Mẫu giấy vay mượn tiền chuẩn và đúng luật 21 hiện nay

Published:

Vay mượn tiền để giải quyết khó khăn của bản thân trong cuộc sống ai cũng gặp phải, nhưng khó khăn nhất của người cho vay cho mượn thì dễ nhưng đòi thì không biết có được hay không. Vì thế để đôi bên không phải khó xử với nhau sau này thì chúng ta nên làm một biên bản giấy vay mượn tiền và người vay – người cho vay cùng kí tên, nếu có thêm người làm chứng nữa thì càng tốt.

Thêm 1 khó khăn khác của người cho mượn đó là thường thì chỉ cho mượn tiền với người thân, bạn bè, anh em trong nhà … và thường không có viết một cái giấy vay mượn tiền như một thỏa thuận giữa người vay và người cho vay.

Mẫu giấy vay mượn tiền chuẩn và đúng luật hiện nay

Dưới đây VNCB giới thiệu bạn mẫu giấy vay mượn tiền chuẩn và đúng luật trong năm 21 để 2 bên thỏa thuận vay mượn. Giúp bạn có đầy đủ chứng cứ sau này để tiện việc đòi nợ dễ dàng hơn.

Câu chuyện trước khi cho vay

Trước khi cho vay, thì người cho vay phải chắc chắn được 1 câu chuyện là người bạn vay tiền của mình có đủ khả năng trả nợ hay không. Và họ làm gì để có tiền trả nợ! 1 điều chắc chắn rằng nếu họ không có đủ khả năng trả nợ thì cho dù có giấy vay mượn tiền đã công chứng thì bạn cũng rất khó có thể đòi được tiền.

Xem thêm:  Ngân Hàng Nào Cho Vay Tín Chấp Theo Lương Tốt Nhất Hiện Nay?

Vậy nợ ân tình – hay người bạn thân mượn tiền thì sao? Chắc chắn chúng ta phải cho vay rồi và khả năng chúng ta mất đi 1 người bạn là có thể.

Vậy làm cách nào để đòi tiền hiệu quả và mà không mất đi một người bạn. Công Danh nghĩ rằng bạn nên giúp họ cách kiếm tiền thêm bằng cách giới thiệu họ xem qua bài viết này: 15 cách kiếm tiền online tại nhà mà không cần đầu tư vốn

Mẫu giấy thỏa thuận vay mượn tiền

Bạn có thể tải mẫu giấy vay mượn tiền: Tại đây

Hướng dẫn cách điền thông tin cho Mẫu Giấy vay mượn tiền

Hợp đồng vay tài sản được Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 463. Theo đó, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay giao tài sản là tiền, vật có giá trị …. cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn lại tài sản vay theo đúng số lượng, chất lượng và trả thêm lãi nếu có thỏa thuận.

1. Thông tin về người vay

Người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

– Nếu là cá nhân thì cũng nêu rõ họ tên, năm sinh, thông tin về giấy tờ tùy thân (CMND, căn cước công dân, hộ chiếu), địa chỉ liên lạc, số điện thoại. Nếu đã có vợ hoặc có chồng thì phần thông tin về người vay nên để cả hai vợ chồng.

Xem thêm:  CIC là gì? Hướng dẫn cách để kiểm tra CIC nhanh nhất

– Nếu là tổ chức thì phải ghi rõ thông tin của pháp nhân đó trên Giấy đăng ký kinh doanh (Mã số kinh doanh, cơ quan cấp, ngày cấp đăng ký lần đầu, ngày thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ trụ sở, người đại diện…) kèm thông tin về người đại diện.

2. Số tiền vay và thời hạn

Đây là mục quan trọng nhất cũng bắt buộc phải có trong mọi giao dịch vay tiền. Số tiền vay phải được nêu cụ thể cả bằng số và bằng chữ.

Thời hạn vay nên nêu cụ thể theo số tháng, số năm. Hai bên có thể thoả thuận việc rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn cho vay. Khi đó, cũng có thể viết vào Giấy vay tiền thỏa thuận này.

3. Lãi suất:

Lãi suất luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của cả người đi vay và người vay.

Giấy vay tiền dù có hay không có tính lãi suất cũng phải ghi rõ vào văn bản. Nếu không tính lãi thì ghi là “bên A cho bên B vay không tính lãi”.

Trong trường hợp, tính lãi suất thì cũng ghi rõ lãi suất bao nhiêu, tính theo lãi suất vay của Ngân hàng nào… vào giấy vay tiền.

Lưu ý: Mặc dù lãi suất do hai bên thỏa thuận nhưng khi cho người khác vay tiền, người cho vay cần chú ý, lãi suất không được vượt quá 20% năm của khoản tiền vay theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

4. Phương thức trả nợ:

Cũng giống như có nhiều cách để chuyển số tiền từ bên cho vay sang bên vay, phương thức trả nợ cũng được thực hiện bằng nhiều cách theo thỏa thuận của hai bên. Trong giấy vay nợ, hai bên có thể nêu rõ cách thức trả nợ:

Xem thêm:  Cho vay trả góp 100 ngày: Hình thức vay tín chấp cần phải lưu ý

– Bằng tiền mặt

– Qua chuyển khoản…

5. Thỏa thuận khác

Nếu ngoài những thỏa thuận đã nêu ở trên, hai bên còn có thỏa thuận nào khác thì có thể tùy biến chỉnh sửa mẫu theo đúng thỏa thuận của mình.

Đặc biệt là phương thức giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh xung đột. Nên quy định chi tiết các trường hợp sẽ phát sinh nếu một trong hai bên không thực hiện theo đúng thỏa thuận.

Ngoài ra, Giấy vay mượn tiền nên lập thành ít nhất là 02 bản, nêu rõ bằng số và bằng chữ trong Giấy, mỗi bên giữ số lượng bản chính giống nhau.

Nếu như số tiền vay mượn quá lớn thì tốt hơn hết là cần phải ra Văn Phòng Công Chứng để được chứng thực thỏa thuận vay mượn theo đúng Luật Công Chứng.

Trên đây VNCB đã đưa ra cho bạn Mẫu Giấy Vay Mượn Tiền theo đúng luật hiện hành hiện nay và cách để điền các thông tin dành cho bạn. Dù là người thân hay bạn bè có vay mượn như thế nào cũng cần phải có giấy vay mượn tiền rõ ràng không sau này sẽ rất khó khăn trong việc đòi nợ.

Tham khảo bài viết: Cách đòi nợ tiền khéo léo và hiệu quả

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT