Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 12.000 ở 4 quốc gia là Anh, Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore đã cho thấy: Sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
87% người được hỏi tại Singapore cho rằng họ khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần, 55% trong số đó cho rằng họ đang ổn về mặt tài chính. Ở phía ngược lại, trong nhóm người được hỏi cho biết không đủ về sức khỏe, chỉ có 37% người được hỏi đủ sức khoẻ tinh thần và 23% cho biết có đủ sức khoẻ về tài chính.
Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về vấn đề này và chứng minh lý thuyết trên là đúng.
Một nghiên cứu của tờ The Atlantic cho thấy, Minneapolis và Washington DC là 2 thành phố khoẻ mạnh nhất ở Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu, những người có thu nhập trung bình cao hơn ở 2 thành phố trên sẽ có thể lực tốt hơn.
Những người có thu nhập cao hơn sẽ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, lựa chọn các loại thực phẩm hữu cơ, có lợi cho sức khoẻ, bổ sung tốt hơn, ngược lại, với những người có thu nhập thấp hơn, đây không phải là ưu tiên hàng đầu của họ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 2 thành phố Minneapolis và Washington DC có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn so với các thành phố khác. Nguồn nhân lực ở đây sẽ được đánh giá theo các tiêu chí về kỹ năng, trình độ học vấn, các yếu tố khác đóng góp vào lực lượng lao động và nền kinh tế nói chung. Những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ có cơ hội có việc làm tốt hơn, mức lương cao hơn. Từ đó giúp hơn có sức khỏe tài chính tốt hơn và sức khỏe tinh thần cũng sẽ tốt hơn.
Thu nhập và chất lượng cuộc sống tỷ lệ thuận với nhau
Viện Đô thị và Đại học Virginia đã thực hiện một cuộc khảo sát về sức khoẻ tài chính. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tài chính khoẻ mạnh sẽ giúp bạn có ít nguy cơ mắc các bệnh hơn. Qua đó giúp tăng tuổi thọ.
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, nhóm có thu nhập thấp nhất sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận, gan cao gấp 3 lần so với nhóm có thu nhập cao nhất. Trong đó, những người thuộc nhóm nghèo (có thu nhập trung bình hàng năm dưới 35.000 USD) sẽ cảm thấy lo lắng và buồn bã gấp 4 lần so với những gia đình có thu nhập hàng năm trên 100.000 USD.
Trong cùng một nhóm nghiên cứu, nhóm có thu nhập cao nhất có tuổi thọ trung bình cao hơn 6 năm so với nhóm có thu nhập thấp nhất. Điều này chỉ ra rằng, ổn định tài chính có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ.
Trong một bài báo được đăng tải tại News Medical, tại Mỹ, các gia đình có thu nhập âm hoặc không có thu nhập sẽ có ít nguồn lực hơn nếu xảy ra tình trạng thất nghiệp, ốm đau đột xuất hoặc các tình huống bất ngờ phát sinh và cần một khoản chi phí lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định về tài chính và sức khoẻ của người đó.
Tương tự, nếu sức khoẻ không tốt có thể ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Người có sức khoẻ không tốt có thể sẽ phải nghỉ học/nghỉ việc sớm mà không được hỗ trợ về mặt tài chính. Điều này càng làm gia tăng căng thẳng và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần.
Có của cải không có nghĩa là có sức khoẻ
Sức khoẻ là một tài sản quan trọng, nhưng không có nghĩa là có của cải, có tài sản tức là bạn đang khoẻ mạnh. Trong cuộc khảo sát tại Singapore, có tới 93% người được hỏi cho rằng không thể tận hưởng sự giàu có nếu không có sức khoẻ.
91% người được hỏi cảm thấy nếu sức khỏe tinh thần không tốt thì cũng không thể hưởng thụ sự giàu có về mặt vật chất. Những người được hỏi tại Singapore đều cho rằng, điều kiện tiên quyết để được gọi là giàu có là phải có sức khoẻ tài chính và sức khoẻ tinh thần.
Chìa khóa của hạnh phúc
Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng sức khỏe thể chất, tinh thần và tài chính đều có vai trò quan trọng như nhau. Việc cân bằng cả 3 loại sức khỏe chính là chìa khóa của hạnh phúc. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để có thể cân bằng được cả 3 lĩnh vực trong cuộc sống?
Đối với sức khỏe về mặt thể chất, các chuyên gia cho rằng nên ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe thể chất.
Đối với sức khỏe tinh thần, bạn cần chủ động lập các mục tiêu, theo dõi các khoản chi tiêu của mình để kiểm soát các tác nhân gây ra căng thẳng về tài chính.
Sức khỏe tài chính sẽ được xác định bởi một số chỉ số tài chính như tiền tiết kiệm, giá trị tài sản ròng và các khoản nợ. Một trong những chiến lược hiệu quả nhất để nâng cao sức khỏe tài chính đó là lập ngân sách. Bạn có thể phân chia khoản tiền của mình theo quy tắc 50 – 30 – 20, tức là dành 50% số tiền bạn có cho các nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày, 30% cho các mong muốn và 20% dành cho các khoẻ tiết kiệm.
Trong trường hợp bạn có thể chất vốn yếu, sức khoẻ không tốt, bạn cần chủ động lập các quỹ khẩn cấp, mua bảo hiểm… để đề phòng cho các trường hợp xấu xảy đến.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng cao sức khỏe tài chính bằng cách đầu tư, tích luỹ ngay từ bây giờ. VNCB là ứng dụng đầu tư tích luỹ được nhiều người lựa chọn. Đến với VNCB, bạn có thể tích luỹ hoặc đầu tư tài chính với số vốn chỉ từ 50.000 đồng. Các sản phẩm tại VNCB rất đa dạng, phù hợp với khẩu vị rủi ro của nhiều nhà đầu tư khác nhau.
Chủ động tài chính không bao giờ là thừa. Sau khi chủ động, bạn có thể hướng tới việc tự do tài chính, luôn có sẵn các khoản dự phòng cho bất cứ tình huống nào trong cuộc sống. Hãy chủ động nâng cao sức khoẻ tài chính, rèn luyện thể chất, giữ tinh thần vui vẻ, đó chính là chìa khoá cho một cuộc sống hạnh phúc.