Cách vay tiền ngân hàng cho sinh viên không cần thế chấp

Điều kiện để sinh viên vay tiền không thế chấp

Hầu hết sinh viên đều được gia đình chu cấp học phí và tiền sinh hoạt. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể gửi đủ tiền cho con thường xuyên. Để giải quyết bài toán tài chính này, cách vay tiền ngân hàng cho sinh viên không cần thế chấp được nhiều bạn lựa chọn.

Thế nào là hình thức vay tiền không thế chấp?

Vay tiền không thế chấp rất phù hợp với sinh viên. Hình thức vay vốn này không yêu cầu người vay hoặc người bảo lãnh có tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ dựa vào uy tín và năng lực trả nợ của khách hàng để duyệt khoản nay. Chính vì vậy, hình thức này còn có tên gọi là vay tín chấp.

Ở hình thức vay không thế chấp, sinh viên sẽ trả góp hàng tháng. Hiện nay, các bạn sinh viên thường sử dụng hình thức vay này để trang trải học phí hoặc mua sắm các sản phẩm công nghệ phục vụ học tập như: laptop, điện thoại, xe máy…

Điều kiện để sinh viên vay tiền không thế chấp

Điều kiện để sinh viên vay tiền không thế chấp

Mục đích vay tiền của sinh viên thường cụ thể và chính đáng. Tuy nhiên, để được hỗ trợ vay vốn, các bạn cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

Đối với vay vốn học tập

Tại hầu hết các tổ chức tín dụng xã hội và thương mại đều có gói vay vốn sinh viên nhằm mục đích trang trải học phí và sinh hoạt. Hạn mức vay của gói này khá lớn và thời hạn trả dài phù hợp với sinh viên. Cách vay tiền ngân hàng cho sinh viên đóng học phí có điều kiện là:

Xem thêm:  Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank: điều kiện và thủ tục

+ Là công dân Việt Nam trên 18 tuổi.

+ Có Sổ Hộ khẩu, KT3 hoặc GIấy xác nhận tạm trú tại địa phương có chi nhánh ngân hàng bạn vay vốn.

+ Có hợp đồng lao động tối thiểu 12 tháng.

+ Mức lương một tháng tối thiểu là 3 triệu.

+ Không bị nợ xấu (nợ không trả) tại các tổ chức tín dụng khác trong vòng 2 năm.

Như bạn đã đọc ở trên, sinh viên muốn vay không thế chấp cần phải có việc làm tối thiểu 12 tháng và có mức lương tối thiểu là 3 triệu. Nhưng đa số sinh viên thường làm các công việc lao động phổ thông không có hợp động với mức lương thấp hơn 3 triệu. Do đó, nếu muốn vay vốn học tập bạn nên nhờ người thân đủ điều kiện đứng ra vay hộ.

Đối với vay tiêu dùng sinh viên

Nếu sinh viên cần mua sắm các đồ điện tử, điện máy như laptop, xe máy… phục vụ cho mục đích học tập thì nên sử dụng hình thức vay này. Hiện nay, có nhiều tổ chức tín dụng cho sinh viên vay tiêu dùng trả góp hạn mức lớn. Thời gian trả là 3 – 36 tháng tùy theo các gói vay, sản phẩm mua của sinh viên. Đặc biệt, lãi suất tiêu dùng dành cho sinh viên cực ưu đãi. Có nhiều sản phẩm có lãi suất chỉ 0%.

Điều kiện để sinh viên vay tiêu dùng dễ dàng hơn nhiều sao với vay vốn trả học phí:

Xem thêm:  Cho vay trả góp 100 ngày: Hình thức vay tín chấp cần phải lưu ý

+ Có CMND/Thẻ căn cước, bằng lái xe hoặc sổ hộ khẩu

+ Một số ngân hàng tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu thông tin liên lạc của người bảo lãnh (thân nhân của sinh viên vay vốn: bố, mẹ, anh, chị em ruột, anh chị em họ…)

Thủ tục vay tiền ngân hàng cho sinh viên

Thủ tục vay tiền ngân hàng cho sinh viên

Thủ tục vay tiền của hai hình thức vay vốn trả học phí và vay tiêu dùng sinh viên khác nhau. Tuy nhiên, cả hai cách vay tiền ngân hàng cho sinh viên này đều có trình tự rất đơn giản. Bởi lẽ, sinh viên là một trong những đối tượng hàng đầu được nhà nước hỗ trợ.

Đối với vay vốn sinh viên trả học phí

+ Bước 1: Sinh viên viết giấy đề nghị vay theo mẫu có sẵn, kèm xác nhận của nhà trường.

+ Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết bao gồm: CMND/Thẻ căn cước, Hộ khẩu của người vay, Giấy xác nhận đang là sinh viên và Bảng điểm.

+ Bước 3: UBND xã sẽ kiểm tra và đối chiếu hồ sơ của sinh viên.

+ Bước 4: UBND xã gửi hồ sơ đến ngân hàng để xem xét cho vay.

Đối với vay tiêu dùng sinh viên

Hiện nay, hầu hết các cơ sở kinh doanh đồ điện tử, điện máy đều liên kết với ngân hàng tạo hình thức trả góp. Sinh viên có thể làm ngay thủ tục vay trả góp tại chính cửa hàng, giải ngân và nhận sản phẩm chỉ sau 30 phút.

+ Bước 1: Điền mẫu đề nghị vay tiêu dùng theo mẫu và hướng dẫn của nhân viên.

+ Bước 2: Nhân viên xác minh hồ sơ vay (CMND/Thẻ căn cước, thông tin thân nhân…)

+ Bước 3: Giải ngân khoản vay cho sinh viên. Sinh viên nhận sản phẩm từ cửa hàng.

Xem thêm:  Tín dụng đen là gì? Cách phòng tránh bị lừa vay tín dụng đen

Các ngân hàng cho sinh viên vay không thế chấp

Các ngân hàng cho sinh viên vay không thế chấp

Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng của Chính phủ Việt Nam để cho vay hộ nghèo và các đối tượng trong chính sách (trong đó có sinh viên). Sinh viên và người nhà làm đơn đề nghị với Ủy ban Nhân dân địa phương. Hồ sơ sẽ được gửi lên ngân hàng Chính sách Xã hội để giải quyết. Lãi suất cho vay tại đây thấp tối đa để hỗ trợ sinh viên 0.65%/tháng.

Tuy nhiên, khi sinh viên có điều kiện trả nợ (cơ việc làm) mà không trả nợ thì sẽ bị phạt theo luật. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam

Vào năm 2007, Thủ tướng đã ban hành chính sách vay vốn để hỗ trợ sinh viên. Từ đó, nhiều ngân hàng lớn tại Việt nam tổ chức nhiều gói vay học phí và tiêu dùng dành riêng cho sinh viên như:

Sinh viên có thể truy cập vào website của các ngân hàng trên để tìm hiểu về gói vay vốn sinh viên cụ thể của từng ngân hàng. Mức lãi suất về vay vốn trả học phí và vay vốn tiêu dùng tại đây tối thiểu là 1.67%/năm. Lãi suất cao hơn so với ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng điều kiện đơn giản và thủ tục nhanh hơn hơn rất nhiều.

Trên đây là các thông tin về cách vay tiền ngân hàng cho sinh viên. Mong rằng bài viết này của VNCB sẽ giúp các bạn sinh viên ổn định tài chính nhanh chóng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *