VNCB

  • Trang chủ
  • Cách vay tiền
  • Hình thức vay
  • Kinh nghiệm vay
  • Tin tức khác
You are here: Home / Kinh nghiệm vay / Có nên vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng hay không?

Có nên vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng hay không?

24 Tháng Ba, 2020 18 Tháng Ba, 2021 Công Danh 0 Comment

Việc vay tín chấp ngân hàng không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nếu như gặp khó khăn tài chính nhiều quá thì có thể vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng được không? 

Vay tín chấp ngân hàng đã không còn là khái niệm quá xa lạ đối đối với mỗi mỗi cá nhân hay doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, đôi khi bạn thường thắc mắc liệu có nên vay tín tín chấp ngân hàng cùng lúc 2 ngân hàng không? Hãy cùng VNCB chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

Mục lục bài viết

  1. Có vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng được không?
  2. Cần phải có điều kiện gì để vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng?
  3. Có nên vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng hay không?
  4. Một số ngân hàng cho vay tín chấp uy tín:

Có vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng được không?

Trả lời cho câu hỏi một khách hàng có thể vay tín chấp cùng lúc hai ngân hàng được không thì câu trả lời là hoàn toàn được, miễn sao bạn có đủ điều kiện cũng như khả năng thanh toán nợ hàng tháng. 

Có vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng được không?

Cần phải có điều kiện gì để vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng?

  • Bạn phải thỏa mãn các điều kiện cho vay tại các Ngân hàng muốn thêm.
  • Bạn phải không nằm trong nhóm nợ xấu.
  • Đảm bảo khả năng thanh toán nợ: Bạn cần phải chứng minh được thu nhập của bạn có khả năng thanh toán khoản nợ của cả 2 ngân hàng hàng tháng, và khoản nợ hai ngân hàng hàng tháng phải nhỏ hơn 40% tổng thu nhập của bạn. 

Điều kiện vay tín chấp cùng lúc hai ngân hàng

Ví dụ: Thu nhập hàng tháng của bạn là 20 triệu đồng, hiện tại hàng tháng bạn phải thanh toán nợ cho ngân hàng A 4 triệu đồng, vậy bạn chỉ có thể vay một khoản vay tại ngân hàng B sao cho số tiền phải trả hàng tháng của bạn là 20 triệu 40% – 4 triệu đồng = 4 triệu đồng. 

Việc ngân hàng đưa ra con số 40% này nhằm đảm bảo khách hàng có khả năng thanh toán nợ hàng tháng cũng như giúp khách hàng không bị gánh nặng nợ quá nhiều.

Có nên vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng hay không?

Khi bạn có nhiều nguồn vay vốn thì bạn sẽ có vốn nhiều hơn giúp bạn dễ dàng thực hiện được những mục đích cá nhân dễ hơn. Tuy nhiên nó cũng như con dao hai lưỡi, cũng có những áp lực nhất định khi bạn vay cùng lúc nhiều ngân hàng. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm khi vay tín chấp cùng lúc hai ngân hàng:

Ưu điểm:

  • Giúp giải quyết bài toán tài chính nhanh chóng, dễ dàng
  • Có kinh nghiệm gọi vốn
  • Thời hạn trả lâu

Nhược điểm:

  • Khiến bạn có áp lực khi nợ nần chồng chất
  • Khó khăn hơn khi giải quyết nhiều nguồn vốn

Một số ngân hàng cho vay tín chấp uy tín:

Tại mỗi ngân hàng sẽ có một quy định khác nhau về lãi suất, hạn mức vay, thời hạn vay… Bạn có thể tham khảo các ngân hàng và đưa ra một lựa chọn phù hợp với bản thân nhất nhé.

Vay tín chấp tại ngân hàng Vietcombank

Khi vay tín chấp tại ngân hàng Vietcombank, bạn sẽ phải thanh toán lãi suất là 0,6 – 1,3%/tháng trong khoảng thời gian là 5 năm và hạn mức cho vay lên tới 300 – 500 triệu mà không cần tài sản thế chấp hay bảo lãnh của đơn vị đang công tác.

Điều kiện vay:

  • Độ tuổi từ 21 tuổi trở lên
  • Lương chuyển khoản và có 3 tháng lương gần nhất từ 5 triệu trở lên
  • Có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên

Vay tín chấp tại ngân hàng Vietcombank

Vay tín chấp tại ngân hàng VPBank

Tùy vào từng gói sản phẩm vay sẽ có lãi suất khác nhau dao động trong khoảng từ 0,6 – 1,12%/tháng. Đặc biệt, mức lãi suất giảm tối đa 4% so với lãi suất thông thường. Riêng đối tượng Công an, bộ đội. bác sỹ, giáo viên vay sẽ có mức lãi suất ưu đãi là 1,12%. Số tiền vay tối đa là 500 triệu, tối thiểu là 20 triệu và thời gian giải ngân chỉ trong vòng 2 ngày.

Điều kiện vay:

  • Độ tuổi: từ 23 tuổi trở lên
  • Lương chuyển khoản từ 4,5triệu đồng/tháng  hoặc lương tiền mặt với cơ quan nhà nước hoăc top doanh nghiêp lớn trong danh sách riêng của Ngân hàng VPbank

Vay tín chấp tại ngân hàng Agribank

Số tiền vay tối thiểu là 10 triệu đồng, số tiền vay tối đa là 600 triệu đồng với mức lãi suất từ 0,6% đến 1,8%/tháng.

Điều kiện vay:

  • Thu nhập từ 3 triệu 
  • Độ tuổi từ 18-55
  • Sống và làm việc tại các thành phố sau: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương

Vay tín chấp tại ngân hàng BIDV

Khi vay tín chấp theo lương tại ngân hàng BIDV, mức lãi suất khách hàng cần thanh toán là:  7 – 11,9%/năm trong khoảng thời gian lên đến 6 năm. Số tiền vay từ 20 triệu đồng- 500 triệu đồng.

Điều kiện vay:

  • Độ tuổi từ 18- 55 hoặc từ 16-60 tùy giới tính.
  • Khách hàng làm trong lĩnh vực quân nhân chuyên nghiệp, giáo sư, sỹ quan… có độ tuổi phù hợp với độ tuổi lao động
  • Khách hàng đi làm hưởng lương Chuyển khoản hoặc tiền mặt đều được phê duyệt

Vay tín chấp tại ngân hàng BIDV

Vay tín chấp tại ngân hàng TPBank

Tại ngân hàng TPBank, khoản tiền vay theo lương tối đa có mức lãi suất tháng chỉ từ 0.8 – 1.3% / tháng, còn tính theo năm sẽ là từ  9.6% đến 15.6%/ năm. Bạn có thể vay tối đa một khoản vốn gấp 15 lần lương trong thời hạn từ 12-48 tháng và có thể nhận tiền ngay trong vòng 24 giờ.

Điều kiện vay: 

  • Trong độ tuổi từ 21 đến 25 tuổi thì khách hàng phải có thời gian công tác tối thiểu 6 tháng ở công ty hiện tại và 18 tháng ở công ty cũ.
  • Trong độ tuổi từ 25 tuổi trở lên thì khách hàng phải có thời gian công tác tối thiểu là 3 tháng ở công ty hiện tại.

Xem thêm các thủ tục và điều kiện vay tín chấp ở các ngân hàng khác:

  • Vay tín chấp ngân hàng Techcombank và thủ tục cần biết
  • Vay tín chấp ngân hàng OCB và Thủ tục bạn cần biết
  • Vay tín chấp ngân hàng Shinhan và những điều bạn cần biết
  • Vay tín chấp ngân hàng Vietinbank: điều kiện và hồ sơ

Để đưa ra quyết định đồng ý cho khách hàng vay tín chấp lần hai thì ngân hàng sẽ phải xem xét tất cả những yếu tố sao cho phù hợp với tình hình tài chính của bạn. Thế nhưng, dù sao khi gánh thêm một khoản nợ cũng sẽ khiến bạn gánh thêm áp lực. Vì vậy hãy cân nhắc cân đối để bản thân không phải chịu quá nhiều áp lực nhé.

Category: Kinh nghiệm vay

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nội dung

Follow on social

  • Facebook
  • Google+
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Twitter
  • YouTube

Featured posts

TTR là gì

TTR là gì? Thuật ngữ TTR và TT trong thanh toán quốc tế có gì khác nhau?

26 Tháng Một, 2021

banker là gì

Banker là gì? Yếu tố để bạn trở thành một Banker chuyên nghiệp

24 Tháng Một, 2021

hột xoàn là gì

Hột xoàn là gì? Hột xoàn và kim cương có phải là một?

22 Tháng Một, 2021

cho vay ngắn hạn là gì và các phương thức cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là gì? Các phương thức cho vay ngắn hạn

20 Tháng Một, 2021

Vàng sjc là gì

Vàng SJC là gì và có nên mua vàng SJC không?

18 Tháng Một, 2021

dịch vụ a transfer là gì

Dịch vụ A-transfer là gì? Cách đăng ký và sử dụng A-transfer

16 Tháng Một, 2021

Footer

Recent posts

  • TTR là gì? Thuật ngữ TTR và TT trong thanh toán quốc tế có gì khác nhau?
  • Banker là gì? Yếu tố để bạn trở thành một Banker chuyên nghiệp
  • Hột xoàn là gì? Hột xoàn và kim cương có phải là một?
  • Cho vay ngắn hạn là gì? Các phương thức cho vay ngắn hạn
  • Vàng SJC là gì và có nên mua vàng SJC không?
  • Dịch vụ A-transfer là gì? Cách đăng ký và sử dụng A-transfer

Bản quyền nội dung

DMCA.com Protection Status


Pass: [email protected]

Giới thiệu VNCB

VNCB là trang tin chuyên chia sẻ giúp bạn những thông tin về tài chính, các cách thức vay tiền nhanh từ ngân hàng, và cung cấp những giải đáp về thắc mắc của người dùng trong lĩnh vực vay tài chính.

Mọi thông tin VNCB cung cấp đều dựa trên ý kiến của nhiều chuyên gia tài chính và tổng hợp từ trên internet.

VNCB Design by Vô Danh - Chính sách bảo mật