Là một người tham gia lao động trong thị trường, chắc chắn bạn đã và đang phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Có người sẽ ủy quyền quyết toán cho doanh nghiệp nơi ký hợp đồng, có người lại lựa chọn tự quyết toán thuế. Trong bài viết này VNCB sẽ hướng dẫn bạn các bước tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân chính xác nhất trong năm 2024.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được hiểu đơn giản là việc một cá nhân khi phát sinh bất kỳ nguồn thu nhập nào thuộc nhóm chịu thuế thu nhập, sẽ phải đi quyết toán thuế với cơ quan thuế. Thuế này đánh trực tiếp vào thu nhập của mỗi người, bên trả lương cho bạn có thể được ủy quyền quyết toán thuế thay bạn hoặc bản thân có thể tự quyết toán.
Trước kia người ta sẽ phải quyết toán theo cách truyền thống là điền vào một biểu mẫu có sẵn rồi đem đến cơ quan quản lý thuế để nộp. Ngày nay, việc phát triển ngày càng nhiều phần mềm ứng dụng hỗ trợ quyết toán thuế TNCN online đã giúp tiết kiệm thời gian, mang đến sự tiện lợi cho người lao động.
Với 9 bước cơ bản này thì bạn hoàn toàn có thể tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân một cách dễ dàng.
Tìm hiểu về tờ khai thuế thu nhập cá nhân
Như đã nói ở trên trong tờ khai thuế 02/QTT-TNCN có tổng cộng 49 mục mà bạn cần quan tâm. Tùy vào từng trường hợp, mỗi người sẽ điền hoặc không điều vào các mục theo quy định. Cụ thể, từ mục 1 đến mục 6, hệ thống tự nhập cho bạn, mục 8 đến mục 21 là những thông tin cá nhân như liên hệ hoặc nơi ở. Từ mục 22 trở đi sẽ trình bày chi tiết hơn:
- Mục 22: Là tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ phát sinh
- Mục 23: Tổng thu nhập chịu thuế phát sinh ở Việt Nam
- Mục 24: Tổng thu nhập chịu thuế dùng làm căn cứ tính giảm trừ thuế theo Hiệp định
- Mục 25: Tổng thu nhập chịu thuế được giảm theo Hiệp định – là kết quả tính dựa trên mục 24
- Mục 26: Tổng thu nhập chịu thuế phát sinh ở nước ngoài
- Mục 27: Kê khai số người phụ thuộc nếu có
- Mục 28, 29, 30: Các khoản giảm trừ cụ thể (mục này hệ thống tự tính cho bạn)
- Mục 31: Kê khai khoản tiền tham gia quỹ từ thiện, nhân đạo,… mà cá nhân đã tham gia trước khi quyết toán
- Mục 32: Các khoản cá nhân đóng tham gia bảo hiểm được trừ như bảo hiểm y tế, thất nghiệp, xã hội,…
- Mục 33: Khoán chi đóng cho quỹ hưu trí tự nguyện không quá 3.000.000 đồng/ tháng
- Mục 34: Tổng mức thu nhập tính thuế – hệ thống sẽ tính dựa vào các số liệu điền vào các mục trên
- Mục 35: Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã phát sinh trong kỳ
- Mục 36: Tổng thuế đã nộp, được khấu trừ trong kỳ
- Mục 37: Tổng số thuế đã khấu trừ – dựa theo số tiền thực tế tổ chức, cá nhân trả lương đã khấu trừ trực tiếp vào tiền lương của bạn.
- Mục 38: Khoản đã tạm nộp trong kỳ
- Mục 39: Khoản đã nộp ở nước ngoài và được giảm trừ nếu có
- Mục 40: Khoản đã khấu trừ hoặc tạm nộp bị trùng trong năm
- Mục 41: Tổng số thuế thu nhập cá nhân được giảm trong kỳ
- Mục 42: Tổng thuế TNCN được giảm bởi cá nhân làm việc trong khu kinh tế đặc biệt (hệ thống sẽ tính cho bạn)
- Mục 43: Tổng số thuế TNCN được giảm do nó đã phát sinh và được quyết toán trong kỳ trước
- Mục 44: Tổng thuế còn phải nộp và thường kết quả luôn >=0
- Mục 45 và 46: Tổng số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn trả tương ứng
- Mục 47: Số thuế sẽ hoàn trả vào tài khoản người nộp thuế – kết quả tính của mục 46 phía trên
- Mục 48: Số thuế bù trừ nếu cá nhân có nhu cầu và đề nghị bù trừ vào ngân sách nhà nước tương ứng với các khoản phải nộp như nợ ngân sách, thuế khác.
- Mục 49: Số thuế được bù trừ cho kỳ phát sinh sau
Cách tính đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Không phải thu nhập nào của người lao động cũng chịu thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây sẽ trình bày chi tiết cách tính quyết toán thuế chính xác.
Thu nhập chịu thuế
Là khoản thu mà tổ chức/cá nhân trả lương cho người lao động ngoài các khoản gồm tiền ăn trưa, phụ cấp điện thoại, trang phục, phụ cấp tiền lương làm thêm ngoài giờ, phụ cấp khác,…
Công thức tính là:
Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu tính thuế thu nhập cá nhân – các khoản giảm trừ (nếu có)
Thu nhập tính thuế bình quân
Công thức tính thuế bình quân = (Tổng thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ)/ 12 tháng
Ví dụ:
Bà C làm việc tại công ty N với mức lương 70 triệu đồng trong 9 tháng:
- Vậy tổng thu nhập chịu thuế của bà tại kỳ quyết toán: 70*9 = 630 triệu
- Khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân bà: 9*9 = 81 triệu
- Thu nhập tính thuế: 630-81 = 549 triệu
- Như vậy thuế bình quân hàng tháng: 549/9 = 61 triệu
Các khoản giảm trừ
Đối với các khoản giảm trừ sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
- Giảm trừ gia cảnh: Không quá 11.000.000 đồng/người/tháng với bản thân người đóng thuế, người phụ thuộc không quá 4.400.000 triệu đồng/người/tháng
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc đóng như bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, bảo hiểm nghề nghiệp ở những lĩnh vực đặc biệt,… sẽ được giảm trừ.
- Các khoản tham gia đóng góp từ thiện nếu có
Trên đây là toàn bộ thông tin về các bước tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân đơn giản và chính xác nhất. Hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức quan trọng giúp ích cho nhu cầu của mình.