Tài Khoản Thấu Chi Là Gì? Có Nên Sử Dụng Thấu Chi Hay Không?

Published:

Trong một vài năm trở lại đây, thị trường tài chính tương đối phát triển nên có rất nhiều hình thức vay vốn khác nhau xuất hiện để mang đến đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng. Điển hình trong số đó nhất định phải kể đến đó là hình thức vay thấu chi. Vậy thực chất tài khoản thấu chi là gì? Có nên sử dụng thấu chi không và chúng có cách thức hoạt động ra sao? Hãy cùng VNCB đi tìm hiểu chi tiết qua nội dung trong bài viết dưới đây nhé!

Tài khoản thấu chi là gì?

Tài khoản thấu chi được hiểu là khi tiền được rút khỏi một tài khoản ngân hàng và số dư có sẵn đi dưới số dư. Theo đó, dựa theo thỏa thuận văn bản thì ngân hàng sẽ cho phép khách hàng chi vượt số tiền ở trong tài khoản đã mở tại chính ngân hàng đó.

Ví dụ nếu bạn chỉ có 5 triệu đồng trong tài khoản, nhờ vào hình thức thấu chi thì bạn có thể chi lên đến 5.5 triệu đồng. Lúc này ngân hàng đã cho bạn vay vốn 1 triệu đồng để phục vụ các nhu cầu chi tiêu cần thiết.

Tài khoản thấu chi là gì

Tương tự như với bất kỳ một khoản vay nào thì người đi vay đều cần phải trả lãi trên số dư nợ của khoản vay thấu chi. Thường thì lãi suất khoản vay này sẽ thấp hơn lãi suất của thẻ tín dụng nên đây chính là lý do khiến cho thấu chi trở thành lựa chọn tốt nhất trong mọi trường hợp cần tiền khẩn cấp.

Một số đặc điểm của thấu chi

Hoạt động vay vốn thông qua thấu chi sẽ sở hữu một số đặc điểm nổi bật hơn so với các hình thức vay vốn khác. Bao gồm:

  • Linh hoạt và thuận tiện cho người vay: Thấu chi là dạng vay vốn vô cùng linh hoạt, nghĩa là ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức nhất định căn cứ theo thu nhập, lịch sử tín dụng hay các biện pháp đảm bảo khoản vay. Tại đây người vay có thể dùng khoản tiền này phục vụ cho các mục đích khác nhau như mua sắm, tiêu dùng,…
  • Không yêu cầu tài sản thế chấp: Với vay thấu chi thì không nhất thiết phải dùng tài sản thế chấp. Việc này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận khoản vay.
  • Thời gian xử lý vốn vay nhanh chóng: Thời gian xử lý khoản vay thấu chi tương đối nhanh chóng. Bạn chỉ cần mang giấy tờ tùy thân và một vài hồ sơ chứng minh khác theo yêu cầu là ngân hàng sẽ tiếp nhận và xử lý ngay.
Xem thêm:  Giãn nợ và gia hạn nợ là gì? Có gì khác biệt trong năm 2025

Tuy nhiên đi kèm với những lợi thế trên thì thấu chi cũng vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ có thể kể đến như:

  • Giá trị khoản vay khá thấp: Người vay thấu chi được vay một khoản có hạn mức thấp hơn nhiều khoản vay khác nên nó chỉ phù hợp khi ai đó cần gấp tiền trong số tiền nhỏ.
  • Lãi suất cao: Lãi suất tính dành cho các khoản vay thấu chi có thể cao khiến chi phí vay dài hạn vô tình trở nên đắt đỏ hơn.

Các hình thức của vay thấu chi

Sau đây sẽ là một số hình thức vay tài khoản thấu chi phổ biến hay được khách hàng chọn sử dụng nhất:

Các hình thức của vay thấu chi
  • Vay tín chấp: Là vay thấu chi không yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo mà thay vào đó ngân hàng sẽ đánh giá khả năng tài chính của bạn dựa theo thu nhập hay lịch sử tín dụng. Qua đó mới xem xét đưa ra hạn mức thấu chi phù hợp.
  • Vay thấu chi thẻ tín dụng: Là hình thức vay thấu chi mà khách hàng có thể dùng thẻ tín dụng để chi tiết vượt quá hạn mức được xác định rồi sau đó thanh toán lãi suất cho khoản vay dựa theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ.
  • Vay thấu chi trực tuyến: Là hình thức vay thực hiện thông qua các nền tảng trực tuyến của ngân hàng hay một số dịch vụ tài chính trực tuyến. Qua đây khách hàng có thể đăng ký, dùng dịch vụ vay thấu chi dễ dàng và thuận tiện bất cứ khi nào cần.

Có nên sử dụng tài khoản thấu chi không?

Để trả lời cho thắc mắc có nên sử dụng tài khoản thấu chi không sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính, cá nhân cũng như mục đích sử dụng. Thấu chi sẽ tốt nếu bạn đang muốn vay khoản tiền nhỏ trong thời gian gấp với thời hạn vay ngắn dưới 1 tháng. Tuy nhiên bạn cần tìm khoản thấu chi có chi phí thấp để có thể tiết kiệm tối đa.

Còn nếu bạn mà đang có kế hoạch mua nhà, mua xe,… hay vay mua các khoản lớn thì vay cá nhân sẽ là lựa chọn phù hợp. Vì nó cho thời gian vay dài kèm lãi suất hợp lý nhằm đáp ứng hiệu quả bài toán tài chính ở trong dài hạn.

Vậy nên điều quan trọng cần phải nhớ là thấu chi chỉ là hình thức đi vay. Cũng giống tất cả mọi hình thức vay khác, bạn cần đảm bảo rằng mình có đủ khả năng để trả lại khoản đã vay và số tiền lãi phát sinh. Có như thế thì mới không gặp rủi ro khiến điểm tín dụng giảm hay phát sinh thêm những khoản nợ khác.

Có nên sử dụng tài khoản thấu chi không?

Điều kiện và thủ tục vay tài khoản thấu chi

Nhìn chung muốn được vay tài khoản thấu chi thì khách hàng phải có thu nhập ổn định, hàng tháng nhận lương qua tài khoản ngân hàng và đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Đủ 20 tuổi tại thời điểm đề nghị vay vốn
  • Có Hộ khẩu/Sổ tạm trú hay làm việc tại tỉnh/thành phố mà có đơn vị kinh doanh của ngân hàng
  • Thu nhập tối thiểu 4 triệu mỗi tháng
  • Có hợp đồng lao động với 12 tháng trở lên
Xem thêm:  Cách Check Sim Viettel Vay Tiền Đơn Giản Dễ Thực Hiện Nhất!

Bên cạnh các điều kiện kể trên thì người vay thấu chi phải chuẩn bị đủ một số thủ tục, giấy tờ cơ bản để đảm bảo quá trình vay diễn ra như ý:

  • Giấy yêu cầu mở tài khoản trong trường hợp người vay không có tài khoản ở ngân hàng
  • Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi theo mẫu
  • CMND/CCCD còn thời hạn
  • Các giấy tờ chứng minh thu nhập
  • Một vài loại giấy tờ khác tùy theo chính sách từng ngân hàng

Xem thêm: vốn đầu tư công là gì

Hướng dẫn cách tính chi phí và lãi suất vay thấu chi

Hoạt động tính phí cùng lãi suất khi vay thấu chi sẽ tùy theo chính sách khác nhau của từng ngân hàng. Thường thì lãi suất thấu chi cao hơn lãi suất thông thường khoảng 1,5 lần. Công thức tính như sau:

Tiền lãi thấu chi = ∑ (dư nợ thấu chi thực tế x lãi suất thấu chi/365 x số ngày sử dụng thấu chi thực tế)

Muốn tính phí thấu chi thì ngân hàng áp dụng phí dịch vụ hay phí duy trì thẻ tín dụng. Ngoài ra nếu còn có thể tính cả phí phạt khi khách hàng chậm trả tiền hay không đủ tiền trả. Nói để để cập nhật chính xác nhất lãi suất và phí từng ngân hàng thì tốt nhất bạn hãy chủ động tìm thông tin trên trang web hoặc là liên hệ trực tiếp cho ngân hàng.

Hướng dẫn cách tính chi phí và lãi suất vay thấu chi

Phải làm gì khi nợ tài khoản thấu chi quá hạn?

Khi mà khách hàng không có khả năng thanh toán đủ gốc và lãi của khoản vay theo quy định của hợp đồng vào thời điểm đến hạn thì khoản nợ đó sẽ trở thành nợ thấu chi quá hạn. Tuy nhiên hiện nay các tổ chức tín dụng vẫn sẽ linh hoạt cho khách hàng bằng cách gia tăng thêm thời gian đóng trễ hạn trong khoảng từ 1 – 3 ngày.

Nhưng nếu qua khoảng thời gian này mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì khoản nợ đó sẽ chuyển sang nợ thấu chi quá hạn. Một khi đã nợ thấu chi quá hạn rồi thì người vay phải chịu thêm các khoản phạt khác liên quan đến việc quản lý nợ.

Ngoài ra, khi không thanh toán kịp thời hạn thì khoản nợ quá hạn của khách hàng có thể được ngân hàng hay tổ chức tín dụng chuyển hồ sơ sang cho công ty thu hồi nợ. Khi đó người vay phải chịu mọi hậu quả tiêu cực như mất điểm tín dụng hay bị đưa ra Pháp luật để giải quyết tranh chấp về khoản nợ.

Nợ tài khoản thấu chi quá hạn bao lâu thành nợ xấu?

Tùy theo thời gian nợ quá hạn thì mức độ nợ xấu sẽ được cập nhật khác nhau ở trên CIC và phân ra thành các nhóm nhất định. Việc cố tình nợ quá hạn có thể gây ra cho bạn sẽ khó khăn trong khi vay tiền tại các tổ chức khác hay muốn nhận được hỗ trợ từ ngân hàng phục vụ cho mục đích mua ô tô, nhà hay kinh doanh. Dưới đây là các nhóm nợ cùng thời gian đi kèm:

  • Nhóm 1 là nhóm nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn với thời hạn dưới 10 ngày
  • Nhóm 2 là nhóm nợ quá hạn cần lưu ý với thời hạn từ 10 đến dưới 30 ngày
  • Nhóm 3 là nhóm nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn với thời gian quá hạn từ 1 tháng cho đến dưới 3 tháng
  • Nhóm 4 là nhóm nợ quá hạn nghi ngờ với thời hạn nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng
  • Nhóm 5 là nhóm nợ quá hạn có khả năng bị mất vốn với thời gian quá hạn là trên 6 tháng
Xem thêm:  Cho vay ngắn hạn là gì? Các phương thức cho vay ngắn hạn
Nợ tài khoản thấu chi quá hạn bao lâu thành nợ xấu?

Ngoài ra, để có thể phân loại cho các khoản nợ ngắn hạn thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình cũng như sắp xếp các khoản nợ vào các nhóm sao cho phù hợp nhất để định hướng chính xác cho quá trình trích lập quỹ dự phòng và xử lý nợ thấu chi kịp thời khi quá hạn.

Tóm lại muốn hiểu rõ rủi ro và trách nhiệm thì mỗi khách hàng khi có ý định vay tài khoản thấu chi cần hiểu rõ khoản vay, xác định khả năng trả nợ và hiểu các hình thức phân loại nhóm nợ. Có như thế mới giúp khách hàng tránh phải đối mặt với tài khoản nợ của mình cũng như đưa ra quyết định phù hợp trong trường hợp không còn khả năng trả nợ.

Hướng dẫn cách xóa nợ tài khoản thấu chi quá hạn

Để giải quyết tốt vấn đề nợ tài khoản thấu chi quá hạn thì khách hàng có thể áp dụng các bước sau đây để xóa nợ:

  • Bước 1: Xác định chính xác nhóm nợ mình đang nằm ở trên trang thông tin về tín dụng CIC bằng cách kiểm tra thông tin ở trên trang web CIC hay tại ngân hàng nơi mà mình phát sinh giao dịch.
  • Bước 2: Thanh toán tất cả số tiền nợ quá hạn gồm cả phí phạt cùng với lãi suất
  • Bước 3: Chờ để CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng. Khi đã hoàn tất nợ thấu chi quá hạn thì hệ thống CIC sẽ bắt đầu cập nhật lại thông tin cũng như xóa nợ xấu trong lịch sử tín dụng của khách hàng là hoàn tất.
Hướng dẫn cách xóa nợ tài khoản thấu chi quá hạn

Bên cạnh đó thì khách hàng tốt nhất cũng nên thường xuyên thanh toán khoản nợ đã vay thật đúng hạn, tránh để thành nợ quá hạn để không bị xếp vào nợ xấu gây ảnh hưởng đến các giao dịch vay mượn sau này.

Trên đây là thông tin chia sẻ để giải đáp thắc mắc tài khoản thấu chi là gì và có nên sử dụng thấu chi hay không. Mong rằng với nội dung này mà VNCB đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức tín dụng này và biết cách sử dụng sao cho đảm bảo hiệu quả nhất.

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT