Hạn mức tín dụng là gì? Cách thay đổi hạn mức tín dụng lên mức tối đa

Published:

Trong thế giới “phẳng”, thẻ tín dụng là một trong những công cụ vô cùng thuận tiện phục vụ đời sống con người. Để sử dụng thẻ tín dụng, các ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một hạn mức nhất định. Vậy hạn mức tín dụng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Theo thống kê, ở Việt Nam, mỗi người dân đều có ít nhất một thẻ ngân hàng. Trong số đó, thẻ tín dụng cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Thẻ tín dụng không chỉ giúp việc thanh toán được đơn giản hóa hơn mà còn giảm rủi ro cho chúng ta khi phải mang quá nhiều tiền mặt bên người.

Và điều quan trọng bạn cần phải biết khi sử dụng thẻ tín dụng đó chính là hạn mức thẻ tín dụng. Quản lý tốt hạn mức thẻ tín dụng sẽ không chỉ giúp bạn không bị lâm vào cảnh nợ nần mà còn giúp bạn tích lũy điểm tín dụng tốt. Vậy hạn mức tín dụng là gì? Nếu chưa hoặc mới sử dụng thẻ tín dụng, đừng bỏ qua bài viết này của VNCB về hạn mức thẻ tín dụng này nhé!

Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng là gì?

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, hạn mức tín dụng chính là mức tiền tối đa ngân hàng cấp cho bạn để sử dụng trong một thời gian nhất định, sau khi xét duyệt đơn đăng ký thẻ tín dụng và hồ sơ của bạn. Tùy vào mục đích của thẻ mà mỗi một loại thẻ tín dụng sẽ có hạn mức khác nhau. Ngoài ra, nó còn tùy thuộc vào đối tượng mở thẻ và lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của bạn, và có thể dựa cả vào lịch sử tín dụng của bạn trong quá khứ.

Thường thì các ngân hàng sẽ cấp cho bạn hạn mức tín dụng gấp 2 – 6 lần thu nhập của bạn. Bạn có thể thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mình mong muốn từ thanh toán online trực tuyến; thanh toán các loại hóa đơn; mua trả góp hoặc rút tiền tại cây ATM, … với thẻ tín dụng tối đa trong một kỳ sao kê lên tới hạn mức này. Kỳ hạn này chính là khoảng thời gian để bạn mua sắm tới ngày bạn phải thanh toán đủ số nợ đã dùng cho ngân hàng.

Nên yêu cầu hạn mức tín dụng bao nhiêu?

Hạn mức tín dụng thực ra chính là một khoản vay (thông thường chính là vay tín chấp) mà ngân hàng luôn sẵn sàng cho bạn vay không lãi suất (tối đa lên tới 45 – 55 ngày). Khoản vay này luôn luôn có mặt 24/7 bất cứ khi nào bạn cần. Và dĩ nhiên bạn yêu cầu hạn mức càng cao thì càng tốt, nó sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc chi tiêu.

Xem thêm:  Top 10 cuốn sách hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý rằng hạn mức tín dụng quá cao cũng có những nhược điểm của nó. Đầu tiên đó chính là với hạn mức cao thì bạn có thể chi tiêu nhiều, rất nhiều. Và nếu bạn không kiểm soát tốt việc chi tiêu của bản thân mình thì tương lai chiếc thẻ tín dụng sẽ sớm trở thành gánh nợ, khiến bạn suốt ngày phải lo tìm cách để trả nợ.

Nên yêu cầu hạn mức tín dụng bao nhiêu?

Rủi ro thứ hai là trong trường hợp bạn đánh rơi thẻ hay thông tin thẻ tín dụng của bạn bị lấy cắp, … thì số tiền bạn mất cũng có thể sẽ rất lớn. Nếu thẻ tín dụng của bạn bị đánh cắp, kẻ xấu sẽ luôn tìm cách quẹt hết hạn mức thẻ của bạn. Dĩ nhiên bạn có thể hạn chế rủi ro này bằng cách khóa thẻ ngay (qua internet banking), hoặc gọi điện tới Hotline của ngân hàng ngay khi phát hiện ra mình đã bị mất thẻ.

Hạn mức tín dụng của bạn được ngân hàng xác định như thế nào?

Khi phát hành thẻ tín dụng, các ngân hàng sẽ căn cứ vào mức độ điểm tín nhiệm người dùng của bạn để cấp cho bạn một hạn mức tối đa của thẻ tín dụng, được sử dụng chủ yếu vào mục đích tiêu dùng “ứng trước trả sau”. Tất nhiên chúng ta có quyền lựa chọn một hạn mức phù hợp cho thẻ của mình nhưng không được vượt quá hạn mức tối đa.

Hạn mức thẻ tín dụng thường được các ngân hàng căn cứ vào một trong số các tiêu chí sau:

  • Mức lương chuyển khoản qua ngân hàng của khách hàng
  • Mức lương nhận qua tiền mặt của khách hàng
  • Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp của khách hàng đã được ngân hàng phê duyệt
  • Giá trị khoản gửi tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nhân thọ nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên đến 70 – 90% giá trị)
  • Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ (đánh giá khách hàng Vip, khách hàng trung thành, …)
  • Hạn mức thẻ tín dụng đã được cấp tại các hệ thống ngân hàng uy tín khác
  • Nếu là thẻ tín dụng phụ thì sẽ dùng chung cùng một hạn mức với thẻ tín dụng chính

Hạn mức tín dụng của bạn được ngân hàng xác định như thế nào?

Có thể rút tiền bao nhiêu phần trăm hạn mức?

Chức năng chính khi làm thẻ tín dụng là phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu/ mua sắm của chủ thẻ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều khách hàng nhầm lẫn chức năng này mà tiến hành rút tiền mặt từ thẻ qua máy ATM (với phí rất cao), hoặc rút tiền mặt thẻ tín dụng qua POS. Tuy nhiên, giao dịch rút tiền mặt không được các ngân hàng khuyến khích, do đó các chủ thẻ nên hạn chế.

Nếu bạn vẫn quyết định sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt từ máy ATM, bạn cần biết các quy định về hạn mức rút tiền. Nếu bạn dùng thẻ tín dụng để thanh toán qua POS/ EDC thì bạn có thể dùng 100% hạn mức nhưng bạn chỉ có thể sử dụng 50 – 70% hạn mức nếu bạn dùng thẻ để rút tiền mặt tại các trụ ATM. Tỷ lệ phần trăm này thay đổi tùy ngân hàng mà bạn làm thẻ. Nếu sử dụng vượt hạn mức thẻ tín dụng, bạn sẽ có khả năng phải trả thêm phí cho ngân hàng.

Xem thêm:  Chuyển Tiền Vietinbank Bằng Internet Nhanh Chóng, Thành Công 100%

Ngân hàng xem việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là “ứng tiền mặt” cho khách hàng. Do đó bạn sẽ phải trả phí ứng tiền cho ngân hàng – thường là khoảng 4% giá trị tiền mặt trong mỗi giao dịch tại máy ATM của ngân hàng. Nếu rút tiền tại máy ATM của các ngân hàng khác nằm trong liên kết, có thể bạn sẽ còn phải chịu thêm phí xử lý giao dịch từ ngân hàng đó. Ngoài ra, mỗi khoản tiền mặt mà ngân hàng tạm ứng cho bạn đều sẽ bị tính lãi suất ngay lập tức, tính từ ngày rút tiền cho đến khi các khoản nợ được thanh toán hết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể rút tiền thẻ tín dụng qua các máy POS và sử dụng dịch vụ của các bên thứ 3. Những nơi này mặc dù có phí thấp hơn nhưng là những giao dịch lách luật và cũng tiềm ẩn rủi ro thông tin thẻ tín dụng của bạn sẽ bị lấy cắp.

Có thể rút tiền bao nhiêu phần trăm hạn mức?

Làm thế nào để thay đổi hạn mức tín dụng?

Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, bạn có thể thay đổi hạn mức thẻ cho phù hợp với thu nhập và nhu cầu chi tiêu của bản thân mình. Việc thay đổi hạn mức tín dụng này sẽ có thể làm tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi, bạn cần xem xét xem mình đã đủ điều kiện hay chưa. Nếu đã đủ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng thực kèm theo đơn đề nghị thay đổi hạn mức tín dụng của thẻ theo mẫu của từng ngân hàng.

Ở một số ngân hàng có chính sách tốt, sau một thời gian bạn sử dụng thẻ tín dụng, nếu bạn đủ điều kiện, ngân hàng có thể sẽ tự động nâng hạn mức thẻ của bạn.

Để được duyệt tăng hạn mức tín dụng của thẻ, bạn cần:

Chứng minh thu nhập tài chính cá nhân ngày càng tăng

Tại thời điểm bạn muốn tăng hạn mức của thẻ tín dụng, để cơ hội gia tăng hạn mức thẻ tín dụng của bạn được phê duyệt thì bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy được hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao hơn lúc đăng ký phát hành thẻ.

Ngoài ra, nếu bạn đang sở hữu thêm các tài sản có giá trị khác như: ô tô, sổ tiết kiệm, nhà đất, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, … thì bạn hãy chứng minh cho ngân hàng thấy nhé!

Tích góp điểm tín nhiệm khủng

Điểm tín nhiệm là một trong những cơ sở để ngân hàng quyết định có chấp nhận gia tăng hạn mức thẻ tín dụng cho bạn hay không? Bởi vì điểm tín nhiệm sẽ phản ánh được thói quen cũng như thái độ của bạn đối với việc sử dụng thẻ tín dụng. Chính vì vậy, khi bạn đề nghị gia tăng hạn mức thẻ tín dụng, các ngân hàng sẽ xem xét đến điểm tín nhiệm của bạn.

Xem thêm:  Tổng hợp số tổng đài Vietcombank, hotline Vietcombank hỗ trợ 24/7

Tích góp điểm tín nhiệm khủng

Ngân hàng sẽ muốn được hợp tác lâu dài nếu chủ thẻ thuộc nhóm khách hàng tốt, sử dụng thẻ thẻ tín dụng thường xuyên và có trách nhiệm với việc thanh toán đủ và đúng hạn. Ngược lại, ngân hàng sẽ hạn chế hơn với nhóm khách hàng không có trách nhiệm với việc sử dụng thẻ tín dụng.

Để tăng điểm tín nhiệm cho bản thân, bạn hãy tạo thói quen giao dịch tốt để tạo nên một lịch sử giao dịch tốt cho mình như:

  • Thanh toán đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng.
  • Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích.
  • Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.
  • Hạn chế sở hữu số lượng thẻ tín dụng trong cùng một ngân hàng.
  • Nếu có nợ hãy luôn luôn thanh toán đúng hạn.
  • Luôn kiểm soát hạn chế phát sinh nợ mới.
  • Không bị nợ xấu và nằm trong danh sách CIC

Đây chính là những cách giúp bạn gia tăng điểm tín nhiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả mà bạn không thể bỏ lỡ.

Tạo lịch sử giao dịch ấn tượng

Thẻ tín dụng mang lại nhiều tiện ích thiết thực nên nhiều khách hàng mới mong muốn được ngân hàng tăng thêm hạn mức cho thẻ. Để thẻ tín dụng của bạn được ngân hàng duyệt cho tăng hạn mức, bạn hãy tự tạo cho mình một thói quen sử dụng tài chính tốt và thông minh.

Bạn không cần nhất thiết phải tăng chi tiêu lên nhiều hơn. Bạn chỉ cần thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm, ăn uống tại nhà hàng, đi du lịch, … điều này không những giúp bạn tận dụng hạn mức đang có mà còn làm cho lịch sử giao dịch của bạn phong phú hơn.

Về lâu về dài, việc làm này sẽ giúp bạn vừa có thể hưởng lợi vừa nhận được ưu đãi của ngân hàng. Thực tế có một số ngân hàng sẽ chủ động tự tăng hạn mức thẻ tín dụng, sau khi xem xét lịch sử giao dịch của các chủ thẻ.

Như vậy là những thắc mắc của bạn về hạn mức tín dụng là gì cũng như làm thế nào để thay đổi hạn mức tín dụng lên mức tối đa đã được giải đáp một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn, tốt nhất là bạn nên đăng ký ngay một chiếc thẻ tín dụng.

Hy vọng bài viết này của VNCB sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích cũng như những kinh nghiệm quý báu trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng của mình.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT