Giai đoạn 18 – 25 tuổi thường là lúc chúng ta mới bắt đầu làm quen với việc tự quản lý tài chính cá nhân. Do thiếu kinh nghiệm, một số người rơi vào tình trạng chi tiêu không kiểm soát để tận hưởng cuộc sống.
Nhưng bên cạnh việc hưởng thụ thì hiểu được cách quản lý tài chính cá nhân càng sớm sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống an toàn và ổn định hơn mà không phải hối tiếc. Những nguyên tắc dưới đây không chỉ giúp chúng ta quản lý tài chính tốt hơn mà còn đạt được những mục tiêu cụ thể.
Cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua sắm
Mua sắm là một trong những hoạt động có sức hút “khó cưỡng” đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là phái nữ bởi niềm vui và sự thỏa mãn mà nó mang lại. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại lâm vào tình trạng chi tiêu, mua sắm “thiếu kiểm soát” vì những sở thích nhất thời nhưng giá trị của món hàng lại không thực sự xứng đáng với số tiền chúng ta đã bỏ ra.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mạng xã hội đã chiêu dụ bạn tiêu tiền như thế nào?
Vậy thì trước khi đưa ra quyết định mua sắm một món đồ thay vì chỉ nhìn vào giá cả và mẫu mã hãy thử nhẩm tính xem món đồ này sẽ phục vụ chúng ta trong bao lâu? Nếu không có chúng thì cuộc sống chúng ta sẽ như thế nào? Lần lượt trả lời các câu hỏi này sẽ giúp bạn có những quyết định mua sắm khôn ngoan hơn. Bên cạnh đó, việc sửa chữa các vật dụng trong nhà trước khi quyết định thay mới cũng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được những chi phí phát sinh trong cuộc sống.
Đừng chọn lựa “Fast” quá nhiều
Nhắc đến chữ “Fast” chúng ta thường sẽ nghĩ ngay đến fast-food hay fast-fashion. Thuật ngữ “fast-fashion” hay “thời trang nhanh” được dùng để miêu tả dòng sản phẩm thời trang bình dân mà các hãng bán lẻ sản xuất hàng loạt với giá tầm trung. Ăn mặc thời thượng với mức giá hợp túi tiền – còn gì đáng mơ ước hơn thế. Nhưng nó cũng là một cái bẫy ngọt ngào của nền kinh tế tiêu dùng nói chung, và “chiếc hầu bao” của chúng ta nói riêng. Fast-fashion gây nghiện chẳng kém gì fast-food. Và cũng như fast-food, có ngon, có rẻ, nhưng bổ thì không chắc.
Các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 90,7 nghìn tấn quần áo được đổ vào các bãi rác của Thành phố New York mỗi năm – tương đương với việc chất đầy tượng Nữ thần Tự do 440 lần.* Vậy thì tại sao chúng ta lại dành quá nhiều thời gian và tiền bạc cho một lựa chọn có nhiều nguy cơ trở thành rác thải. Học cách lên kế hoạch để quản lý tài chính cũng như chờ đợi và mua đồ chất lượng luôn tốt hơn là thỏa mãn tức thì với những món đồ rẻ tiền. Sự chờ đợi sẽ luôn là xứng đáng để nhận đúng thứ bạn muốn nhất.
Càng sớm tiết kiệm – càng sớm an nhàn
Thuật ngữ “tài chính cá nhân” đề cập đến cách mà chúng ta quản lý tiền và lập kế hoạch cho tương lai của mình. Hãy dành thời gian để cân đối thu nhập so với chi phí, từ đó chi tiêu trong khả năng của mình và sắp xếp các dự định, kỳ vọng trong cuộc sống của chúng ta hợp lý hơn .
Ngoài lập kế hoạch cho tương lai, hãy bắt đầu bỏ tiền ngay hôm nay cho các mục tiêu tiết kiệm, bao gồm cả việc nghỉ hưu, giải trí và các mục đích khẩn cấp. Tiết kiệm kể cả khi còn trẻ, thậm chí tiết kiệm ở độ tuổi 20, sẽ khiến chúng ta cảm thấy an tâm và sống ung dung hơn. Ngoài ra, có một con số tiết kiệm nhất định sẽ cho chúng ta khả năng thay đổi lối sống bất cứ khi nào ta muốn, nhưng những người không có quỹ tiết kiệm thì không thể. Đối với tiết kiệm, càng sớm sẽ càng tốt.
Đầu tư cho bản thân là một dạng đầu tư lâu dài và sinh lợi
Đầu tư cho bản thân là một cách đầu tư hiệu quả và mang tính bền vững dài lâu. Nên dù là ở bất cứ thời điểm hay lứa tuổi nào đi nữa thì việc này cũng là điều cần thiết. Bài học “đắt” nhất dành cho chúng ta ở mọi lứa tuổi chính là học cách quản lý tài chính cá nhân, tiêu bao nhiêu cho hiện tại và giữ bao nhiêu cho tương lai. Và đặc biệt, đầu tư nhiều hơn vào những trải nghiệm bản thân như du lịch, học tập và xây dựng lối sống lành mạnh sẽ luôn là cách tốt nhất giúp mỗi người chúng ta nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như ngày càng tiến gần hơn với phiên bản tốt nhất của chính mình.
Phiên bản mới nhất đôi khi không phải là thứ bạn cần phải có
Hầu hết những người kiếm được nhiều tiền hơn cuối cùng lại tiêu nhiều tiền hơn. Đây là một hiện tượng nguy hiểm tiềm tàng được gọi là “lạm phát lối sống”. Đừng mải mê chạy theo những món đồ công nghệ cao, hay theo đuổi các phiên bản giầy dép giới hạn và đắt đỏ mà quên rằng chúng chính là tiêu sản, không phải là tài sản của chúng ta. Ngay cả các triệu phú khi đứng trước quyết định mua một món hàng đắt tiền nào đó, họ sẽ thường cho phép bản thân suy nghĩ một ngày trước khi thực sự đưa ra quyết định. Nếu cảm thấy không cần thiết, họ sẽ bỏ qua món hàng đó dù trước đó có mê mẩn đến đâu. Bởi vì đôi khi những thứ mới mẻ và đắt đỏ chưa chắc là những món đồ phù hợp với bạn.
Không phải ai cũng có thể hiểu và nắm bắt được hoàn toàn quy luật của đồng tiền. Nhưng hiểu rõ những điều này càng sớm sẽ giúp chúng ta dễ dàng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, cũng như tiết kiệm cho gia đình và đóng góp vào xã hội.
Bên cạnh đó, một cách đầu tư vào bản thân được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay là tham gia bảo hiểm nhân thọ. Với các tính năng bảo vệ, tích lũy và đầu tư, loại bảo hiểm này có thể tạo ra một nền tảng tài chính vững vàng, vừa giảm áp lực chi phí khám chữa bệnh, bảo vệ trước rủi ro sức khỏe, vừa dự phòng cho tương lai và nâng mức tài sản. Nếu tham gia bảo hiểm càng sớm, bạn càng được bảo vệ lâu dài và hưởng nhiều quyền lợi. Vì vậy, với “tấm vé phòng thân” này, bạn hoàn toàn có thể thoải mái tận hưởng trọn vẹn cuộc sống, sống hết mình và làm những điều mình muốn.
Các giải pháp tích lũy tài chính và bảo vệ toàn diện trước rủi ro
>>> Xem thêm:
-
4 chỉ số giúp bạn quản lý tài chính một cách dễ dàng
-
3 ứng dụng điện thoại hữu ích cho việc quản lý chi tiêu
-
Bỏ túi nhanh bí quyết quản lý tài chính cho Gen Z
Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính