Nhiều người thường thắc mắc về tình trạng của bản thân rằng “mặc dù kiếm được số tiền khá ổn định hàng tháng, nhưng cuối tháng lại thường gặp phải vấn đề viêm màng túi và không thể tiết kiệm dù chỉ một ít cho tương lai”. Điều này cho thấy bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý chi tiêu và nếu không khắc phục ngay thì tương lai sẽ rất khó khăn để đạt được những kế hoạch dài hạn. Hãy cùng VNCB khắc phục và tìm hiểu ngay về nguyên tắc 6 chiếc lọ trong quản lý chi tiêu cá nhân nhé.
Nguyên tắc 6 chiếc lọ là gì?
Phương pháp 6 chiếc lọ (6 Jars Method) là một phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân được đề xuất bởi T. Harv Eker trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”. Phương pháp này tập trung vào việc phân chia thu nhập của bạn thành 6 phần, mỗi phần tương ứng với một “chiếc lọ” để quản lý và sử dụng tiền một cách thông minh.
Nguyên tắc 6 chiếc lọ có ý nghĩa như thế nào trong việc quản lý chi tiêu cá nhân?
1. NEC – Neccessities (Tài khoản chi tiêu cần thiết) – 55% tổng thu nhập
Đây là lọ giúp bạn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu hàng ngày trong cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác. Đây là lọ có tỷ lệ phần trăm thu nhập cao nhất.
Nếu bạn đang sử dụng hơn 80% thu nhập của mình cho các chi tiêu cần thiết, bạn cần tăng thu nhập tổng thể hoặc điều chỉnh lối sống và cắt giảm chi tiêu. Điều này giúp bạn có sự cân bằng tài chính và tránh tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng.
2. LTSS – Long term saving for spending account (Tài khoản tiết kiệm) – 10% tổng thu nhập
Chiếc lọ thứ 2 trong việc quản lý chi tiêu cá nhân chính là nơi để bạn tiết kiệm một phần thu nhập hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Bạn nên dành 10% thu nhập của mình cho lọ này. Đây là nguồn tiền dự trữ và cần tuân thủ nguyên tắc không sử dụng trong thời gian dài.
Lưu ý: Quỹ này không được dùng khi khó khăn vì đây không phải là quỹ khẩn cấp.
3. EDU – Education Account (Tài khoản giáo dục) – 10% tổng thu nhập
Đầu tư cho bản thân luôn là một khoản đầu tư mang lại siêu lợi nhuận. Bạn cũng có thể sử dụng quỹ này để giao lưu với những người thành công bằng cách mời họ ăn uống hoặc đơn giản chỉ là hẹn gặp để trao đổi.
Hãy dành 10% thu nhập để đầu tư vào các khóa học kỹ năng cần thiết cho công việc, tham gia một khóa học nghệ thuật, hoặc mua những cuốn sách hay để có thêm kiến thức bổ ích. Điều này giúp bạn nâng cao tri thức và nhân cách, trở thành con người uyên bác và dễ dàng đạt được mục tiêu thành công trong tương lai.
Xem thêm: Tiết kiệm 850.000 USD/năm nhờ 3 mẹo quản lý chi tiêu
4. PA – Play Account (Tài khoản hưởng thụ) – 10% tổng thu nhập
Đương nhiên, bạn vẫn cần thời gian để chăm sóc bản thân. Hãy tiêu hết số tiền trong quỹ này hàng tháng mà không phải suy nghĩ gì cả. Bạn có thể sử dụng quỹ hưởng thụ này để trải nghiệm những điều khiến bạn cảm thấy như người giàu: khám phá những địa điểm mới, thưởng thức những món ăn mà trước đây chỉ nghe qua.
Nếu bạn không có khoản chi này, cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt và thiếu sự cân bằng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chi tiêu quá đà cho mục đích này. Hãy tìm cách sử dụng hết số tiền trong quỹ này mỗi tháng và mang lại cho bản thân những cảm xúc tích cực nhất. Đây cũng là 1 cách để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả.
5. FFA – Financial Freedom Account (Tài khoản đầu tư) – 10% tổng thu nhập
Khoản đầu tư có nghĩa là bạn sẽ tận dụng số tiền này để sinh lời theo cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải mua cổ phiếu, bất động sản, hay kinh doanh. Bạn cũng có thể chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn để nhận lợi nhuận mỗi tháng.
Bạn có thể coi đó là một quỹ hưu trí, vì nó sẽ hữu ích cho bạn khi bạn không còn làm việc nhưng vẫn không phải phụ thuộc vào tài chính của người khác. Bằng cách này, bạn đã tạo ra một “con ngỗng” đẻ trứng vàng để sử dụng khi bạn không còn làm việc. Trên thực tế, nếu 90% số tiền khác đã được sử dụng hết, bạn vẫn giữ được 10% này nguyên vẹn và tiếp tục sinh lời.
Lưu ý: Bạn không được ăn “con ngỗng” này.
6. GA – Give Account (Tài khoản cho đi) – 5% tổng thu nhập
“Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình”. Theo lọ thứ 6, hãy dành 5% thu nhập cho các hoạt động thiện nguyện và quan tâm đến những người xung quanh. Bạn có thể giúp đỡ người thân trong gia đình, thực hiện các hành động từ thiện, hoặc hỗ trợ người khác khi họ cần.
Việc cho đi không chỉ mang lại cơ hội để nhận lại những điều quý báu, mà còn truyền tải giá trị tình cảm và tạo cơ hội để người khác giúp đỡ chúng ta khi cần thiết.
Cách quản lý chi tiêu trong kinh doanh trong quy tắc 6 chiếc lọ
Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ vào quản lý chi tiêu trong kinh doanh, bạn có thể tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Xác định các lọ chi tiêu: Tương tự như phương pháp 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể tạo ra các lọ chi tiêu tương ứng cho các mục đích kinh doanh cụ thể. Ví dụ: chi tiêu hàng ngày, chi tiêu quảng cáo, chi tiêu nhân viên, chi tiêu nghiên cứu và phát triển, chi tiêu marketing, và chi tiêu hạ tầng.
- Xác định nguồn tài chính cho từng lọ: Xác định nguồn tài chính cho từng lọ chi tiêu, có thể là từ thu nhập doanh nghiệp hoặc từ các nguồn tài chính khác như vay mượn hay đầu tư.
- Phân bổ ngân sách cho mỗi lọ: Đặt mục tiêu và xác định mức ngân sách cụ thể cho từng lọ chi tiêu. Điều này giúp bạn quản lý và kiểm soát chi tiêu trong từng lĩnh vực kinh doanh.
- Theo dõi và ghi nhận chi tiêu: Theo dõi và ghi lại tất cả các chi tiêu của doanh nghiệp theo từng lọ chi tiêu. Sử dụng hệ thống quản lý tài chính hoặc phần mềm kế toán để theo dõi một cách chính xác.
- Đánh giá và điều chỉnh: Định kỳ đánh giá các chi tiêu trong từng lọ và điều chỉnh ngân sách nếu cần. Nếu một lọ chi tiêu cần được ưu tiên hơn hoặc có nhu cầu thay đổi, bạn có thể điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Tối ưu hóa chi tiêu: Liên tục tìm kiếm cách tối ưu hóa chi tiêu trong mỗi lọ. Điều này có thể bao gồm việc đàm phán giá cả, tìm kiếm các nhà cung cấp có giá cạnh tranh, tối ưu hóa quy trình và công nghệ để giảm chi phí.
Bằng cách áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý chi tiêu kinh doanh, bạn có thể tăng tính hiệu quả và kiểm soát chi tiêu một cách rõ rệt, đồng thời định hướng tài chính cho từng mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Làm thế nào để vận dụng quy tắc 6 chiếc lọ thành công?
Tuy nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải ai cũng thực hiện được phương pháp này thành công và kiên trì trong thời gian dài. Để nắm bắt chìa khóa thành công trong việc quản lý chi tiêu cá nhân, bạn cần biến việc phân chia tài chính trở thành thói quen.
Việc hưởng thụ cuộc sống (Lọ hưởng thụ) cần được áp dụng liên tục và đặc biệt vào cuối mỗi tháng. Nếu bạn có số tiền dư, hãy cân nhắc chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống. Ngược lại, nếu bạn thiếu tiền, hãy tập trung vào công việc kiếm tiền của mình. Hãy nhớ rằng việc hưởng thụ phải mang lại hạnh phúc thực sự và chất lượng cho bạn.
Ví dụ: Giả sử trong quỹ tiền của bạn có 1.500.000đ. Thay vì mua 10 món đồ giá rẻ với mỗi món chỉ 200.000đ, hãy tìm một bộ quần áo hàng hiệu có giá khoảng 2 triệu đồng. Khi bạn mua bộ quần áo hàng hiệu, cảm xúc hạnh phúc sẽ thực sự đáng giá hơn so với việc mua những món đồ giá rẻ kia.
Vận dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ như nào để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả?
Hãy ghi lại số tiền mà bạn sẽ nhận được hàng tháng và chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ đã nêu trên. Hãy dành thời gian để tính toán lại tài chính cá nhân của mình.
Quan trọng không phải là số tiền bạn chuyển vào mỗi tài khoản, mà là thói quen hàng ngày. Thói quen quan trọng hơn số tiền, thậm chí chỉ 1.000 đồng mỗi ngày cũng có ý nghĩa, và nếu bạn không có tiền trong tay, hãy vẫn tuân thủ nguyên tắc trên. Khi bạn không có tiền để chia sẻ, bạn sẽ trải qua khó khăn và sẽ có động lực để tìm kiếm thu nhập.
Tổng kết
Phương pháp 6 chiếc lọ là một hệ thống quản lý tài chính đơn giản nhưng hiệu quả, giúp bạn tạo ra sự cân bằng và sự kiểm soát trong việc quản lý chi tiêu cá nhân. Bằng cách phân chia thu nhập vào các chiếc lọ khác nhau, bạn có thể dễ dàng theo dõi và quản lý chi tiêu của mình, đồng thời tạo ra những nguồn tiền dành riêng cho việc tiết kiệm, đầu tư, phát triển bản thân và đóng góp cho cộng đồng.