331 Là Tài Khoản Gì? Hướng Dẫn Hạch Toán Nhanh Chóng Nhất

Published:

Tài khoản 331 là một tài khoản có một vài trò cực kỳ quan trọng đối với chuyên ngành kế toán của các doanh nghiệp. Nó giúp bạn có thể biết được rất nhiều thông tin khác nhau. Trong phạm vi nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng VNCB đi tìm hiểu rõ 331 là tài khoản gì và chi tiết cách hạch toán tài khoản trả cho người bán nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

331 là tài khoản gì?

331 là một tài khoản phải trả cho người bán. Qua đó giúp phản ánh được chính xác tình hình thanh toán những khoản nợ phải trả của công ty, doanh nghiệp với bên kinh doanh vật tư, hàng hóa hoặc dịch vụ theo hợp đồng đã được ký kết.

Tuy nhiên trong thực tế cho thấy, tài khoản này cũng giúp phản ánh dễ dàng tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả dành cho bên nhận lắp, xây dựng. Thường thì tài khoản 331 sẽ không phản ánh được các nghiệp vụ mua trả tiền ngay.

331 là tài khoản phải trả cho người bán

Nội dung phản ánh của tài khoản 331

Tài khoản 331 được phản ánh với nội dung và kết cấu của cả bên nợ – bên có cụ thể như sau:

Bên nợ

  • Số tiền đã trả cho bên bán hàng hóa, vật tư, người cung cấp dịch vụ hay người nhận thầu xây lắp
  • Số tiền ứng trước cho nhà cung cấp, người bán, người nhận thầu xây lắp nhưng mà chưa nhận được hàng hóa, vật tư, dịch vụ hay khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao
  • Số tiền mà người bán đã chấp thuận giảm giá hàng hóa/dịch vụ giao theo hợp đồng
  • Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại mà người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào trong khoản nợ phải trả cho người bán
  • Giá trị của hàng hóa, vật tư thiếu hụt, không đảm bảo chất lượng lúc kiểm nhận và trả lại cho người bán
  • Điều chỉnh lại số chênh lệch của giá tạm tính lớn hơn giá thực tế của hàng hóa – dịch vụ, vật tư đã nhận khi có hóa đơn hay thông báo chính thức giá
  • Đánh giá lại những khoản phải trả cho người bán là những khoản mục tiền tệ mà có gốc ngoại tệ

331 là tài khoản có thể có số dư ở bên nợ. Nó giúp phản ánh được số tiền ứng trước cho người bán hay số tiền đã trả chênh nhiều hơn số phải trả theo chi tiết từng đối tượng cụ thể. Do đó khi thực hiện lập báo cáo tài chính ta sẽ cần lấy số dư chi tiết từng đối tượng đã phản ánh tại 331 để ghi 2 chỉ tiêu bên Tài sản và Nguồn vốn.

Xem thêm:  Hướng Dẫn Rút Tiền Atm Agribank Bằng Thẻ ATM, Mã QR Chi Tiết
Nội dung phản ánh của tài khoản 331

Bên có

  • Số tiền phải trả đối với người bán hàng hóa, vật tư, người cung cấp dịch vụ hay người nhận thầu xây lắp
  • Đánh giá lại những khoản phải trả cho người bán thuộc những khoản mục tiền tệ mà có gốc ngoại tệ
  • Điều chỉnh lại số chênh lệch khi giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của hàng hóa, vật tư hay dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hay thông báo giá chính thức

Ngoài ra thì số dư bên có chính là số tiền phải trả dành cho người bán, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp.

Một số quy định cần biết khi hạch toán tài khoản 331

Khi biết 331 là tài khoản gì thì bạn cần biết rõ một số quy định cần biết trong quá trình thực hiện hạch toán. Nợ phải trả cho người bán, nhà cung cấp, người nhận thầu lắp xây dựng phải được hạch toán cụ thể cho từng đối tượng được trả. Ở trong chi tiết từng đối tượng phải trả thì tài khoản 331 sẽ phản ánh rõ tổng tiền đã ứng trước của họ nhưng chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ, khối lượng, sản phẩm, lắp xây dựng bàn giao.

Bên được giao nhập khẩu uy thác ở phần ghi nhận trên tài khoản này sẽ là số tiền phải trả cho người bán về hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời phải thông qua bên nhận nhập khẩu được ủy thác tương tự giống khoản phải trả cho người bán thông thường.

Những hàng hóa, dịch vụ, vật tư đã nhập và nhận kho rồi nhưng chưa đến cuối kỳ và chưa in hóa đơn sẽ tình giá tạm tính để tiến hành ghi vào sổ. Đồng thời cần điều chỉnh giá thực tế khi mua – nhận hóa đơn hoặc thông báo giá cả chính thức từ người bán.

Lúc hạch toán chi tiết các khoản này thì kế toán phải hạch toán một cách thật minh bạch, rõ ràng và chính xác những khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại hay giảm giá từ người bán nếu chưa phản ánh trong hóa đơn mua hàng.

Một số quy định cần biết khi hạch toán tài khoản 331

Xem thêm: phân đoạn thị trường là gì

Hướng dẫn cách hạch toán phải trả người bán tài khoản 331

Căn cứ theo thông tư 133 thì việc hạch toán tài khoản 331 được quy định rất cụ thể và rõ ràng. Sau đây là cách hạch toán cụ thể cho một số trường hợp điển hình nhất:

Trường hợp 1

Doanh nghiệp mua hàng hóa, vật tư chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho dưới dạng kê khai thường xuyên.

a, Hạch toán phải trả người bán TK 331 nếu mua hàng nội địa

Nếu như thuế giá trị gia tăng đã vào đã được khấu trừ rồi thì bạn thực hiện như sau:

  • Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 221 tính khi chưa có thuế giá trị gia tăng
  • Nợ tài khoản 331 – Nợ phải trả người bán – Tổng giá thanh toán
Xem thêm:  Hạn Mức Chuyển Tiền Techcombank Tối Đa Được Bao Nhiêu?

Nếu thuế giá trị gia tăng mà chưa được khấu trừ thì bạn thực hiện ghi giá trị hàng hóa, tài sản cố định với giá thuê vào sổ sách. Tất cả lúc ghi đều phải gồm cả thuế giá trị gia tăng.

b, Hạch toán phải trả người bán TK 331 nếu là hàng hóa nhập khẩu

Lúc này ta cần phản ánh được giá trị hàng hóa nhập khẩu thật cẩn thận. Nó bao gồm cả thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Cụ thể ghi như sau:

  • Nợ TK 331 – Phải trả người bán
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Có TK 333 – Thuế xuất nhập khẩu cần ghi chi tiết
  • Với TK 33381 – Tài khoản thuế bảo vệ môi trường

Trường hợp 2

Doanh nghiệp mua vật tư hàng hóa chưa trả tiền cho người bán và nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng hóa theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

a, Hạch toán phải trả người bán TK 331 nếu mua hàng nội địa

Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện khấu trừ ghi vào cụ thể như sau:

  • Nợ TK 611 – Nợ mua hàng với mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng
  • Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ
  • Nợ TK 331 – Tài khoản phải trả cho người bán, nghĩa là tổng giá thanh toán cuối cùng

Một khi mà thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ thì giá vật tư hàng hóa gồm cả thuế giá trị gia tăng hàng hóa phải chịu.

b, Hạch toán phải trả người bán TK 331 nếu là hàng hóa nhập khẩu

Trường hợp này phải phản ánh giá trị hàng nhập khẩu vào tài khoản nợ, bao gồm cả thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

  • Nợ TK 611 – Nợ mua hàng
  • Có TK 331: Số tiền phải trả người bán
  • TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa
  • Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Khi mà thuế được khấu trừ rồi cần ghi rõ cụ thể như sau:

  • Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp với hàng hóa đã mua
Hướng dẫn cách hạch toán phải trả người bán tài khoản 331

Trường hợp 3

Với hàng hóa đã được nhập khẩu khi mà đơn vị đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) theo cách giao thầu hoặc các phương thức tương tự.

Trường hợp thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ thì trong hồ sơ hạch toán sẽ ghi như sau:

  • Nợ TK 241 – XDCB dở dang giá chưa có thuế giá trị gia tăng
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT đã được khấu trừ
  • Có TK 331 – Tiền phải trả cho người bán tổng giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình
Xem thêm:  Cách Làm Thẻ Tín Dụng BIDV Online Đơn Giản Nhanh Nhất 2024

Còn nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào mà chưa được khấu trừ thì giá trị đầu tư xây dựng cơ bản sẽ gồm cả thuế giá trị gia tăng và tổng giá thanh toán nữa.

Trường hợp 4

Đây là trường hợp hạch toán tài khoản 331 – Phải trả cho người bán khi mà nhận dịch vụ cung ứng khi mà nhận những dịch vụ như chi phí vận chuyển hàng hóa, điện thoại, điện nước, kiểm toán, quảng cáo, tư vấn, dịch vụ khác của người bán nợ chưa thanh toán ngay thì sẽ hạch toán như sau:

a, Hạch toán nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa, giá chưa có thuế GTGT
  • Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang, giá chưa có thuế GTGT
  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước, giá chưa có thuế GTGT
  • Nợ các TK 154, 642, 635, 811-  giá chưa có thuế GTGT
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, giá chưa có thuế GTGT
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán, tổng giá thanh toán

b, Hạch toán nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa, giá đã có thuế GTGT
  • Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang, giá đã có thuế GTGT
  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước, giá đã có thuế GTGT
  • Nợ các TK 154 642, 635, 811-  giá đã có thuế GTGT
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán, tổng giá thanh toán
Hướng dẫn cách hạch toán phải trả người bán tài khoản 331

Trường hợp 5

Hạch toán tài khoản 331 – Phải trả cho người bán trong trường hợp Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và trả lại hàng mua.

Khi mà doanh nghiệp thực hiện mua hàng mà được chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua hay phát sinh giá trị hàng mua trả lại cho người bán và đã được người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả ta sẽ căn cứ vào chứng từ liên quan để hạch toán:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán tổng số chiết khấu thương mại, trị giá hàng trả lại, giảm giá hàng mua
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ 1331
  • Có TK 151, 152, 153, 156, 157 – Hạch toán tồn kho kê khai thường xuyên
  • Có TK 611 – Mua hàng, hạch toán tồn kho theo kiểm kê định kỳ
  • Có TK 211 – Tài sản cố định 2111, 2113

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến một tài khoản cực kỳ quan trọng ở trong hệ thống những tài khoản kế toán đó là Tài khoản 331. Mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ được 331 là tài khoản gì cũng như biết cách hạch toán nó chính xác, tránh xảy ra sai sót hay nhầm lẫn không đáng có. Đừng quên theo dõi VNCB thường xuyên để cập nhật nhiều nội dung bổ ích khác nhé!

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT