
- IPO là gì? IPO không phải ai cũng biết
- POS là gì? Cách sử dụng và thanh toán qua POS như thế nào?
- Sàn Upcom là gì? Thông tin cơ bản xoay quanh sàn giao dịch này
- Mobile Banking là gì? Lưu ý quan trọng khi sử dụng dịch vụ này