Phương thức thanh toán giữa bên mua và bên bán theo thư tín dụng chứng từ (L/C) được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy thanh toán LC là gì? Hình thức thanh toán này sử dụng thư tín dụng do ngân hàng lập ra để cam kết trả tiền cho bên bán. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thanh toán LC qua nội dung bài viết dưới đây.
LC là gì? Thanh toán LC là gì?
LC còn gọi là thư tín dụng, là loại thư do ngân hàng lập ra theo yêu cầu nhà nhập khẩu để cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu tại thời điểm nhất định. Lúc này, nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
Vậy thanh toán LC là gì? Đây là hình thức thanh toán giữa bên bán và mua bằng thư tín dụng
Điểm đặc biệt của thanh toán L/C
Một số điểm đặc biệt của thanh toán LC mà bạn nên biết:
- L/C tuy được hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu nhưng sẽ hoạt động độc lập với hợp đồng ngoại thương.
- Các ngân hàng làm việc dựa trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm về hàng hóa.
- Người mua mở L/C, người thụ hưởng sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành L/C chi tiền.
Các bên tham gia trong thư tín dụng chứng từ (L/C)
Khi thanh toán LC bao gồm có các bên tham gia như sau:
- Người xin mở thư tín dụng chứng từ: Người mua, người nhập khẩu
- Người hưởng lợi thư tín dụng: Người bán, người xuất khẩu
- Ngân hàng mở thư tín dụng: Ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu và cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng
- Ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng trả tiền: Có hoặc không tùy yêu cầu của người mua và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Bản chất của thanh toán LC là gì?
Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán mà người bán sẽ được đảm bảo nhận tiền khi xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp quy định. Đây được hiểu là khoản tạm ứng mà ngân hàng đưa ra cho đơn vị nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Cụ thể, bản chất của thư tín dụng chứng từ là:
- Chỉ có những tổ chức tín dụng mới được thực hiện các giao dịch này.
- Do tính độc quyền của ngân hàng nên giao dịch thanh toán L/C chỉ được thực hiện thường xuyên bằng tổ chức tín dụng.
Nội dung cơ bản của thư tín dụng L/C bạn nên biết
Một số nội dung cơ bản trên thư tín dụng L/C như sau:
- Số hiệu của L/C: Mỗi L/C được số hiệu khác nhau để thuận tiện quản lý và sử dụng.
- Địa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền đến người thụ hưởng.
- Ngày mở L/C: Là ngày ngân hàng phát hành L/C, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.
- Loại thư tín dụng: Có nhiều loại L/C được áp dụng trong thanh toán khác nhau.
- Những người có liên quan đến thư tín dụng: tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C, người thụ hưởng L/C, ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo L/C, ngân hàng khác.
- Thời hạn hiệu lực: tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực.
- Thời hạn giao hàng: là thời hạn nhà xuất khẩu phải giao hàng cho nhà nhập khẩu kể từ khi L/C có hiệu lực.
- Trị giá của thư tín dụng: Số tiền ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho bên thụ hưởng.
- Các quy định về bộ chứng từ thanh toán như loại chứng từ và số lượng chứng từ mỗi loại.
- Cam kết trả tiền của ngân hàng: Là sự đảm bảo của ngân hàng phát hành L/C đối với nhà xuất khẩu.
- Dẫn chiếu UCP áp dụng: Việc áp dụng bản nào trong thanh toán sẽ dựa vào các bên tùy ý lựa chọn mà không bắt buộc.
Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán LC là gì?
Phương thức thanh toán LC sở hữu nhiều ưu nhược điểm khác nhau. Việc nắm vững các ưu nhược điểm này sẽ giúp bên xuất khẩu và nhập khẩu có thể vận dụng đúng.
Ưu điểm của phương thức thanh toán LC
Đối với Người bán
- Ngân hàng thanh toán đúng hẹn trong thư tín dụng bất kể người mua có trả tiền hay không.
- Tránh việc chậm trễ trong vận chuyển chứng từ
- Khách hàng chiết khấu L/C để có tiền trước nhằm sử dụng cho việc thực hiện hợp đồng.
Đối với Người mua
- Chỉ khi nhận được hàng hóa thì người mua mới cần trả tiền.
- Người nhập khẩu yên tâm người bán cần phải tuân thủ quy định trong L/C khi mua bán.
Đối với Ngân hàng
- Được thu phí dịch vụ
- Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Nhược điểm của thanh toán LC là gì?
Đối với Người bán
Không xuất trình bộ chứng từ theo quy định sẽ không được thanh toán tiền hàng.
Đối với Người mua
Nếu doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng sẽ thanh toán tiền mà không quan tâm hàng hóa thực tế được giao đúng hay không.
Phân loại thư tín dụng L/C
Hiện nay có các loại thư tín dụng chứng từ L/C phổ biến như sau:
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang: Là loại L/C khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hay hủy bỏ có thể tiến hành đơn phương.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại L/C sau khi mở thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ chỉ được tiến hành theo thoả thuận của tất cả các bên.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại L/C không thể huỷ bỏ, được ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu ngân hàng mở L/C.
- Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại L/C không thể huỷ bỏ, quy định quyền của ngân hàng được trả hoàn toàn hay một phần theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
Ngoài ra còn một số loại thư tín dụng khác như:
- Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi
- Thư tín dụng chuyển nhượng
- Thư tín dụng tuần hoàn …
>> Xem thêm: chủ đầu tư là gì
Quy trình thanh toán L/C như thế nào?
Quá trình thanh toán L/C được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Bên nhập khẩu và xuất khẩu ký hợp đồng ngoại thương có quy định thanh toán LC.
Hai bên nhập khẩu và xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương với quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ LC.
Bước 2: Người nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở LC đến ngân hàng
Dựa theo hợp đồng ngoại thương đã ký mà bên nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở L/C đến Ngân hàng phát hành. Khi mở L/C, bên nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán với số tiền tùy theo khả năng tín dụng, uy tín. Số tiền ký quỹ có thể dao động từ 0% đến 100% tùy theo giá trị lô hàng và yêu cầu của ngân hàng.
Bước 3: Ngân hàng xem xét mở LC
Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện xem xét, mở L/C nếu hợp lý và gửi thư tín dụng cho ngân hàng thông báo.
Bước 4: Ngân hàng thông báo gửi chứng từ cho người xuất khẩu.
Trường hợp thư tín dụng được gửi bằng telex thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra mã, chuyển bản chính cho bên xuất khẩu. Khi thư tín dụng gửi đến bằng thư thì ngân hàng sẽ kiểm tra chữ ký, thông báo cho bên xuất khẩu toàn bộ nội dung và chuyển ngay cho bên xuất khẩu.
Bước 5: Người xuất khẩu kiểm tra nội dung thư tín dụng
Ở bước này, sau khi kiểm tra thư tín dụng nếu chấp nhận thì bên xuất khẩu sẽ giao hàng cho bên nhập khẩu. Song song đó, bên xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán và gửi cho ngân hàng thông báo.
Nếu không chấp nhận thì bên xuất khẩu sẽ yêu cầu cầu người nhập khẩu điều chỉnh L/C. Mọi nội dung sửa đổi cần có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng.
Bước 6: Ngân hàng thông báo thanh toán tiền cho bên xuất khẩu
Ngân hàng thông báo thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu khi đã nhận đủ chứng từ để nhận hàng.
Bước 7: Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
Bước 8: Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ và thông báo cho bên nhập khẩu.
Khi nhân hàng phát hành kiểm tra chứng từ phù hợp với thư tín dụng thì ngân hàng mở L/C sẽ trả tiền hàng cho ngân hàng thông báo. Nếu không phù hợp thì ngân hàng mở L/C từ chối trả tiền và gửi trả chứng từ cho bên xuất khẩu.
Bước 9: Bên nhập khẩu nhận chứng từ từ ngân hàng mở L/C
Bên nhập khẩu nhận bộ chứng từ từ ngân hàng mở L/C và kiểm tra. Nếu phù hợp sẽ thanh toán tiền hàng cho ngân hàng, khi thấy không phù hợp sẽ từ chối thanh toán.
Bước 10: Bên nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ với bên vận tải để nhận hàng hóa.
Cuối cùng, bên nhập khẩu xuất trình chứng từ với bên vận tải để nhận hàng hóa theo quy định. Kết thúc quy trình thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu.
Điều kiện để mở thanh toán LC là gì?
Khi bên nhập khẩu muốn yêu cầu mở LC thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nguồn vốn và thủ tục dưới đây.
Nguồn vốn đảm bảo thanh toán LC
Khách hàng cần quy định về nguồn vốn để thanh toán LC cho mình và yêu cầu ngân hàng mở:
- LC phát hành bằng nguồn vốn tự có thì khách hàng cần ký quỹ 100%.
- LC phát hành bằng vốn tự có thì khách hàng không cần ký quỹ 100% hoặc có yêu cầu giảm mức ký quỹ. Bên nhập khẩu cần liên hệ với bộ phận tín dụng xem xét và được giám đốc ủy quyền phê duyệt.
- LC phát hành bằng vốn vay của NHCTVN thì bên nhập khẩu cần liên hệ với bộ phận tín dụng để xem xét.
Yêu cầu để mở LC
Nhà nhập khẩu cần phải điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn yêu cầu mở LC. Trong đó, hồ sơ xin mở LC cần có như sau:
- Đơn yêu cầu mở LC
- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu
- Bản gốc hợp đồng ngoại thương
- Hợp đồng nhập khẩu ủy thác
- Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại
- Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng, công văn phê duyệt cho mở LC trả chậm của NHCTVN.
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ
- Bản giải trình mở LC do phòng tín dụng chi nhánh lập và được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Ngoài ra, bên nhập khẩu cần cung cấp các giấy tờ sau bắt buộc bản gốc như sau:
- Cam kết thanh toán
- Hợp đồng vay vốn
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ
- Đơn xin mở LC của khách hàng
- Bản giải trình mở LC
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về thanh toán LC là gì, các khái niệm liên quan. Hy vọng những kiến thức về LC này sẽ giúp nhà sản xuất và nhà nhập khẩu hiểu rõ để vận dụng. Đừng quên liên hệ VNCB nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào cần hỗ trợ.
Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính