[Mới nhất 2024] Cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác từ tiền lương, tiền công

Published:

Mỗi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải đóng thuế cho nhà nước. Vậy dựa theo luật pháp hiện tại, người ta sử dụng công thức nào để tính thuế? Tham khảo bài viết này cùng VNCB, để tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác từ tiền lương, tiền công năm 2024 nhé. 

Xác định mức thu nhập phải nộp thuế

Mỗi người lao động sẽ nhận được mức lương phù hợp với năng lực của mình. Trong xã hội hiện tại không phải thu nhập của ai cũng giống ai mà có sự khác nhau rõ rệt. Tùy vào từng mức lương sẽ chịu khoản thuế thu nhập tương ứng:

Với những cá nhân có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu phát sinh mức lương > 0. Nhưng cần xét thêm điều kiện về khoản giảm trừ thuế sau:

  • Giảm trừ thuế đối với người thực hiện nộp thuế: 11.000.000 đồng/tháng.
  • Giảm trừ thuế đối với những người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.

Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng kỳ hạn thấp hơn 3 tháng mà có phát sinh tổng thu nhập >= 2.000.000 đồng/tháng, phải chịu mức thuế là 10%/thu nhập. Trừ khi bạn cam kết đúng với hai trường hợp là:

  • Chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất tại doanh nghiệp đang trả lương cho bạn.
  • Có người phụ thuộc và sau khi giảm trừ gia cảnh thì mức thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế.

muc-thu-nhap-chiu-thue

Cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác nhất

Sau đây là các cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đang được áp dụng phổ biến theo đúng pháp luật. Mức tính thuế có sự khác nhau theo từng đối tượng, trong bài viết này sẽ phân ra thành 2 loại là đối tượng cư trú và không cư trú.

Đối với cá nhân cư trú

Làm sao để xác định được cá nhân đó có phải là người cư trú không? Mức tính thuế thu nhập cá nhân đối với họ có đặc điểm gì? Cá nhân cư trú được hiểu là những người đáp ứng được một trong hai điều kiện:

  • Là người có mặt tại Việt Nam không ít hơn 183 ngày nếu tính theo một năm dương lịch, hoặc phải ở đủ 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt.
  • Có nơi ở và ở thường xuyên tại Việt Nam. Đó có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc bạn sở hữu hợp đồng thuê mua nhà có kỳ hạn.
Xem thêm:  Bạn chọn thu nhập chủ động hay thu nhập thụ động?

Các cá nhân này khi phát sinh thu nhập từ tiền công, tiền lương dù được trả trong nước hay ngoài nước đều phải chịu thuế thu nhập theo quy định hiện hành.

thue-thu-nhap-ca-nhan

Đối với cá nhân có hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên

Sau đây là cách tính thuế TNCN với người đang cư trú và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế * Mức thuế suất phải chịu

Trong đó 

  • Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ thuế theo quy định
  • Khoản thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập nhận được trong tháng – Các khoản được miễn thuế

Bạn có thể sử dụng công thức tính thuế thu nhập cá nhân excel hoặc trên máy tính cầm tay, hay thông qua các trang web hỗ trợ tính nhanh chóng

Đối với cá nhân không có HĐLĐ hoặc HĐ dưới 3 tháng

Đối với cá nhân cư trú nhưng không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng sẽ tính thuế theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 thuộc Thông tư số 111/2013/TT-BTC: Mức khấu trừ thuế theo 10%/tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động, lưu ý tổng thu nhập phải từ 2.000.000 đồng/lần trở lên mới tính.

Trong đó, tiền lương, tiền thù lao hay tiền chi trả khác gồm các phần như sau: 

    • Tiền hoa hồng phát sinh khi bán hàng hoặc môi giới, tiền nhuận bút, tham gia biểu diễn tại các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tiền dịch vụ quảng cáo,…
    • Tiền cá nhân nhận được từ việc tham gia hiệp hội kinh doanh, là người trong hội đồng quản trị, bản kiểm soát, quản lý dự án,…
Xem thêm:  Làm sao đầu tư khi chưa có gì trong tay

Mức thuế phải trả = Tổng thu nhập *10%