Doanh thu của doanh nghiệp sẽ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó ngoài các hoạt động sản xuất – kinh doanh, nhượng bán hay tiền phạt,… sẽ được tính và hạch toán cho tài khoản 711. Vậy bạn có biết 711 là tài khoản gì và cách hạch toán chi tiết như thế nào không? Nếu tò mò câu trả lời thì hãy cùng VNCB đi tìm hiểu qua nội dung của bài viết dưới đây nhé!
711 là tài khoản gì?
711 là tài khoản thu nhập khác. Nó được dùng để phản ánh những khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 711
Tài khoản 711 phản ánh các thu nhập khác được thể hiện như sau:
- Thu nhập nhượng bán và thanh lý tài sản cố định hữu hình
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản được chia từ BCC cao hơn mức chi phí đầu tư và xây dựng tài sản đồng kiểm soát
- Những khoản cần phải nộp khi bán hàng để cung cấp dịch vụ nhưng mà sau đó lại được giảm hoặc hoàn thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
- Thu những khoản nợ khó đòi để xử lý xóa sổ
- Thu những khoản nợ phải trả nhưng có xác định được chủ nợ
- Những khoản tiền thưởng có khách hàng có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm – hàng hóa hay dịch vụ không tính trong doanh thu
- Giá trị số hàng khuyến mãi không trả lại cho nhà sản xuất
- Thu nhập từ quà tặng, quà biếu bằng tiền, hiện vật của các cá nhân, tổ chức trao tặng cho doanh nghiệp
- Những khoản thu nhập khác bên ngoài những khoản đã đề cập ở trên
Khi có khả năng chắc chắn là sẽ thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thì kế toán cần xét bản chất từng khoản tiền phạt để có thể phù hợp với những trường hợp cụ thể và dựa theo những nguyên tắc sau:
- Với bên bán: Tất cả những khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng có thể thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng sẽ được ghi nhận là thu nhập khác
- Với bên mua: Những khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua cùng sẽ làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán về giảm giá trị tài sản hay có thể là khoản thanh toán trừ khi tài sản có liên quan đến được thanh lý cùng với nhượng bán. Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Kết cấu và nội dung của tài khoản thu nhập khác – 711
Kết cấu và nội dung của tài khoản 711 – thu nhập khác được thể hiện như sau:
- Bên nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp với những khoản thu nhập khác mà doanh nghiệp nộp thuế GTGT có sử dụng phương pháp trực tiếp
- Cuối kỳ kế toán sẽ kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
- Bên có: Các tài khoản thu nhập khác được phát sinh trong kỳ
Thêm nữa tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ và không có tài khoản về cấp 2.
Cách hạch toán tài khoản 711 cho các nghiệp vụ cơ bản
Sau đây là một số hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 711 dựa theo thông tư 200 để phản ánh các khoản thu nhập khác bên ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
Thu nhập khác phát sinh từ các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
1) Trường hợp phản ánh thu nhập do nhượng bán và thanh lý TSCĐ hạch toán như sau:
- Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng tiền thanh toán
- Có TK 711 – Tiền thanh lý, nhượng bán chưa tính VAT
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
2) Trường hợp có chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ hạch toán như sau:
- Nợ TK 811 – Chi phí phát sinh chưa tính VAT
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT cần phải nộp
- Có TK 111, 112, 141, 331 – Tổng giá tiền thanh toán
3) Trường hợp có giảm giá thành của TSCĐ thanh lý hoặc nhượng bán sẽ hạch toán như sau:
- Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
- Nợ TK 811 – Chi phí khác
- Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
- Có TK 213 – TSCĐ vô hình
Thu nhập khác về sự chênh lệch do đánh giá lại hàng hóa, vật tư, tài sản để góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn
1) Với trường hợp hình thức góp vốn bằng vật tư hàng hóa sẽ hạch toán như sau:
- Nợ TK 221, 222, 228 – Đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
- Có TK 152, 153, 155, 156 – Chỉ cho giá trị ghi sổ
- Có TK 711 – Sự chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hóa
2) Với trường hợp các khoản thu nhập khác bằng cách góp vốn TSCĐ hạch toán như sau:
- Nợ TK 221, 222, 228: Giá trị đánh giá lại
- Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
- Có TK 211, 213: Nguyên giá
- Có TK 711 – Thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị của TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ
Giao dịch bán, cho thuê TSCĐ là thuê tài chính
1) Trường hợp giá bán cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán như sau:
- Nợ các TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán
- Có TK 711 – Giá trị còn lại của TSCĐ khi bán và khi thuê lại
- Có TK 3387 – Sự chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ
- Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Đồng thời cần ghi giảm TSCĐ ta sẽ được:
- Nợ TK 811 – Chi phí khác là giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại
- Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ nếu có
- Có TK 211 – TSCĐ hữu hình là nguyên giá TSCĐ
2) Trường hợp giá bán thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán như sau:
- Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
- Có TK 711: Phải thu khác
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời cần ghi giảm TSCĐ ta sẽ được
- Nợ TK 811 – Chi phí khác là giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại
- Nợ TK 242 – Giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ
- Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ nếu có
- Có Tk 211 – Nguyên giá TSCĐ
Hạch toán các khoản phải thu khó đòi, nợ phải trả
1) Trường hợp khi truy thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ cần hạch toán như sau:
- Nợ TK 111, 112
- Có TK 711 – Thu nhập khác
2) Trường hợp các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã được ghi nhận vào thu nhập khác cần hạch toán như sau:
- Nợ TK 331 – Phải trả người bán
- Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- Có TK 711 – Thu nhập khác
3) Trường hợp hoàn nhập số dự phòng phải trả liên quan đến bảo hành công trình xây lắp không dùng hết phải hoàn nhập thì cần hạch toán như sau:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
- Có TK 711 – Thu nhập khác
Hạch toán hàng hóa khuyến mại không cần trả lại nhà sản xuất
Khi đã hết chương trình khuyến mại mà nếu không cần trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại và nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng chưa dùng hết thì sẽ hạch toán như sau:
- Nợ TK 156 – Hàng hóa
- Có TK 711 – Thu nhập khác
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911
- Có TK 711 – Thu nhập khác
- Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Mong rằng bài viết chia sẻ về nội dung 711 là tài khoản gì và cách hạch toán chi tiết một số nghiệp vụ cơ bản của VNCB đã có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích và thú vị. Qua đó giúp quá trình làm việc và hoạt động hạch toán đảm bảo chính xác, hiệu quả và nhanh chóng.
Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính