Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động cần thực hiện đóng thuế theo quy định nhà nước. Trong đó, nắm rõ được cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp đơn vị chủ động hơn khi chuẩn bị tài chính. VNCB sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế TNDN và các thông tin liên quan qua nội dung dưới đây.
Tìm hiểu thuế Thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) được trực thu dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp. Trong đó, cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định rõ và người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Mỗi đơn vị kinh doanh sẽ có mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau tùy theo.
Những đối tượng cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định Luật thuế TNDN thì các đối tượng sau khi phát sinh thu nhập chịu thuế cần nộp thuế cho nhà nước:
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không tại Việt Nam.
- Đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị ngoài công lập có thực hiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Tổ chức có hoạt động kinh doanh, sản xuất khác có thu nhập chịu thuế theo quy định Nhà Nước Việt Nam.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay
Dưới đây là các thông tin cơ bản về cách tính thuế TNDN theo quy định mới nhất để bạn đọc tham khảo. Bạn cần hiểu rõ các thành phần của công thức tính thuế để áp dụng chính xác.
Công thức của cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) X (Thuế suất).
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Các khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập miễn thuế + Khoản lỗ được kết chuyển).
- Thuế suất tính thuế TNDN nhìn chung là 20%. (Trừ doanh nghiệp hoạt động khai khoáng thì mức thuế suất là 32% – 50%). Ngoài ra, các ngành nghề ưu đãi đầu tư sẽ có mức thuế suất có thể là 10%.
Dựa trên cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp để đơn vị ước tính được số thuế phải nộp cho Cơ quan thuế.
Các khoản lỗ được kết chuyển là gì?
Hạng mục này chính là sự chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, không bao gồm khoản lỗ kết chuyển từ năm trước. Nếu đơn vị quyết toán thuế bị lỗ cả năm sẽ chuyển liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế năm sau sao cho không quá 5 năm tính từ khi phát sinh lỗ.
Thu nhập được miễn thuế TNDN
Các loại thu nhập được miễn thuế TNDN thường gặp như sau:
- Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
- Thu nhập từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ
- Thu nhập từ kinh doanh sản xuất trong đó >30 % người lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV
- Thu nhập từ dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
- Thu nhập từ việc góp vốn, mua cổ phần, liên doanh doanh nghiệp trong nước.
- Tài trợ cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, nhân đạo…
- Thu nhập từ mảng tín dụng đầu tư, xuất khẩu,… do Nhà nước giao.
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn…
Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm những loại sau:
- Thu nhập từ chuyển giao vốn, chuyển nhượng BĐS
- Thu nhập từ quyền sở hữu tài sản, cho thuê, thanh lý tài sản
- Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, tiền cho vay, bán ngoại tệ hay khoản dự phòng.
- Thu khoản nợ khó đòi đã xóa và nay đòi được, khoản nợ phải trả không xác định chủ
- Khoản thu nhập có từ năm trước bị sót hay hoạt động kinh doanh không thuộc lãnh thổ Việt Nam…
Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền đạt được từ việc bán hàng hóa, gia công, cung cấp dịch vụ. Trong đó bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp hưởng lợi không phân biệt thu được tiền hay chưa.
Chi phí được trừ
Đây là những khoản thực chi phát sinh trong kinh doanh sản xuất có minh chứng đầy đủ bằng hóa đơn, giấy tờ. Đối với hóa đơn mua hàng, dịch vụ từng lần có giá trị > 20 triệu đồng cần phải có chứng từ thanh toán giao dịch trực tuyến.
Một số khoản chi không được trừ như sau:
– Khoản chi chưa đáp ứng đủ điều kiện chi phí được trừ như trên
– Chi khấu hao TSCĐ vượt mức quy định hiện hành.
– Chi khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng từ 9 tháng đối với hoạt động sản xuất theo mùa vụ. Thời gian tạm dừng 12 tháng trở lên đối với hoạt động sửa chữa, di dời địa điểm, bảo trì…
– Mua hàng hóa, dịch vụ tại hộ sản xuất dưới mức doanh thu chịu thuế GTGT là 100 triệu đồng/năm, không có hoá đơn.
– Chi tiền lương, tiền công cho người lao động không có đủ chứng từ thanh toán quy định.
– Chi trả trang phục người lao động trên 5 triệu đồng/người/năm
– Chi trả các khoản > 3 triệu/người/tháng như nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hay hoàn thuế
– Tiền phạt vi phạm hành chính.
Bạn cần biết: thẻ visa vietcombank là gì
Thủ tục tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Sau khi bạn đã biết cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và ước lượng số thuế thì cần nộp theo quy định.
Nơi nộp hồ sơ khai thuế TNDN
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế TNDN tại Cục, Chi cục thuế quản lý trực tiếp.
- Nếu đơn vị có cơ sở sản xuất hạch toán ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì nộp hồ sơ khai thuế cho 2 nơi.
Nơi nộp thuế TNDN
- Doanh nghiệp nộp thuế TNDN tại địa phương có trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Nếu đơn vị có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở thành phố trực thuộc Trung ương khác thì nộp thuế ở nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất.
Thời hạn nộp thuế TNDN
- Tạm nộp thuế TNDN hàng quý với thời hạn cuối là ngày 30 tháng đầu quý sau khi phát sinh nghĩa vụ.
- Kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh với thời hạn cuối là ngày thứ 10 tính từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN
- Quyết toán thuế TNDN với hạn cuối là ngày cuối cùng tháng thứ 3 tính từ khi kết thúc năm tài chính.
- Quyết toán giải thể có thời hạn cuối là ngày thứ 45 tính từ quyết định giải thể.
Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2023
Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý trong năm 2023 như sau:
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý IV năm 2022 chậm nhất là ngày 30/01/2023.
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý I năm 2023 chậm nhất là ngày 04/5/2023. Lý do bởi thời điểm quý I có các ngày lễ như 30/4, 1/5 nghỉ khá dài theo quy định Nhà Nước.
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý II năm 2023 là ngày 31/7/2023.
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý III năm 2023 chậm nhất là ngày 30/10/2023.
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý IV năm 2023 chậm nhất là ngày 30/01/2024.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi thuế TNDN áp dụng với các dự án đầu tư mới ở địa bàn khu vực khuyến khích đầu tư, sở hữu quy mô lớn. Nếu dự án đầu tư được cấp phép và thực hiện trong giai đoạn 2009-2013 chưa được hưởng ưu đãi thuế TNDN sẽ được hưởng ưu đãi từ năm 2015, trừ dự án sáp nhập và tái cơ cấu.
- Một số lĩnh vực được Nhà Nước Việt Nam khuyến khích đầu tư. Ví dụ như ngành giáo dục, y tế, văn hoá, công nghệ, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, lĩnh vực nông sản, phần mềm, năng lượng tái sinh, thủy hải sản…
- Những địa bàn được Nhà Nước khuyến khích đầu tư như đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu vực có điều kiện khó khăn…
- Quy mô dự án có tổng đầu tư > 6000 tỷ đồng, giải ngân tối đa 3 năm kể từ khi được cấp phép. Dự án có doanh thu tối thiểu là 10.000 tỷ đồng/năm hay số lượng lao động từ 3000 người kể từ năm thứ 4 hoạt động.
- Dự án quy mô vốn >12.000 tỷ đồng, giải ngân trong vòng 5 năm và sử dụng công nghệ cao được thẩm định.
- Các công ty sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng lao động nữ hoặc người dân tộc thiểu số.
Kê khai giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2023
Không chỉ cần biết cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị cũng nên tham khảo cách kê khai xin giảm thuế. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí khi hoạt động.
Các bước tiến hành kê khai giảm thuế TNDN cơ bản như sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế TNDN hàng quý. Bạn sẽ căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2022 và dự kiến doanh thu năm 2023 để tự xác định số thuế được giảm.
- Bước 2: Sau đó, bạn tiến hành kê khai giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Bạn sẽ kê khai theo mẫu tờ khai ban hành kèm Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
- Bước 3: Cuối cùng là bước xác nhận kết quả của cơ quan có thẩm quyền. Đơn vị có thẩm quyền sẽ xác định doanh nghiệp có thuộc nhóm được giảm thuế hay không và thông báo cho doanh nghiệp biết rõ.
Bài viết chia sẻ đến bạn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất. Thông qua đó, bạn đã nắm bắt được phần nào về mức thuế doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp cho nhà nước. Nếu trong quá trình thực hiện bạn còn vướng mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ VNCB ngay nhé.
Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính