5 Cấp độ nợ xấu trong ngân hàng người vay cần lưu ý

Published:

Nợ xấu là khái niệm quen thuộc trong ngành tài chính, ngân hàng. Nợ xấu làm giảm độ uy tín về tài chính của cá nhân nhà đầu tư và doanh nghiệp. Vậy nợ xấu là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới người vay? Cùng VNCB tìm hiểu chi tiết thế nào là nợ xấu ngân hàng và các vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, người vay không thể trả nợ khi đã đến thời hạn thanh toán theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Quá 90 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán mà chưa hoàn tất nghĩa vụ trả nợ sẽ được coi là nợ xấu. Người vay có nợ xấu sẽ bị ghi vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

No-xau-la-gi

5 Cấp độ của nợ xấu ngân hàng

Nợ xấu ngân hàng được phân chia thành 5 cấp độ (nhóm). Điều này được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. 

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ đủ tiêu chuẩn gồm 3 loại như sau:

  • Nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
  • Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi khoản nợ quá hạn và khoản nợ còn hạn đúng hạn.
  • Khoản nợ được xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Nợ cần chú ý gồm 3 loại như sau:

  • Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày (trừ khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày xếp vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và nhóm nợ có rủi ro cao hơn.
  • Khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn lần 1 và đang còn trong hạn (trừ khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và khoản nợ được tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro thấp hơn hoặc cao hơn.
Xem thêm:  6 cách sử dụng tiền hợp lý để cân bằng tài chính

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Nợ dưới tiêu chuẩn gồm 4 loại như sau:

  • Nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày (trừ khoản được xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
  • Nợ đã được gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn (trừ khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn và nợ có rủi ro cao hơn.
  • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do người vay không có khả năng chi trả lãi theo hợp đồng (trừ khoản nợ thuộc nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
  • Khoản nợ thuộc các trường hợp dưới đây chưa thu hồi được trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
    • Khoản nợ vi phạm khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 và Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
    • Khoản nợ vi phạm khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
    • Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết quả thanh tra, kiểm tra
    • Nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước thời hạn ban hành bởi tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người vay vi phạm thỏa thuận chưa thu hồi được kể từ ngày có quyết định thu hồi.
    • Khoản nợ được xếp vào nhóm 3 theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
    • Nợ được xếp vào nhóm 3 theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

no-duoi-tieu-chuan

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nợ nghi ngờ gồm 8 loại:

  • Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày (trừ khoản được xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao).
  • Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đã quá hạn đến 90 ngày kể từ thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu (trừ nợ xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
  • Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 còn trong hạn (trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).
  • Nợ được quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được cách ngày có quyết định thu hồi từ 30 – 60 ngày.
  • Nợ phải thu hồi theo kết quả thanh tra, kiểm tra đã quá hạn đến 60 ngày chưa thu hồi được.
  • Nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi trước hạn do người vay vi phạm hợp đồng cho vay chưa thu hồi được từ 30 – 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
  • Nợ được xếp vào nhóm 4 tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
  • Nợ được xếp vào nhóm 4 tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Xem thêm:  Vietinbank Ipay Là Gì? Tính Năng, Cách Đăng Nhập Trên Điện Thoại

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nợ có khả năng mất vốn gồm 10 loại như sau:

  • Nợ quá hạn trên 360 ngày.
  • Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và tiếp tục quá hạn từ 91 ngày trở lên kể từ ngày cơ cấu lại lần đầu.
  • Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 và tiếp tục quá hạn.
  • Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên (trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).
  • Nợ được quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi chưa thu hồi được.
  • Nợ phải thu hồi theo kết quả thanh tra đã quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi chưa thu hồi được.
  • Nợ buộc thu hồi trước hạn theo quyết định của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người vay vi phạm thỏa thuận đã quá hạn 60 ngày chưa thu hồi được.
  • Khoản nợ có người vay là tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
  • Nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
  • Nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

No-qua-han-co-phai-la-no-xau-khong

Nợ quá hạn có phải là nợ xấu không?

Muốn biết nợ quá hạn có phải nợ xấu hay không cần dựa vào số ngày vay quá hạn. Dựa theo khái niệm nợ xấu là gì và quy định phân loại các khoản nợ ở trên, những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (quá hạn trên 90 ngày) là nợ xấu, những khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 (quá hạn dưới 90 ngày) không phải nợ xấu.

Lý do phát sinh nợ xấu là gì?

Nợ xấu phát sinh chủ yếu do người vay vì nguyên nhân nào đó không thể thanh toán cả gốc và lãi khoản vay đúng hạn. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân từ bước thẩm định khoản vay của ngân hàng.

Xem thêm:  Mã CVV Vietcombank Là Gì? Nằm Ở Đâu? Có Chức Năng Gì?

Do ngân hàng

Trước khi giải ngân cho vay, ngân hàng cần thực hiện bước thẩm định và đánh giá khoản vay. Ngân hàng cần biết rõ thông tin cá nhân, tình hình tài chính và đánh giá tín dụng của người vay. Từ đó mới quyết định có cho vay hay không.

Nếu bước thẩm định này không chính xác, ngân hàng đánh giá sai khách hàng sẽ dẫn tới phát sinh nợ xấu. Có 2 lỗi phổ biến nhất trong bước thẩm định khoản vay gồm:

  • Ngân hàng thiếu thông tin khách hàng, tiếp nhận thông tin sai dẫn tới đánh giá sai hiệu quả phương án cho vay, sai thời hạn cho vay.
  • Do cạnh tranh, người thẩm định bỏ qua tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, dẫn tới đánh giá sai hiệu quả khoản vay.

Do-ngan-hang

Do người vay

Ngoài lý do từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ yếu hơn dẫn tới phát sinh nợ xấu là từ phía người vay. Một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể tới như:

  • Người vay quên hoặc không thực hiện đúng cam kết thanh toán khoản vay theo hợp đồng cho vay đã ký.
  • Người vay không thực hiện thanh toán số tiền tối thiểu khi dùng thẻ tín dụng.
  • Người dùng không có khả năng chi trả khoản chi vượt mức thẻ tín dụng.
  • Người mua không thanh toán đúng hạn các khoản mua trả góp.
  • Một số nguyên nhân khách quan do dịch bệnh, thiên tai, mất mùa… nên người vay không thể thanh toán khoản vay đúng thời hạn.

Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào?

Nếu để phát sinh nợ xấu, tất cả thông tin về người vay bao gồm họ tên, các khoản vay trong quá khứ, các khoản vay hiện tại, nơi vay vốn, thời hạn nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên trung tâm tín dụng là CIC. Thời hạn lưu giữ từ 3 – 5 năm kể từ ngày người vay thanh toán hết cả gốc và lãi khoản nợ xấu.

Do vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin của người phát sinh nợ xấu. Từ đó, những người sở hữu khoản nợ trong nhóm 3, 4, 5 sẽ khó được tiếp tục cho vay trong tương lai, đánh mất cơ hội được vay vốn sau này.

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT