FOMO là gì? Vì sao đây là hội chứng mà người chơi chứng khoán rất sợ?

Published:

FOMO là một trong những hiệu ứng tâm lý cực kì nguy hiểm khi đầu tư. Bởi vì sao? Bởi vì đây là điều khiến các nhà đầu tư mới (F0), chưa có nhiều kiến thức tài chính nhưng cứ thấy ai có mã ngon, mã tốt là nhảy vào mua. Kết quả là trắng tay. Vậy, hiệu ứng FOMO là gì? Những triệu chứng cho thấy bạn đã dính phải hiệu ứng FOMO? Cách để tránh FOMO? Cùng VNCB tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. FOMO là gì?

fomo là gì

FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out, là hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội có mặt trước mắt. Đây là trạng thái tâm lý nảy sinh khi trong tiềm thức bị dẫn lối bởi suy nghĩ “phải thực hiện ngay nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội”. Nó bắt nguồn từ cảm giác sợ hãi khi không nắm bắt được cơ hội hay bỏ lỡ một điều gì đó rất giá trị.

FOMO trong chứng khoán là gì?

Trong chứng khoán, FOMO là cảm giác mà khi một cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian ngắn. Lúc đó, bạn có suy nghĩ rằng các nhà đầu tư khác đang kiếm lời rất tốt và điều đó thúc đẩy bạn mua thật nhiều cổ phiếu này. Hành động đó thể hiện bạn đang mắc phải hội chứng FOMO.

Ví dụ: Một mã cổ phiếu mang tên XYZ đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Nhiều người bắt đầu lo lắng nếu không đầu tư thì có thể bỏ lỡ cơ hội sinh lời khổng lồ. Một vài người trong số họ lập tức mua cổ phiếu này dù giá đã trên vùng đỉnh.

Thế nhưng, giá cổ phiếu XYZ ngay sau đó giảm sâu, không có người mua, còn các nhà đầu tư thì hoảng loạn bán tháo và gây thua lỗ lớn.

Đôi khi, hiệu ứng FOMO thể hiện ở việc bạn đưa ra các lệnh chốt lời hoặc cắt lỗ quá sớm không theo kế hoạch đặt ra khiến bạn ân hận trong suốt thời gian dài. Hiệu ứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ người mới bắt đầu tới những nhà đầu tư lão luyện.

Xem thêm:  Bí quyết cân bằng tài chính trong thời gian chuyển việc

2. Các dấu hiệu nhận biết bạn đã mắc phải hội chứng FOMO

Các dấu hiệu nhận biết bạn đã mắc phải hội chứng FOMO

Khi chúng ta bắt đầu cảm nhận những cảm xúc không ổn định và căng thẳng khi thấy người khác tham gia vào các hoạt động, sự kiện hoặc trải nghiệm mà chúng ta không có phần. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết rằng bạn có thể đang trải qua FOMO:

1. Lo lắng về việc bỏ lỡ cơ hội: Bạn cảm thấy lo lắng và bất an khi thấy người khác tham gia vào hoạt động mà bạn không có mặt. Bạn sợ rằng mình đang bỏ lỡ cơ hội quan trọng.

2. Theo dõi mạng xã hội liên tục: Bạn thường xuyên kiểm tra và cập nhật mạng xã hội để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào về hoạt động, sự kiện hoặc tin tức mới.

3. So sánh bản thân với người khác: Bạn thường so sánh thành công, trải nghiệm và cuộc sống của mình với người khác. Bất kỳ thành tựu nào bạn đạt được cũng có thể trở nên nhẹ nhàng hơn trước ánh sáng của những gì người khác đang làm.

4. Sự không an tâm: Bạn có thể cảm thấy không an tâm, ít tự tin hoặc thậm chí tự ti khi không tham gia vào những hoạt động mà bạn nghe nói là thú vị hoặc quan trọng.

5. Áp lực tham gia: Bạn có thể cảm thấy áp lực phải tham gia vào tất cả mọi hoạt động để không bị lỡ mất bất kỳ điều gì quan trọng.

6. Khó chịu khi offline: Khi bạn không thể truy cập mạng xã hội hoặc không có kết nối internet, bạn có thể cảm thấy bất an và không thể tập trung vào các hoạt động khác.

Nhớ rằng, nhận biết những dấu hiệu này chỉ là bước đầu tiên trong việc hiểu rõ FOMO. Hãy thử áp dụng những cách để vượt qua FOMO và tìm thấy cân bằng trong cuộc sống của bạn.

3. Vì sao bạn khó tránh được hội chứng sợ bỏ lỡ?

fomo

Bạn đã biết được hiệu ứng FOMO là gì ở phía trên, tiếp theo trong đầu tư, có 6 lý do chính khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO. Cụ thể:

  • Tâm lý sợ bị bỏ lỡ: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trạng thái FOMO trong đầu tư chứng khoán. Sự ám ảnh về thành công sẽ khiến cho các nhà đầu tư mất kiểm soát, những quyết định và hành động của họ cũng vì vậy mà chệch đi so với đường hướng ban đầu.
  • Quá kỳ vọng vào thị trường: Tâm lý chủ quan khi cho rằng cổ phiếu này đang tăng và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian nữa. Khiến bạn mất đi lý trí và dễ trở thành miếng mồi ngon cho thị trường thao túng và xâu xé.
  • Quá tự tin hoặc tự ti và thiếu kiên nhẫn: Quá tự tin tạo nên tính chủ quan và vì thế nhà đầu tư có thể bỏ qua những biến động quan trọng trên sàn giao dịch. Nhiều người muốn chứng tỏ bản thân, khẳng định rằng mình chẳng kém cạnh ai nhưng cuối cùng phải ngậm ngùi chịu cái kết đắng. Mặt khác, nhà đầu tư cũng không nên quá tự ti. Người tự ti về bản thân chính là đối tượng dễ bị FOMO kiểm soát nhất, khi mà họ không có đủ bản lĩnh cũng như ý chí kiên cường để tiếp nối kế hoạch đã lập ra trước đó.
  • Mong muốn một chiến thắng lớn: Những chiến thắng nhỏ lẻ khiến bạn thấy thật nhàm chán. Bạn tham vọng tìm đến những cơ hội mới và bị chúng cuốn vào. Ban đầu có vẻ ổn định, nhưng thật không may vì chẳng có chuỗi chiến thắng nào kéo dài mãi cả.
  • Nỗi đau thường xuyên mất mát khiến bạn muốn được chiến thắng: Cảm giác thất vọng khi bắt đầu và tiếc nuối khi kết thúc khiến bạn lao vào vòng luẩn quẩn để tìm chiến thắng cho mình. Nhưng vô hình chung lại khiến bạn chìm sâu vào những tổn thất nặng nề.
  • Thiếu hiểu biết về thị trường và chạy theo đám đông: Đa số những người mới tham gia đầu tư đều có rất ít kiến thức và kinh nghiệm về thị trường tài chính. Vì vậy, thay vì bồi dưỡng lý thuyết thì bạn lựa chọn giao dịch thật nhiều. Nhưng thật không may điều này khiến bạn sa vào bẫy FOMO đã được giăng sẵn.
Xem thêm:  Hạn Mức Chuyển Tiền ACB Cập Nhật Mới Nhất 2024

4. Làm cách nào để đánh bại hiệu ứng FOMO?

hội chứng fomo

Để tránh bị ảnh hưởng bởi hội chứng sợ bỏ lỡ, bạn có thể áp dụng 6 cách đơn giản dưới đây:

  • Tìm hiểu thật kỹ về thị trường chứng khoán: Bạn cần nắm chắc từng ngóc ngách của thị trường chứng khoán. Vì đôi khi nhà đầu tư lâu năm cũng không thể hiểu biết hết về thị trường. Nếu bạn thấy một cổ phiếu nào đó có triệu chứng FOMO, hãy tỉnh táo mà đứng ngoài cuộc chơi nhé!
  • Xác định đúng thời gian cắt lỗ: Nhà đầu tư hãy cứ mạnh dạn xuống lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu có dấu hiệu chạm đáy và đu đỉnh. Việc này có thể giúp bảo toàn một phần vốn, từ đói nhà đầu tư mới có thể tái đầu tư khi thị trường có những tín hiệu tích cực hơn.
  • Tỉnh táo, kiên định và tự tin: Hãy kiên quyết với kế hoạch của mình để tránh những sai lầm không thể kiểm soát.
  • Xác định đúng phong cách đầu tư: Điều này giúp bạn hạn chế sự ảnh hưởng của tâm lý FOMO. Cũng như việc ra quyết định nên cắt lỗ khi nào và như thế nào.
  • Kiềm chế cảm xúc: Vì cảm xúc là kẻ thù của lý trí vì vậy, khi đưa ra một quyết định nào đó hãy chắc chắn rằng không có sự tham gia của cảm xúc bạn nhé.
  • Lợi nhuận không dành cho tất cả mọi người: Lợi nhuận trong việc đầu tư được mang đến từ khoản lỗ của người khác trên thị trường. Vì vậy, bạn nên biết tiến và dừng đúng lúc nhé
Xem thêm:  Cách Rút Tiền Ở Cây ATM Đúng Cách An Toàn Không Bị Nuốt Thẻ

Kết luận

Dựa vào bài viết trên, bạn đã biết được ý nghĩa của FOMO là gì cùng các triệu chứng bạn đã mắc phải hội chứng sợ bỏ lỡ. FOMO là một hội chứng mang ý nghĩa rất tiêu cực, nếu như bạn không may mắc phải, bạn cần phải tìm cách dứt ra ngay càng sớm càng tốt nếu không sẽ phải chịu hậu quả rất nặng nề.

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT