5 Cách để có sức khỏe tài chính tốt nhất năm 2024

Published:

Biết được sức khỏe tài chính của bản thân đang ở đâu và cải thiện sớm sẽ giúp cho nền tảng tài chính của bạn càng vững vàng hơn trong tương lai. Theo các chuyên gia, có 5 cách để có được sức khỏe tài chính tốt nhất năm 2024.

Sức khỏe tài chính là gì?

Cũng như sức khỏe con người, sức khỏe tài chính cá nhân mô tả tình hình của các khía cạnh tài chính như: thu nhập, sự chi trả, tiền tiết kiệm, giá trị tài sản,… Sức khỏe tài chính tốt khi khoản tiền của bạn giúp bạn có khả năng đối mặt với bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống.

Sức khoẻ tài chính là gì

5 Cách để có sức khỏe tài chính tốt nhất năm 2024

1 – Điều chỉnh chi tiêu, nói không với nợ nần

Đầu tiên, để cải thiện sức khỏe tài chính bạn cần tính toán lại các khoản chi tiêu và loại bỏ những nhu cầu không cần thiết. Tính toán lại chi phí đang có trong khoảng thời gian gần đây và tìm ra những khoản chi lãng phí hoặc không cần thiết và loại bỏ chúng. Ví dụ: các khoản ăn uống bên ngoài, chi tiêu mua sắm đồ dùng không cần thiết, đăng ký thẻ tập nhưng không tập,… đều là những khoản không thực sự cần thiết. Nếu bạn cảm thấy khó cắt giảm trong thời gian ngắn thì hãy tìm cách cắt giảm từ từ.

Đừng nợ nần khi không có khả năng chi trả hoặc không chắc chắn với khoản thu nhập của mình. Nếu đang vướng vào nợ nần, bạn phải thoát khỏi nó càng sớm càng tốt. Các khoản lãi định kỳ hàng tháng, cả thêm tiền gốc không phải là con số nhỏ. Hãy thu xếp trả dứt điểm các khoản nợ trước khi lên kế hoạch tiết kiệm.

Xem thêm:  5 phương án đầu tư hiệu quả

2 – Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng

Không thể thiếu việc xây dựng kế hoạch, một điều tất yếu trong quá trình tạo dựng sức khỏe tài chính vững bền trong tương lai của bạn.

Số tiền còn lại sau khi lấy tài sản đang sở hữu trừ đi nợ giúp bạn hình dung rõ hơn tình hình tài chính hiện tại. Lúc này, xây dựng cho mình kế hoạch tài chính phù hợp với bản thân.

Biết rõ mình kiếm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu mỗi tháng? Bạn sẽ biết được mình đang chi tiêu vào khoản nào nhiều nhất, đã phù hợp chưa hay đang quá đà để điều chỉnh.

Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng

Sau khi đã có cái nhìn tổng quan tình hình tài chính, hãy lập ngân sách chi tiêu rõ ràng theo từng nhóm. Bạn có thể phân loại chi tiêu theo từng nhóm sau:

  • 50% Chi tiêu thiết yếu: Bao gồm tiền nhà, ăn uống, xăng xe, điện thoại,…cố định hàng tháng.
  • 20% Tiết kiệm: Số tiền cho các kế hoạch tương lai, cho các việc khẩn cấp,…
  • 10% Giáo dục: Bao gồm tham gia các khóa học, mua sách,…
  • 10% Đầu tư: Tiền để phục vụ cho việc đầu tư sinh lời.
  • 5% Hưởng thụ: Cho việc sắm sửa bản thân
  • 5% Phát sinh hàng tháng: hỏng xe, ma chay, cưới hỏi,…

3 – Thay đổi nhận thức về tiết kiệm và chi tiêu

Sau khi xây dựng kế hoạch rõ ràng, bước tiếp theo bạn cần kiên trì thực hiện và theo dõi tiến độ để bám sát kế hoạch. Bạn có thể hiểu được rằng nếu không tự đấu tranh với bản thân, chúng ta luôn tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được.

Xem thêm:  Làm thế nào để chi tiêu có nguyên tắc?

Một số người thường có tư duy theo công thức: Tiết kiệm = thu nhập – chi tiêu. Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích chi tiêu trước, sau đó mới tiết kiệm. Đây là tư duy cần được loại bỏ.

Tư duy đúng là theo công thức: Chi tiêu = thu nhập – tiết kiệm. Việc này giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền trước khi chi tiêu nhằm kiểm soát tốt hơn khả năng chi trả và kiên trì theo đến cùng. Nhớ rằng, dù có chuyện gì xảy ra cũng không được tiêu khoản tiền tiết kiệm này.

Thay đổi nhận thức về tiết kiệm và chi tiêu

4 – Bắt đầu học cách tích luỹ

Tích lũy tiền bạc là cách an toàn cho tương lai. Việc chăm chỉ tích lũy mỗi ngày, mỗi tháng là thói quen tốt và cần duy trì để đồng tiền của bạn luôn vận động.

Với gửi tiết kiệm ngân hàng: Để đạt lãi suất cao nên gửi thời hạn trên 1 năm. Như lãi suất hiện nay là 5 – 6%/năm với kì hạn 12 tháng, nhưng rút trước thời hạn sẽ mất lãi được hưởng. Vì vậy, chỉ lựa chọn gửi tiết kiệm Ngân hàng nếu bạn có số tiền nhàn dỗi mà bạn không có ý định dùng đến trong thời gian dài.
Tiết kiệm thông minh trong thời đại 4.0 với VNCB:

VNCB là một ứng dụng thông minh cho đầu tư – tích lũy vừa và nhỏ. Sản phẩm Tích lũy của VNCB đến từ các Ngân hàng uy tín tại Việt Nam nhưng lợi ích vượt trội mà bạn nhận được lại chỉ có ở VNCB.

Sản phẩm Tích lũy VNCB đã được đánh giá rất cao trên thị trường thời gian qua, vượt xa các Ngân hàng trong cả nước, nhất là trong thời kì dịch bệnh khó khăn này. Với các đặc điểm nổi bật:

  • Gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn, linh động từ không kỳ hạn đến có kỳ hạn 3 tháng
  • Nhận lãi từ 4,0% – 6,0% mỗi năm
  • Miễn phí nạp, rút tiền
Xem thêm:  Trợ giá là gì? Có nên mua hàng trợ giá

Dễ dàng thao tác trên ứng dụng và chỉ cần vài phút để bạn có thể mua gói tích lũy thành công. Thuận tiện rút khi có việc cần và được rút hết cả lãi và gốc đến thời điểm đáo hạn hoặc chọn hình thức tái.

Bắt đầu học cách tích luỹ

5 – Tìm hiểu việc đầu tư từ nguồn vốn vừa và nhỏ

Nghe đến đầu tư, chắc hẳn bạn nghĩ phải đi tìm kênh đầu tư phù hợp và phải làm gì để kiếm tiền đầu tư với 1 số vốn lớn, hiểu biết chuyên môn thật cao. Còn mức lương chỉ có 5 – 10 triệu thì làm sao để đầu tư?

Thực tế, hiện nay bạn hoàn toàn có thể đầu tư với số vốn vừa và nhỏ.

Sản phẩm Đầu tư của Finhay giúp người dùng đầu tư thông minh bằng cách kết nối với các Quỹ đầu tư uy tín tại Việt Nam thông qua cấu trúc đầu tư (Smart Portfolio) với số vốn chỉ từ 50.000 đồng. Tại đây, các chuyên gia của Quỹ sẽ thực hiện việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu và trả về cho bạn số Chứng Chỉ Quỹ (CCQ) tương ứng với số tiền đã đầu tư.

Nếu chọn đầu tư trực tiếp vào các Quỹ, bạn sẽ cần số vốn từ 1.000.000 đồng trở lên cho mỗi lần đầu tư.

Sản phẩm Đầu Tư tại Finhay cũng đến từ các quỹ đầu tư mở nhưng mang lại ích vượt trội hơn so với các Quỹ:

  • Bạn có thể bắt đầu từ 50.000 đồng
  • Được tự lựa chọn cấu trúc đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân
  • Phí nhỏ hơn các Quỹ
  • Theo dõi biến động tài sản liên tục ngay trong ứng dụng
Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT