Lập gia đình, sinh con và ngày con bước chân vào đại học là ba cột mốc lớn đối với mỗi chúng ta. Đây là những thời điểm ta cảm nhận được niềm hạnh phúc, hy vọng và tự hào vì đã làm được những điều ý nghĩa cho bản thân và gia đình yêu thương. Tuy nhiên, cảm giác bất an về tài chính là không tránh khỏi vì chúng ta luôn mong muốn chăm sóc người thân nhiều hơn, trọn vẹn hơn, đặc biệt là trong ba cột mốc này. Vậy, làm thế nào để bước qua những giai đoạn quan trọng với tâm thế sẵn sàng?
Bắt tay xây tổ ấm
Một lễ cưới hoàn hảo là mong ước của các cặp đôi sau thời gian yêu nhau. Tuy nhiên, cả hai sẽ không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ khi đối diện với việc sắp xếp và cân đối chi tiêu cho một lễ cưới như ý. Lên kế hoạch cụ thể cho đám cưới từ 6 tháng đến 1 năm, đặc biệt là về tài chính sẽ giúp bạn tránh khỏi những âu lo không đáng có và dễ dàng ứng biến với những vấn đề phát sinh bất ngờ. Hãy lập bảng chi phí cụ thể cho đám cưới của mình, quan trọng nhất là phải phù hợp với năng lực tài chính hiện tại để hai bạn không phải đối mặt với những khoản nợ sau cưới.
Nếu đã đủ “nguồn lực” chu toàn những khoản chi tiêu cần thiết cho đám cưới, bạn sẽ có nhiều thời gian và an tâm hơn để thực hiện các việc quan trọng như: chụp ảnh cưới, thuê áo cưới, chăm sóc bản thân …. Khi đó, bạn sẽ bước đến lễ cưới với tâm trạng thoải mái, tận hưởng hôn lễ một cách trọn vẹn.
Sau một lễ cưới tràn ngập niềm vui, việc sử dụng tiền mừng ‘hợp tình hợp lý’ sẽ giúp hai bạn tránh những mâu thuẫn ngay từ ngày đầu chung sống. Nếu được, hãy dùng khoản tiền mừng còn lại sau khi đã chi trả những chi phí để mua những vật dụng ý nghĩa cho cuộc sống lứa đôi, như: chiếc giường cưới, tủ quần áo, v…v…
Ngoài ra, vấn đề tài chính sau khi kết hôn là điều các cặp đôi cần bàn bạc từ những ngày đầu, thậm chí từ trước đám cưới.
Hãy cùng đặt ra mục tiêu chung, như mua nhà, mua xe, sinh con, … để cùng lập ra kế hoạch chi tiêu, tích lũy từ nguồn thu nhập của cả hai. Cần cởi mở và thẳng thắn chia sẻ về nhu cầu tiêu dùng cá nhân để cả hai cùng cân đối cho khoản chi cố định của mình với các khoản phát sinh khi sống chung như sinh hoạt phí, tiện nghi cho tổ ấm, các sự kiện của bạn bè và gia đình đôi bên, tích luỹ cho tương lai. Ví dụ: Chồng sẽ hạn chế ăn tối bên ngoài, vợ giảm mua sắm để tiết kiệm cho mục tiêu chung.
Đặc biệt, cả hai cần để dành một khoản khẩn cấp trong những trường hợp bất khả kháng (như mất việc hoặc rủi ro bất chợt).
Với một kế hoạch chỉn chu từ ban đầu, cả hai sẽ yên tâm và có thời gian để yêu thương nhau nhiều hơn trong suốt cuộc hôn nhân.
Đón chào thành viên mới
Cần phải chuẩn bị rất nhiều để sẵn sàng chào đón thành viên mới của gia đình, nhất là chuyện tài chính. Hiện nay, nhiều bố mẹ trẻ có xu hướng bỏ qua tất cả các khoản chi tiêu cho bản thân để dồn hết nguồn lực cho việc nuôi con. Tuy nhiên, điều này sẽ không giúp tạo được sự yên ổn về lâu dài. Để tránh áp lực và quá tải, hai bạn cần có một kế hoạch tài chính sẵn sàng, không chỉ cho bản thân mình hay cho bạn đời mà còn phải cho các thiên thần bé nhỏ sắp chào đời.
Ngay từ ngày có tin vui, hai bạn cần tham khảo những chi phí nuôi con nhỏ từ người thân, bạn bè đã có kinh nghiệm để dự đoán trước khoản chi hàng tháng, từ chi phí khám thai, sữa bầu, chọn bệnh viện sinh nở cho đến việc mua tã, sữa, nôi, các vật dụng cần thiết cho bé sơ sinh… Hơn thế, trẻ nhỏ thường bệnh vặt, bạn cần có một khoản dự trù riêng cho chi phí thuốc men, thăm khám để tập trung chăm sóc con tốt nhất.
Đừng để việc có con làm tăng áp lực tài chính lên đôi vai hai bạn; chỉ cần chuẩn bị kỹ, việc trở thành bố mẹ sẽ mang đến nhiều điều kỳ diệu. Khi đã lập kế hoạch rõ ràng và theo sát thực hiện, việc đón chào cột mốc tiếp theo sẽ trở nên nhẹ nhàng đối với bạn.
Đưa con vào đại học
Ngay khi đứa con thân yêu khoe giấy báo trúng tuyển đại học, bạn cảm thấy tự hào khi con đạt được thành quả sau nhiều năm học tập. Đồng thời, bạn phải đối diện với những câu hỏi: Tài chính của mình có đủ suốt 3 -4 năm học phí? Mỗi năm con mình cần bao nhiêu việc đi lại, ăn uống, sách vở? Những năm cuối thực tập, làm đồ án chi phí sẽ bao nhiêu? Vật giá mỗi ngày tăng, học phí có cố định không? v…v… Bạn sẽ không phải lo lắng với những câu hỏi này nếu dự đoán trước những khoản chi và lập kế hoạch từ nhiều năm trước.
Hãy trả lời những câu hỏi sau để có kế hoạch phù hợp ngay khi con còn nhỏ, và hai bạn sẽ có thể giúp con chuẩn bị kế hoạch tài chính tương xứng.
Bạn mong cho con mình được học trong môi trường như thế nào: trường tư hay trường công lập, giáo dục trong nước hay quốc tế, học tại Việt Nam hay du học ở nước ngoài?
Để chuẩn bị cho con phát triển tốt nhất, bạn cần giúp con xây dựng những kỹ năng gì và vào thời gian nào?
Ví dụ: Để cân đối chi phí cho con đi du học đại học, bạn cần dồn nguồn tiền để con học trường quốc tế ở cấp 3 để quen môi trường và không tập trung tài chính quá lớn cho giai đoạn tiểu học & cấp 2. Hoặc con bạn có thể học đại học quốc tế tại Việt Nam, thì bạn có thể tăng chi phí cho giai đoạn tiểu học & trung học để con theo học trường tư.
Như đã nói ở trên, lập kế hoạch tài chính và thực hiện tiết kiệm trong suốt 15 – 20 năm sẽ giúp bạn có khoản tích lũy tốt để giúp con theo đuổi việc học. Khoản tích lũy này cần được xem là quỹ riêng biệt và cần được ưu tiên bổ sung qua từng tháng hoặc năm tùy theo thu nhập của bạn. Đừng dùng khoản này cho trường hợp khẩn cấp hay đầu tư vào những việc quá rủi ro để bảo đảm tốt nhất cho tương lai con bạn. Một trong những giải pháp giúp bạn “nuôi” khoản tiền này một cách hợp lý và không quá rủi ro là tham gia một giải pháp bảo hiểm nhân thọ tích luỹ giáo dục. Khi đó, dù trong tình huống xấu nhất xảy ra với một trong hai bạn, quyền lợi bảo hiểm vẫn sẽ giúp con bạn có đủ ngân sách để hoàn thành việc học.
Đứng trước 3 cột mốc quan trọng như vậy, ắt hẳn là bạn sẽ có nhiều lo lắng, đặc biệt là vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn có một kế hoạch tài chính thật chu toàn thì việc đối mặt với những sự kiện này chẳng còn là quá khó. Một gợi ý dự trù tài chính đáng tin cậy cho bạn tham khảo là bảo hiểm nhân thọ. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ghi điểm với người tham gia bởi khả năng bảo vệ, tích lũy và đầu tư, cụ thể là vừa bảo vệ tài chính trước các rủi ro cuộc sống, vừa tiết kiệm một khoản dự phòng và đầu tư tăng sinh lợi nhuận. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, bạn sẽ được tư vấn và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với nhu cầu, từ đó có thể linh hoạt điều chỉnh chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn.
Các giải pháp tích lũy tài chính và bảo vệ toàn diện trước rủi ro
Chuẩn bị sớm cho ba cột mốc giúp ta có được niềm vui an yên trong hiện tại. Bạn sẽ toàn tâm chăm sóc người thân bằng tất cả yêu thương. Hãy đón chào mọi điều trong tương lai bằng tâm thế sẵn sàng và đầy lạc quan!
>>> Xem thêm:
-
Nên làm gì để chuẩn bị tâm thế đối mặt với rủi ro?
-
Tìm hiểu mối quan hệ giữa căng thẳng tài chính và rủi ro sức khỏe
-
4 sự kiện của cuộc đời mà bạn cần phải hoạch định tài chính
Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính