Phân biệt tài sản và tiêu sản? Cách biến tiêu sản thành tài sản

Published:

Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn cần hiểu cách sử dụng đồng tiền hợp lý. Tài sản và tiêu sản là hai khái niệm quan trọng mà chúng ta cần quan tâm và hiểu rõ. Nhiều người không phân biệt tài sản và tiêu sản là gì? Điều này khiến việc chi tiêu tiền không hợp lý, dẫn đến tiết kiệm không hiệu quả. Bài viết dưới đây VNCB sẽ giúp bạn hiểu rõ về tài sản và tiêu sản khác nhau như thế nào và trả lời được câu hỏi có nên mua tiêu sản hay không?

Tìm hiểu khái niệm tài sản và tiêu sản

Khái niệm tài sản và tiêu sản đã từng được nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng: “Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki. Vậy tài sản và tiêu sản là gì?

tai-san-la-gi-tieu-san-la-gi

Tài sản là gì? 

Tài sản là những gì mà bạn bỏ tiền ra để mua quyền sở hữu chúng, trong tương lai chúng sẽ sinh lời và mang lại tiền cho bạn. Các loại tài sản có thể tăng trưởng, mang lại thu nhập cho người sở hữu với giá trị bằng hoặc lớn hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra.

Vậy tài sản bao gồm những loại nào? Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, tài sản sẽ bao gồm động sản và bất động sản. Trong đó, tài sản có thể là tài sản hiện có của người sở hữu hoặc tài sản được hình thành trong tương lai. 

Tiêu sản là gì? 

Tiêu sản là những thức mà bạn bỏ ra bằng tiền để mua và sở hữu. Tuy nhiên, sau khi mua tiêu sản bắt đầu giảm giá trị, không những thế chúng còn lấy đi thu nhập của bạn. Đó có thể là tiền bảo trì, bảo dưỡng, chăm sóc, sửa chữa… Tiêu sản cũng có thể là những thứ mang lại thu nhập nhưng giá trị thấp hơn nhiều so với chi phí ban đầu bỏ ra.

Xem thêm:  Cách Nạp Tiền Vào Thẻ ATM Ngân Hàng Vietcombank Nhanh Nhất!

Ví dụ về tài sản và tiêu sản

Các ví dụ về tài sản và tiêu sản sẽ giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về 2 thuật ngữ này.

Ví dụ về tài sản:

  • Cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu… mua với giá trị ban đầu thấp, nhưng sau 1 thời gian tài sản tăng giá, mang lại lợi nhuận cho người sở hữu. Bên cạnh đó, bạn còn được chia cổ tức từ số lượng chứng khoán sở hữu.
  • Nhà đất mua với giá trị thấp, sau một thời gian bất động sản tăng giá, bạn bán ra để kiếm lời. 
  • Kinh doanh quán ăn vặt sau 1 thời gian quán mang lại lợi nhuận, doanh thu cho chủ sở hữu. Quán ăn vặt là tài sản của bạn.

Ví dụ về tiêu sản:

  • Điện thoại di động là tiêu sản. Bởi sau khi mua và sử dụng, điện thoại sẽ giảm giá trị, bán ra với giá rẻ hơn so với giá mua vào. Ngoài ra, điện thoại thường có xu hướng bị giảm giá khi các phiên bản mới ra mắt.
  • Ô tô cũng là một dạng tiêu sản. Bởi bạn sẽ phải bỏ các chi phí vận hành, bảo dưỡng, xăng xe, rửa và chăm sóc ô tô định kỳ.
  • Các khoản nợ tín dụng cũng là một dạng tiêu sản. Bởi bạn cần trích 1 khoản thu nhập hàng tháng để trả lãi.

vi-du-ve-tieu-san

Phân biệt tài sản và tiêu sản

Tài sản và tiêu sản là 2 mặt của tài chính, đều cần bỏ tiền ra mua để sở hữu, nhưng có những ý nghĩa và đặc điểm khác nhau. Phân biệt tài sản và tiêu sản sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng để sử dụng tiền một cách phù hợp nhất.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa tài sản và tiêu sản là giá trị mang lại trong tương lai. Trong khi tài sản sẽ mang lại giá trị cao hơn trong tương lai, giúp người sở hữu trở có thêm thu nhập thì tiêu sản lại giảm dần giá trị và làm tiêu giảm tiền của chủ sở hữu chúng.

Ví dụ như bạn mua một chiếc xe. Nếu bạn sử dụng vào mục đích di chuyển hàng ngày, đáp ứng nhu cầu đi lại thì chiếc xe đó là tiêu sản. Tuy nhiên nếu chiếc xe được sử dụng vào mục đích kinh doanh, khoản thu được từ việc kinh doanh đủ bù đắp chi phí bảo dưỡng xe và mang lại lợi nhuận thì chiếc xe sẽ trở thành tài sản. 

Xem thêm:  Vòng quay vốn lưu động là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản

Có nên mua tiêu sản hay không?

Trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” được xuất bản vào năm 2000, Robert Kiyosaki từng nói: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí”

Theo quan điểm của Robert Kiyosaki:

  • Người giàu mua những tài sản mà có thể đem lại giá trị cao trong tương lai, giúp “tiền đẻ ra tiền”.
  • Người trung lưu sẽ mua tiêu sản như mua nhà, mua xe. Họ cho rằng căn nhà và chiếc xe đó là tài sản họ có được, nhưng thật ra đó lại là tiêu sản. 
  • Còn người nghèo sẽ sử dụng số tiền họ có để trang trải chi phí hàng ngày, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, họ thường có rất ít tiền dư hoặc thậm chí là không có. Vì thế, họ không thể mua tài sản hay tiêu sản.  

Người giàu mua tài sản, người nghèo mua tiêu sản. Đây là lý do vì sao lại có sự khác biệt giữa các tầng lớp đối tượng trong xã hội. Trong khi người giàu biết cách chi tiêu, sử dụng tiền hiệu quả để đầu tư sở hữu tài sản, mang lại lợi nhuận nhiều tiền hơn trong tương lai thì người nghèo dùng toàn bộ thu nhập để chi trả cho ăn uống, chi phí sinh hoạt hàng ngày… Điều này khiến tài sản của họ bị tiêu tán và dần trở thành vô sản.

co-nen-mua-tieu-san

Có thể thấy, tiêu sản không mang lại tiền trong tương lai mà bạn lại còn có thể tốn thêm các chi phí bảo dưỡng, bảo trì. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không thể lúc nào bạn cũng chỉ có tài sản mà không có tiêu sản. Việc chi tiêu tiền cho tiêu sản là điều cần thiết, bởi:

  • Tiêu sản phục vụ nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt, vui chơi giải trí, học tập hay các mối quan hệ cần thiết của con người. Việc mua tiêu sản là điều không thể thiếu để đảm bảo mức sống cần thiết. 
  • Chi tiền cho tiêu sản giúp cải thiện đời sống tinh thần, tạo mục tiêu cho đầu tư kinh doanh. 
Xem thêm:  Cách Chuyển Tiền ACB Onine Trên Điện Thoại Tại Nhà!

Nhìn chung, việc mua tiêu sản là điều cần thiết, không thể loại bỏ khỏi cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, mỗi người cần xác định nhu cầu và những giá trị thực sự cần để đầu tư.